Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Kết nối tri thức Ngữ văn 10

577

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời – Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức)

I. Tác phẩm Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời

1. Thể loạisử thi Ê-đê

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Sử thi Ê-đê, Khan Đăm Săn và Khan Đăm Kteh Mlan, tập II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 66 – 72

3. Phương thức biểu đạttự sự, miêu tả

4. Tóm tắt tác phẩm Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời

 Sau khi giành chiến thắng Mtao Grự và Mtao Mxây để giải cứu Hơ Nhị, Hơ Bhị, Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu mạnh, vang danh đến thần, tiếng tăm lừng lẫy khắp núi rừng. Tuy nhiên, vị tù trưởng này vẫn quyết tâm ra đi để chinh phục Nữ thần Mặt Trời, muốn bắt nàng về làm vợ lẽ cho mình, để “từ người Ê-đê bên bờ sông cho đến người Mnông ở dưới thấp không còn một ai dám trái lời”, không một tù trưởng nào có thể sánh với chàng. Chàng đã một mình đi suốt nhiều ngày liền, băng rừng vượt núi để đến nhà Nữ thần Mặt Trời, tuy nhiên chàng đã bị từ chối. Đăm Săn ngang nhiên ra về, mặc cho Nữ thần Mặt Trời cảnh báo chàng sẽ chết khi mặt trời lên. Trên đường về, cả người và ngựa của Đăm Săn đều bị lún đầm lầy

Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời

- Phần 1 Từ đầu… cho diêng của ta nào!Đăm Săn định đi tìm nữ thần mặt trời

- Phần 2 Tiếp theo… chàng nhảy lên ngựa ra đi: Hành trình tìm đường đến nhà Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn

- Phần 3 còn lại: Cảnh Đăm Săn trở về và phá gánh chịu hậu quả là hình phạt của thần Trời và thần Đất

6. Giá trị nội dung tác phẩm Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời

- Thể hiện tinh thần dũng cảm, can đảm lạc quan và có chút liều lĩnh của Đăm Săn

- Tác phẩm cũng cho thấy tinh thần chinh phục và quyết tâm đạt được ước mơ của con người thể hiện ở người anh hùng Đăm Săn

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời

- Ngôn từ, giọng điệu đặc trưng của sử thi

- Giọng kẻ là sự kết hợp của văn xuôi và văn vần

- Sử dụng nhiều thành ngữ, điền cố

- Ngôn từ rõ ràng, súc tích, sử dụng hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời

1. Tình huống truyện

- Sau khi Đăm Săn thắng trận và trở thành tù trưởng chàng đi tìm nữ thần mặt trời

- Chàng đi gặp “ơ diêng” - người bạn, bằng hữu thân thiết của mình là Đăm Par Kvây để chia sẻ về ý định của mình

- Đăm Săn lên đường ra đi, đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời, vượt biết bao là rừng rậm núi xanh

- Chàng nói chuyện với Nữ Thần Mặt Trời về ý định cưới nàng làm người vợ lẽ của mình với thái độ rất kiên quyết và bị từ chối

- Đăm Săn ra về, nhưng ngựa của chàng bị lún dần xuống mặt đất và cuối cùng của người và ngựa đều chết chìm

- Những sự kiện trên cho thấy Đăm Săn là người anh hùng tiêu biểu của sử thi với những phẩm chất như dũng cảm, kiên cường, ý chí và nghị lực phi thường, có tài trí hơn người; có lý tưởng cao cả, khát vọng lớn lao.

- Đây đều là những phẩm chất tiêu biểu của người anh hùng trong sử thi.

2. Đặc trưng của sử thi từ tác phẩm

- Xuyên suốt tác phẩm là  các lời dẫn, lời miêu tả, lời thoại tiêu biểu gắn liền với nhân vật chính:

- Lời kể: “họ đi suốt tháng suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn ha hổn hển”, “bọn đàn ông con trai trong làng chạy ra tận giếng làng để xem, còn bọn đàn bà con gái thì đứng nhìn từ các sàn sân”,…

- Lời miêu tả: “Đăm Săn… đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa… tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy”, “người đi ra đi vào nhà trong nhà ngoài đưa mắt nhìn chàng, thấy chàng oai như một vị thần”,…

- Lời thoại:

  + “Mặc, diêng cứ để tôi làm bàn trang tôi san đường tôi đi. Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác”

  + “… thử hỏi có ai dám chống lại Đăm Săn này…”

  + “… có lấy được nàng tôi mới về”

   Đặc trưng của sử thi nêu rõ trong tác phẩm:

- Giọng kể văn xuôi xen lẫn văn vần: “Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh… là đẹp thật!”; “Đăm Săn xuống ngựa, tháo yên,… một ngôi nhà như vậy cả”

- Sử dụng yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ

- Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian

IV. Đọc tác phẩm Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

Sau khi đã chiến thắng Mtao Grự và Mtao Mxây để giải cứu Hơ Nhị, Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu mạnh, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi. Nhưng chàng vẫn quyết tâm đi hết tháng hết năm để chinh phục Nữ Thần Mặt Trời, để “từ người Ê-đê bên bờ sông cho đến người Mnông ở dưới thấp không còn một ai dám trái lời”, không một tù trưởng nào có thể sánh với chàng. Bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối, Đăm Săn kiên quyết ra về, mặc Nữ Thần Mặt Trời cảnh báo là chàng sẽ chết khi mặt trời lên.

1 Hai người ra đi. Mười ngày họ ngủ lại, sáu đêm họ nằm lại dọc đường. Họ đi suốt tháng suốt năm, lúc nghe sông nước vì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn hạ hổn hển.

Họ đến làng Đăm Par Ktây. Bọn đàn ông con trai trong làng chạy ra tận giếng làng để xem, còn bọn đàn bà con gái thì đứng nhìn từ các sàn sân. Ai ai cũng đã từng nghe đồn Đăm Săn là một tù trưởng giàu mạnh, đầu đội khăn nhiễu, vai mang núi hoa.

Đăm Săn đến bãi ven làng, rồi đến nhà Đăm Par Khây. Người trong nhà chạy xuống, kẻ giữ ngựa tháo yên, người đưa lời thăm hỏi. Chôm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây. Chàng giắt chà gạc lên, rồi ngồi xuống, trông nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung. Chàng nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy. Khắp các tù trưởng không một ai như chàng Đăm Săn cả!

Đăm Par Kvây – Ở các con, ở các con, đem gối ra cho diêng() của ta nào, đem chiếu đem chăn ra cho diêng của ta nào!

Tôi tớ trái dưới một chiếu trắng, trái trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi cho nhà tù trưởng. Rồi họ đem ra thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to, không còn sợ thiếu thuốc thiếu trầu cho Đăm Săn ăn, hút. Họ đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách. Họ đi lấy rượu, đem ra một chế tuk(?) da lươn, một ché êlalr3) Mnông, trên vẽ hoa kơ-ụ, dưới lượn hoa văn, tai ché hình mỏ vẹt xâu lỗ. Đó là những cái ché ngã giá phải ba voi. Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần. Cần cắm rồi, người ta mời Đăm Săn ngôi vào uống.

Đăm Săn ngồi vào uống, vừa uống vừa nói chuyện:

Đăm Par Kvây – Ở diêng, ở diêng rượu tôi đã cột, gà tôi đã đốt, cơm tôi đã dọn trong mâm đồng chậu thau, xin mời điêng đến ăn cho! Xin hỏi diêng đi có việc gì? Phải chăng đã có kẻ đến đánh diêng tại nhà, vậy diêng tại làng, bắt hết trai gái làng diêng đi rồi phải không?

Đăm Săn – Không phải thế đâu, diêng ơi. Tôi đi đây chẳng vì công này, cũng không vì việc nọ. Tôi đến rủ diêng, muốn cùng diêng mặt giáp mặt bàn xem chúng ta đi bắt Nữ Thần Mặt Trời có được hay không? 

Đăm Par Kvây – Ấy chết, diêng ơi! Rừng này nhiều cọp, đường này nhiều rắn, không ai vào bắt Nữ Thần Mặt Trời được đâu! Đường đi hải cà người ta trồng chống lớn, đường đi hái ớt người ta trồng chông nhỏ, người lớn đi chết đằng người lớn, nhà giàu đi chết đằng nhà giàu, dũng tướng đi chết đằng dũng tướng.

Đăm Săn - Người dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước há cũng không vào đó được sao! (Ông Đu, ông Điề) nghe được liền đét cho Đăm Săn một đét vào người). Diêng không cho tôi đi, cũng mặc. Tôi đã mang theo đây các ngải) từng giúp ông chúng tôi chiến thắng, những ngải cho sức mạnh chém tê giác dưới vực, giết hùm beo trên rừng. Để xem tê giác, hùm beo có chết dưới mũi giáo lưỡi gươm của Đăm Săn này hay không! Dù diêng có bảo đường đi lắm rết, nhiều bọ cạp, núi rừng đầy tê giác, hùm beo, chưa từng có ai đi vào đó, tôi cũng không nghe diêng đâu.

Đăm Par Kvây – Ối chao! Chết thật đó, diêng ơi! Nước thì nhiều đỉa, rừng thì nhiều vắt, người ta chưa hề đem nhau đi vào đó bao giờ. Ven rừng đầy xương người. Trong rừng đầy xương bò, xương trâu Biết bao tù trưởng nhà giàu, biết bao dũng tướng anh hùng đã bỏ mạng nơi đây. Rùng Đen đất nhão là nơi đã chôn vùi nhiều tù trưởng nhà giàu. Tôi cột diêng bằng thùng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng đi vào đấy đâu. Tôi xin cúng cầu phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một trâu, tôi không cho diệng đi vào rừng thiêng của Nhà Trời đâu. Ở đấy, chống lớn nhiều như lông nhím, chống nhỏ nhiều như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà vẹn toàn nữa là!

Đăm Săn – Mặc, diêng cứ để tôi làm bàn trang tôi san đường tôi đi ". Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết

tê giác.

Đăm Par Kvây – Giữ điêng, diêng không ở. Cầm diêng diêng không dùng. Vậy diêng định đốt đuốc ra đi trong đêm này ư?

Đăm Săn - Khắp vùng Ê-đề trên cao, Mnông dưới thấp, khắp tây đồng, thử hỏi còn ai dám chống lại Đăm Săn này, chống lại người tù trưởng giàu mạnh, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa này? Tôi không sợ đâu.

Đăm Par Kvây – Cột không dùng, giữ không ở, đốt đuốc ra đi giữa canh khuya, diêng hãy coi chừng kẻo rơi vào Rừng cỏ cần đất nhão. Rừng bà Sun Y Rít đó, diêng ơi!

Đến đây Đăm Par Krây quay gót trở về. Trời đã nửa đêm, gà đã te te gáy.

Đăm Par Kvây – – diêng, ở diêng, trời đã gần sáng mặt trời muốn ló lên rồi, diêng hãy thúc ngựa chạy nhanh giữa lúc trời còn tối, đất còn cúng. Có ánh mặt trời chiếu xuống là đất sẽ nhão ra. Rừng bà Sun Y Rít sẽ bắt đầu động đấy.

2 Thế là Đăm Săn ra đi. Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh, cỏ tranh xé tay, gửi mây đâm chân, không màng ăn uống. Chàng đi, đi mãi, rừng núi quạnh hiu, nắng như không, không như vắng. Nhưng rồi chàng cũng đến được bãi thả trâu bò, rồi bãi thả diều làng ông Đu, ông Điê. [...] Sau đó là cảnh người đi đi lại lại như trong sương mù. Chàng liền đến bờ rào làng xem thì thấy dưới giăng dây đồng, trên giăng dây sắt, cảnh làng người anh giữ mặt trời, người em giữ mặt trăng quả là đẹp thật! Chỗ hai anh em họ ở là một cánh núi ngăn một dòng nước đục chảy cho đến nơi đất giáp với trời. Chàng đi đến nhà cô gái không chồng, nàng Hơ Kung của chàng Y Đu, nàng thì đã vào ở giữa mặt trăng, còn chàng thì đã vào ở giữa mặt trời. Ở đây sấm nổ âm âm, mưa đổ ào ào, tiếng vó ngựa ngày đêm nghe rầm rập. Từ đây, Đăm Săn đứng ngắm ngôi nhà của Nữ Thần Mặt Trời. Cầu thang trông như cái cầu vồng. Cối giã gạo bằng vàng, chày cũng bằng vàng. Chày nhà tù trưởng giàu có này giã gạo trông cứ lấp la lấp lánh!

