GDCD 8 (Cánh diều) Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu | Giáo dục công dân 8

876

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải GDCD 8 (Cánh diều) Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu | Giáo dục công dân 8 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách giáo khoa Giáo dục công dân 8 Bài 8 từ đó học tốt môn Giáo dục công dân lớp 8.

GDCD 8 (Cánh diều) Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu | Giáo dục công dân 8

Mở đầu trang 50 Bài 8 GDCD 8: Giả định mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng tiền tiêu vặt. Em sẽ chi tiêu cho những khoản nào? Theo em, làm thế nào để chi tiêu hiệu quả số tiền đó?

Trả lời:

- Nếu mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng, em sẽ chi tiêu số tiền đó vào các việc sau:
+ Mua sách, vở, đồ dùng học tập (khi cần thiết).

+ Tiết kiệm một khoản tiền nhỏ để mua quà tặng người thân, bạn bè vào những dịp đặc biệt (ví dụ: sinh nhật,…).

+ Dùng một khoản nhỏ để phục vụ nhu cầu giải trí (ví dụ: mua đồ chơi/ truyện tranh,…)

- Để chi tiêu hiệu quả số tiền đó, em cần phải:

+ Thiết lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp

+ Rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí

+ Giữ thái độ quyết tâm thực hiện kế hoạch chi tiêu đã đề ra.

1. Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu

Khám phá trang 51 GDCD 8: Em hãy quan sát mỗi hình ảnh và cho biết bạn học sinh nào chi tiêu có kể hoạch. Theo em, chi tiêu có kế hoạch sẽ mang lại lợi ích gì cho các bạn học sinh đó?

Em hãy quan sát mỗi hình ảnh và cho biết bạn học sinh nào chi tiêu có kể hoạch (ảnh 1)

Trả lời:

- Xác định các nhân vật chi tiêu có kế hoạch:

+ Tranh số 1: cả 2 bạn học sinh trong tranh đều chưa biết cách chi tiêu hợp lí.

+ Tranh số 2: nhờ chi tiêu hợp lí mà bạn học sinh nam đã tiết kiệm thêm được 100.000 đồng.

+ Tranh số 3: bạn học sinh nữ đã biết chi tiêu hợp lí, bạn ấy chỉ chi tiêu, mua những mặt hàng cần thiết.

+ Tranh số 4: cả 2 bạn học sinh trong bức tranh đều biết chi tiêu hợp lí.

- Ý nghĩa: nhờ có kế hoạch chi tiêu hợp lí, nên các bạn học sinh đã: cân đối được tài chính; tránh chi tiêu những khoản chi tiêu không cần thiết và tăng thêm khoản tiền tiết kiệm.

Khám phá trang 51 GDCD 8: Em hãy cho biết vì sao mỗi người cần phải lập kế hoạch chi tiêu. Nếu chúng ta chi tiêu không có kế hoạch thì có thể rơi vào những hoàn cảnh nào?

Em hãy cho biết vì sao mỗi người cần phải lập kế hoạch chi tiêu (ảnh 1)

 

Trả lời:

- Mỗi người cần phải lập kế hoạch chi tiêu, vì:

+ Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp chúng ta cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí; tránh được các khoản chi tiêu không cần thiết;

+ Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch chi tiêu cũng giúp mỗi cá nhân có thể tăng khoản tiết kiệm, chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai.

- Nếu chúng ta chi tiêu không có kế hoạch thì có thể rơi vào những hoàn cảnh nợ nần, túng thiếu tài chính khi phải ứng phó với các tình huống bất trắc.
2. Cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu

Khám phá trang 53 GDCD 8: Theo em, bạn Hà trong trường hợp 1 lập kế hoạch chi tiêu gồm mấy bước? Em hãy đặt tên cho từng bước trong kế hoạch chi tiêu đó.

Theo em, bạn Hà trong trường hợp 1 lập kế hoạch chi tiêu gồm mấy bước (ảnh 1)

Trả lời:

- Trong Trường hợp 1, bạn Hà lập kế hoạch chi tiêu gồm 5 bước.

- Đặt tên cho các bước lập kế hoạch chi tiêu:

+ Bước 1. Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền hiện có

+ Bước 2. Xác định các khoản cần chi;

+ Bước 3. Thiết lập nguyên tắc thu, chi;

+ Bước 4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu;

+ Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp.

Khám phá trang 53 GDCD 8: Em có nhận xét gì về thói quen chi tiêu của bạn An trong trường hợp 2? Từ đỏ, em hãy rút ra bài học về cách rèn luyện để tạo thói quen chi tiêu hợp lí cho bản thân.

Em có nhận xét gì về thói quen chi tiêu của bạn An trong trường hợp 2 (ảnh 1)

Trả lời:

- Nhận xét: thói quen chi tiêu của bạn An có những điểm hợp lí nhưng cũng còn tồn tại một số hạn chế.

+ Điểm hợp lí thể hiện ở việc: (1) bạn An đã biết cách thống kê các khoản thu - chi trong 1 tháng của bản thân; (2) chia khoản tiền hiện có thành các mục nhỏ, như: mua đồ ăn sáng; mua đồ dùng học tập; giải trí, thiện nguyện và tiết kiệm.

+ Điểm hạn chế: (1) chưa xác định được những khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu; (2) chưa đặt ra mục tiêu tiết kiệm cụ thể cho từng tháng; (3) khoản chi cho nhu cầu giải trí ở tháng 2 quá lớn (chiếm tới 40% tổng số tiền mà bạn hiện có); (4) bạn An còn chi tiêu tùy hứng, kế hoạch chi tiêu chưa cụ thể (tháng 1 chỉ dành 20.000 đồng cho mục đích giải trí; nhưng tháng 2, An dành tới 120.000 đồng để giải trí)

- Bài học cho bản thân:

+ Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

+ Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

+ Chỉ mua những thứ cần thiết, trong khả năng chi trả của bản thân.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 53 GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.

B. Khi ai đó rơi vào nợ nần, nếu biết lập kế hoạch chi tiêu và cân đối thu chi hợp lí thì có thể thoát khỏi tình trạng đó.

C. Lập kế hoạch chi tiêu làm cho việc sử dụng tiền không được thoải mái.

D. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta có thể chủ động trong những hoàn cảnh bất ngờ phát sinh.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ giúp chúng ta cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí; tránh được các khoản chi tiêu không cần thiết;

- Ý kiến b) Đồng tình. Khi lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp, chúng ta có thể phân bổ nguồn tiền một cách hợp lí, giúp thoát khỏi tình trạng nợ nần.

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ đem đến cho các cá nhân nhiều lợi ích lớn.

- Ý kiến d) Đồng tình. Vì: lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ giúp chúng ta có thể tăng khoản tiền tiết kiệm để dự phòng cho những trường hợp rủi ro phát sinh.

Luyện tập 2 trang 54 GDCD 8: Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong những trường hợp dưới đây:

a. Lan có thói quen ghi chép lại các khoản thu chỉ của mình để đảm bảo cân đối giữa thu và chỉ, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền tiêu.

b. Thấy bạn thân hay mua đồ ăn vặt, Nam nhắc nhở và khuyên bạn không nên chi tiêu như vậy vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ.

c. Bạn H có thói quen chi tiêu không kiểm soát nên thường xuyên xin thêm tiền của bố mẹ.

d. Bạn Bình lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng. Sau một thời gian, Bình nhận thấy chỉ lớn hơn thu và đã xem lại phần chi tiêu của các tháng trước. Nhận ra một số khoản chỉ chưa hợp lí nên Bình cắt giảm ngay.

Trả lời:

- Trường hợp a) Nhận xét: bạn Lan đã thiết lập được cho mình một thói quen chi tiêu hợp lí. Thói quen chi tiêu này giúp Lan có thể cân đối tài chính, tránh chi tiêu vào những việc không cần thiết.

- Trường hợp b) Nhận xét: Bạn Nam đã biết cách chi tiêu hợp lí; đồng thời, hành động của Nam còn cho thấy, bạn ấy có sự quan tâm tới bạn bè và có ý thức giữ gìn sức khỏe

- Trường hợp c) Nhận xét: Bạn H chưa biết cách lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng: chưa hết tháng H đã hết tiền tiêu.

- Trường hợp d) Nhận xét: Bạn Bình đã biết cách điều chỉnh thói quen chi tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Luyện tập 3 trang 54 GDCD 8: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

a. Thu nhập của anh trai bạn X tương đối cao nhưng tháng nào chi tiêu cũng không đủ. Cuối tháng, anh của X thường xuyên phải mua hàng chịu rồi đầu tháng có lương thanh toán sau.

Nếu em là X, em sẽ khuyên anh trai như thế nào?

b. Hễ có tiền là K tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, K lại đua dòi, xin tiền bố mẹ để mua bằng được. Thấy K nhiều lần mua đồ chỉ chơi một lần là chán, có nhiều thứ còn chưa dùng đến, bạn thân khuyên K không nên lãng phí như vậy nhưng K không nghe.

Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của K. Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?

Trả lời:

- Trả lời câu hỏi tình huống 1: Nếu là X, em sẽ khuyên anh trai nên: lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí, ví dụ như:

+ Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm; từ đó xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

+ Chỉ mua những thứ cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân.

+ Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

+ Chỉ vay tiền khi thực sự cần thiết và phải trả đúng hạn.

- Trả lời câu hỏi tình huống 2:

+ Nhận xét: bạn K chưa biết cách chi tiêu hợp lí, lãng phí tiền vào việc mua đồ chơi.

+ Lời khuyên: K nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn.

Luyện tập 4 trang 54 GDCD 8: Em hãy nêu những thói quen chi tiêu không hợp lí mà em biết và đề xuất cách khắc phục.

Trả lời:

- Một số thói quen chi tiêu không hợp lí:

+ Chi tiêu tùy hứng, không có kế hoạch cụ thể.

+ Mua tất cả những thứ mình thích.

+ Chi tiêu vượt quá khả năng chi trả của bản thân.

+ Chỉ lựa chọn mua những mặt hàng giá rẻ, chất lượng thấp, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

+ Liên tục vay tiền người thân, bạn bè nhưng không có kế hoạch trả nợ hoặc trả không đúng hạn.

- Biện pháp khắc phục:

+ Xác định mục tiêu và lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân.

+ Rèn luyện các kĩ năng, thói quen chi tiêu hợp lí.

+ Có thái độ quyết tâm thực hiện mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.

Luyện tập 5 trang 54 GDCD 8: Em hãy lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng của bản thân cho hợp lí.

Trả lời:

Lưu ý: Học sinh có thể tham khảo kế hoạch chi tiêu sau đây:

* Mục tiêu: Chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.

* Các bước lập kế hoạch:

- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có

+ Mục tiêu: chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.

+ Thời gian thực hiện: 1 tháng

+ Nguồn lực hiện có: tiền bố mẹ cho để ăn sáng và tiêu vặt hàng tháng (500.000 đồng); tiền thu được từ việc thu gom, bán phế liệu (50.000 đồng)

Bước 2: Xác định các khoản cần chi

+ Khoản chi cố định: ăn sáng, mua nước uống, mua vở, bút,...

+ Khoản chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: mua truyện, sách tham khảo…

+ Khoản chi phát sinh: quà mừng sinh nhật, liên hoan bạn bè,....

+ Tiết kiệm dự phòng....

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi

+ Chi tiêu thiết yếu: 65% (khoảng 357.500 đồng)

+ Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: 15% (khoảng 82.500 đồng).

+ Chi phí phát sinh: 10% (khoảng 55.000 đồng)

+ Tiết kiệm dự phòng: 10% (khoảng 55.000 đồng)

- Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu

- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 54 GDCD 8: Em hãy thực hiện kế hoạch chi tiêu đã đề ra ở bài luyện tập 5.

Trả lời:

(*) Học sinh tự thực hiện

Vận dụng 2 trang 54 GDCD 8: Em hãy sưu tầm công cụ ứng dụng giúp chi tiêu hợp lí và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Một số ứng dụng giúp quản lí chi tiêu: Money Manage; Money Love; Spendee; Misa Money Keeper; Pocket Guard,….

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6. Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 7. Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá