Chuẩn bị: Ba ống nghiệm (1), (2), (3) chứa NO2 (có màu giống nhau), một cốc nước nóng

267

Với giải Thí nghiệm 1 trang 11 Hoá học 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 11. Mời các bạn đón xem:

Chuẩn bị: Ba ống nghiệm (1), (2), (3) chứa NO2 (có màu giống nhau), một cốc nước nóng

Thí nghiệm 1 trang 11 Hoá học 11: Chuẩn bị: Ba ống nghiệm (1), (2), (3) chứa NO2 (có màu giống nhau), một cốc nước nóng (70 – 80 oC) và một cốc nước đá.

Tiến hành: Ống nghiệm thứ nhất (1) được để ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 oC). Ống nghiệm thứ hai (2) được nhúng vào cốc nước nóng. Ống nghiệm thứ ba (3) được nhúng vào cốc nước đá.

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng và giải thích.

Biết NO2 có thể chuyển hoá thành N2O4 theo phản ứng thuận và ngược lại N2O4 có thể chuyển lại thành NO2 theo phản ứng nghịch. Quá trình này được biểu diễn theo phản ứng thuận nghịch sau:

2NO2(g)             N2O4(g)       ΔrH298o=58kJ    (8)

                    màu nâu đỏ            không màu

Chú ý an toàn: Khí NO2 độc nên tránh hít phải khí NO2. Nên làm thí nghiệm này trong tủ hốt.

Lời giải:

Hiện tượng:

Ống nghiệm thứ hai (2) nhúng vào cốc nước nóng, hỗn hợp trong ống nghiệm có màu đậm dần lên.

+ Ống nghiệm thứ ba (3) nhúng vào cốc nước đá, hỗn hợp trong ống nghiệm trở nên nhạt màu hơn.

Giải thích:

2NO2(g N2O4(g)       

ΔrH298o=58kJ<0 Chiều thuận toả nhiệt.

+ Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tức chiều phản ứng thu nhiệt) nên hỗn hợp có màu nâu đậm hơn.

+ Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (tức chiều phản ứng toả nhiệt) nên hỗn hợp trở nên nhạt màu hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá