GDCD 8 (Cánh diều) Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | Giáo dục công dân 8

499

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải GDCD 8 (Cánh diều) Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | Giáo dục công dân 8 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách giáo khoa Giáo dục công dân 8 Bài 9 từ đó học tốt môn Giáo dục công dân lớp 8.

GDCD 8 (Cánh diều) Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | Giáo dục công dân 8

Mở đầu trang 55 Bài 9 GDCD 8: Em hãy cho biết những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và hoá chất độc hại trong các hình ảnh dưới đây có thể gây ra những tai nạn nào.

Em hãy cho biết những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và hoá chất độc hại trong các hình ảnh dưới đây có thể gây ra những tai nạn nào (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình 1 (bom, đạn); hình  2 (pháo), hình 3 (bình gas): có thể gây ra các tai nạn cháy, nổ

- Hình 4 (hóa chất độc hại): có thể gây các tai nạn liên quan đến ngộ độc hóa chất.

1. Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại và nguy cơ dẫn đến tai nạn

Khám phá trang 56 GDCD 8: Em hãy xác định các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn trong từng hình ảnh trên

Em hãy xác định các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn trong từng hình ảnh trên (ảnh 1)

Trả lời:

+ Hình 1 (nghe điện thoại tại trạm bơm xăng, dầu) => có thể dẫn đến tai nạn cháy, nổ.

+ Hình 2 (thu mua và cưa các loại bom, mìn) => có thể dẫn đến tai nạn cháy, nổ.

+ Hình 3 (sử dụng điện thoại khi đang sạc) => có thể dẫn đến tai nạn cháy, nổ.

+ Hình 4 (thực hiện thí nghiệm với các chất dễ cháy) => có thể dẫn đến tai nạn cháy, nổ.

+ Hình 5 (hái nấm lạ trong rừng) => có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Khám phá trang 56 GDCD 8: Em hãy kể thêm các hành động khác có nguy cơ xảy ra tai nạn do vũ khi, cháy, nổ và chất độc hại.

Em hãy kể thêm các hành động khác có nguy cơ xảy ra tai nạn do vũ khi, cháy, nổ và chất độc hại (ảnh 1)

Trả lời:

Một số hành động khác có thể gây nguy cơ xảy ra tai nạn:

+ Hút thuốc lá tại trạm bơm xăng, dầu.

+ Đốt nhang, vàng mã,…

+ Để các chất hoặc nguyên liệu dễ cháy gần khu vực bếp nấu ăn.

+ Không khóa bình gas sau khi sử dụng.

+ Các thiết bị điện trong gia đình kém chất lượng hoặc hoạt động quá công suất dẫn đến cháy, chập điện.

+ Sử dụng hóa chất hoặc chất phụ gia, phẩm màu trong chế biến và bảo quản thực phẩm

+ Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học không đúng quy định.

+ …

2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại

Khám phá trang 57 GDCD 8: Em hãy nêu hậu quả của các vụ tai nạn trong những trường hợp trên

Em hãy nêu hậu quả của các vụ tai nạn trong những trường hợp trên (ảnh 1)

Trả lời:

- Trường hợp 1. Việc vợ chồng anh D tiến hành sang chiết gas đã dẫn đến hậu quả:

+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của vợ chồng anh D và những người xung quanh.

+ Gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình anh D và những gia đình xung quanh.

+ Gây tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Trường hợp 2. Việc anh H tự ý chế tạo pháo đã dẫn đến hậu quả: gây tử vong cho anh H và thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.

- Trường hợp 3. Việc chị Q dùng thuốc diệt cỏ dạng nước để diệt cô trùng đã vô tình dẫn đến hậu quả: gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng cho con trai chị Q

Khám phá trang 57 GDCD 8: Em hãy kể thêm hậu quả của tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại mà em biết.

Em hãy kể thêm hậu quả của tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại mà em biết (ảnh 1)

Trả lời:

Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại:

+ Tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng.

+ Thiệt hại về tài sản, kinh tế của cá nhân, gia đình, xã hội.

+ Gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

3. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Khám phá trang 59 GDCD 8: Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét việc thực hiện những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại của các chủ thể trong từng trường hợp trên.

Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét việc thực hiện những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại (ảnh 1)

Trả lời:

- Trường hợp 1.

+ Khi phát hiện vật thể lạ giống với quả bom, Ông D đã có hành vi: không khai báo với các cơ quan chức năng; cất giấu và có ý định đem đi bán để lấy tiền. Hành vi này của ông D đã vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 13 thuộc Điều 5 của Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ năm 2017.

+ Phát hiện ra hành vi sai trái của ông D, anh K đã báo cáo với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an toàn cho các gia đình xung quanh. Hành vi này của anh anh K là đúng với quy định của pháp luật. Chúng ta cần khuyến khích, cổ vũ và học tập theo hành vi của anh K.

- Trường hợp 2.

+ Sự bất cẩn của H đã gây ra tai nạn cháy. Khi đám cháy xuất hiện, H đã nhanh chóng hô hoán, cầu cứu và cảnh báo mọi người. Hành động hô hoán của H đã cho thấy H có ý thức phòng chống tai nạn cháy, nổ.

+ Khi nghe thấy lời hô hoán của H, mọi người xung quanh đã kéo đến và kịp thời giúp đỡ H dập tắt đám cháy. Hành động này của người dân xung quanh là phù hợp với quy định của pháp luật.

- Trường hợp 3. Bà A đã sử dụng một số loại hoá chất cấm trong chế biến thực phẩm nhằm thu được nhiều lợi nhuận trong kinh doanh. Hành vi này của bà A đã vi phạm quy định tại khoản 3 điều 7 Luật Hóa chất năm 2007. Đây cũng là hành vi đáng bị lên án và xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Khám phá trang 60 GDCD 8: Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của anh M trong trường hợp trên.

Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của anh M trong trường hợp trên (ảnh 1)

Trả lời:

Anh M đã có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ. Chúng ta cần khuyến khích, cổ vũ và học tập theo hành động của anh M.

Khám phá trang 60 GDCD 8: Nếu là K trong tình huống trên, em sẽ giải thích như thế nào để em của K hiểu và sử dụng ẩm điện an toàn?

Nếu là K trong tình huống trên, em sẽ giải thích như thế nào để em của K hiểu và sử dụng ẩm điện an toàn (ảnh 1)

Trả lời:

Nếu là K, em sẽ:

- Giải thích cho em trai hiểu: tuy ấm điện có chế độ tự ngắt khi sôi, nhưng vẫn có một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra, chẳng hạn như:

+ Tính năng tự ngắt của ấm bị hỏng, không hoạt động.

+ Mực nước ở trong ấm vượt qua ngưỡng cho phép (ngưỡng max), khi đun sôi, nước sẽ trào ra, chảy vào các bộ phận bên trong ấm, gây chập mạch điện.

- Hướng dẫn em trai một số cách sử dụng ấm điện an toàn:

+ Không mở nắp trong khi ấm đang hoạt động.

+ Chỉ sử dụng ấm siêu tốc để đun nước; không sử dụng với mục đích khác (ví dụ: luộc trứng, nấu canh,…)

+ Đổ nước đúng giới hạn cho phép (không thấp quá ngưỡng min và không vượt quá ngưỡng max).

+ Không sử dụng ấm siêu tốc đã bị hỏng chế độ tự động ngắt điện.

+ Rút phích cắm của ấm sau khi đã sử dụng.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 60 GDCD 8: Theo em, hành vi nào sau đây vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? Vì sao?

A. Chị Y đã đốt phá rừng làm nương rẫy canh tác.

B. Ông T không sử dụng chất nổ trong đánh bắt cá.

C. Bà C ngâm trái cây trong chất bảo quản không rõ nguồn gốc và bán cho khách hàng.

D. Bạn M tham gia hoạt động tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ ở địa phương.

Trả lời:

- Những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là:

+ Hành vi a) Chị Y đã đốt phá rừng làm nương rẫy canh tác. Vì: hành vi của chị Y đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2013. Mặt khác, hành vi này cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến các cá nhân, cộng đồng và môi trường sinh thái.

+ Hành vi c) Bà C ngâm trái cây trong chất bảo quản không rõ nguồn gốc và bán cho khách hàng. Vì: hành vi của bà C đã vi phạm quy định tại khoản 3 điều 7 Luật Hóa chất năm 2007. Mặt khác, hành vi này cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Luyện tập 2 trang 61 GDCD 8: Gia đình H đã nhập một số hoá chất để phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Các hoá chất này dễ cháy, nổ có thể gây nguy hiểm cho mọi người. Tuy nhiên, sau khi mua về, mẹ H lại để các hoá chất gần khu vực bếp. Thấy vậy, H đã khuyên mẹ nên đưa các hoá chất ra chỗ khác để tránh nguy cơ cháy nổ.

a) Theo em, việc sắp xếp các hoá chất gần khu vực bếp của mẹ bạn H có thể gây ra những hậu quả gì và có vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, các chất độc hại không?

b) Em hãy cho biết việc làm của bạn H đã thực hiện trách nhiệm nào của công dân trong phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật.

Trả lời:

- Yêu cầu a)

+ Việc sắp xếp các hoá chất dễ cháy gần khu vực bếp của mẹ bạn H có thể gây ra tai nạn cháy, nổ. Để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như: nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của gia đình bạn H và những người xung quanh; thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình và xã hội; đồng thời gây ô nhiễm môi trường.

- Hành động của mẹ H đã vi phạm quy định tại khoản 5 điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2013.

- Yêu cầu b) Hành động của bạn H đã thể hiện các trách nhiệm sau của công dân:

+ Chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tuyên truyền và nhắc nhở cho người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Luyện tập 3 trang 61 GDCD 8: S và K cùng nhau tự chế súng đi săn. Tuy nhiên, do sơ suất, K đã làm nổ súng khiến S bị thương phải đưa đi cấp cứu.

Theo em, hành vi của K và S đã vi phạm quy định nào của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ?

Trả lời:

- Hành vi tự chế tạo vũ khí của K và S đã vi phạm quy định tại khoản 2 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.

Luyện tập 4 trang 61 GDCD 8: Anh A là công nhân làm việc tại tổ cơ khí của Công ty X. Khi tiến hành dùng máy hàn thổi lửa để cắt sắt, do không sử dụng các thiết bị bảo đảm an toàn phòng cháy nên lửa vảy hàn bắn vào các vật dụng dễ cháy và lan nhanh ra cả xưởng thiết bị của công ty.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, em hãy nhận xét hành vi của anh A.

Trả lời:

- Hành vi của anh A đã vi phạm quy định tại khoản 5 điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2013.

Luyện tập 5 trang 61 GDCD 8: Em hãy sưu tầm và kể về một tấm gương dũng cảm trong công tác phòng ngừa cháy nổ. Em học tập được gì từ tấm gương đó?

Trả lời:

(*) Tham khảo: anh Trung Văn Nam dũng cảm cứu em bé trong đám cháy ở Hà Nội

Trưa 12/1/2022, tại số nhà 107, ngõ 51 đường Lương Khánh Thiện, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đã xảy ra vụ hỏa hoạn. Phát hiện căn nhà bị cháy, anh Trung Văn Nam cùng với một số người dân xung quanh nhanh chóng chạy đến tìm cách dập lửa. Khi ngọn lửa bốc cháy, trong nhà có em Vũ Hải Yến đang bị mắc kẹt ở trên tầng tum.

Bất chấp hiểm nguy của bản thân anh Trung Văn Nam đã leo lên dùng chân đạp mạnh vào khung sắt và cố gắng kéo em Yến thoát ra khỏi ngôi nhà đang cháy dữ dội. Với lòng dũng cảm và quyết đoán, anh Nam đã cứu bé Yến thoát khỏi “lưỡi hái của tử thần” trong gang tấc.

Sau vụ việc, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội lan truyền những hình ảnh đẹp về hành động xả thân cứu người trong biển lửa của anh Nam khiến nhiều người cảm phục.

(*) Học tập:

- Cần chấp hành đúng quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ.

- Trang bị các kiến thức và kĩ năng cần thiết để ứng phó với tai nạn cháy, nổ.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 61 GDCD 8: Em hãy cùng các bạn vẽ tranh tuyên truyền hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10).

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Em hãy cùng các bạn vẽ tranh tuyên truyền hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10) (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 61 GDCD 8: Em hãy chia sẻ những việc làm của bản thân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật.

Trả lời:

- Những việc làm của bản thân em trong phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Khoá bình gas sau khi nấu ăn xong.

+ Cất gọn đồ đạc trong nhà, không để những chất hoặc những vật liệu dễ cháy ở gần khu vực bếp đun.

+ Tiết kiệm điện, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng để tránh tình trạng thiết bị điện bị quá tải, dẫn đến cháy, chập điện.

+ Sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng để nấu ăn.

+ Không sử dụng phẩm màu và các chất phụ gia trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.

+ Không ăn những thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng: ôi thiu, nấm mốc,…

+ Ghi nhớ các số điện thoại đường dây nóng để gọi điện yêu cầu hỗ trợ (trong trường hợp cần thiết). Ví dụ: số 114 (hỗ trợ cứu hỏa); 115 (hỗ trợ cấp cứu),…

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7. Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu

Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Đánh giá

0

0 đánh giá