Đăm Săn xuống ngựa, tháo yên. Khi chàng nhoại lên cầu thang thì trong nhà người ta đã nghe. Khi chàng giậm chân bước trên sàn hiên thì trong nhà người ta đã thấy. Chàng vào nhà. Toà nhà dài đằng đặc, coi cây chặt sàn sân, chiêng xếp đầy nhà ngoài, công chất đầy nhà trong, tôi trai tớ gái như ong đi lấy nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, các xà ngang và dọc đều thấp càng. Khắp các nhà giàu có, không thấy đâu có một ngôi nhà như vây ca.

Đăm Săn gác chà gạc lên, rồi đến ngồi trên ghế. Người đi ra đi vào nhà trong nhà ngoài đưa mắt nhìn chàng, thấy chàng oai như một vị thần. Tiếng xì xào ca ngợi chàng đã vọng tới tại Nữ Thần Mặt Trời ở nhà trong.

Nữ Thần - Ở các con, ở các con, khách nào ở ngoài ấy?

Người hầu – Thưa bà, chúng con không được quen Khách mặc một áo lụa đẹp, khoác ngoài một áo chiến" cũng Tưởng tượng về hình thật là đẹp. Lông chân như chải, lông đùi như chuốt, tiếng nghe như chong chóng gõ mõ. Khắp các đầu làng không có một ai như khách cả.

Nữ Thần bỏ máy cũ mặc váy mới. Chưa hài lòng với máy này, nàng lấy máy kia. Nàng mặc một váy ánh như sét, loáng như chớp. Mái tóc nàng nén lên tại trông thật là đẹp. Nàng từ trong buồng đi ra, cửa buồng liền bừng sáng. Nàng đi trông như diều bay ó liệng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng. Lỡ chân hụt bước chăng, nàng liền tần ngần đứng lại hay ngồi xuống không một ai giống như nàng cả. Tiếng nàng lanh lảnh, người chưa tới mà tiếng đã rằng lại. Thật không thấy có một ai như nàng cả. Trước mặt Đăm Săn là một cô gái thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công, nàng rõ ràng là con của Thần Đất và Thân Trời rồi!

Nữ Thần – Hỡi người con của trần thế, người muốn gì?

Đăm Săn – Vâng, tôi đã đến đây, tôi muốn có người nấu cơm canh tôi ăn, dệt khố

áo tôi mặc.

Nữ Thần – Thế phải chăng người còn là lưỡi dao chưa tra cán, còn là cái chốt chưa có lỗ cài, là gái còn ở không trai còn ở rỗi?

Đăm Săn – Tôi là lưỡi dao đã vướng cán, là lưỡi giáo đã có tay cầm. Dưới trần gian, trai gái nào mà không có đôi có lứa".

Nữ Thân - Thế sao bây giờ đằng lưng người còn ung, đằng bụng người còn nói nói cười cười với người khác? Ngươi nghĩ gì vậy?

Đăm Săn - Tôi muốn có vợ lẽ thứ hai, muốn cả ba vợ tôi đều là những nàng tiên xinh đẹp. Tôi muốn đem nàng xuống trán làm duệ, làm engai, làm chị làm em với Hơ Nhị, Hơ Bhị.

Nữ Thần – Sao ta lại đi? Tạo hoá đã định quê hương đất tổ của Mặt Trời Mặt Trăng là nơi cuối đất chân trời này rồi cơ mà.

Đăm Săn – Nàng dù không đi thì tôi cũng đã rẽ đất đến đầu gối, lội bùn đến ngang hông, na đất na bùn đến nhà nàng rồi.

Nữ Thần – Nhưng nếu ta đi thì lợn dưới gà trên, cọp tê giác ngựa trâu sẽ chết hết. Chết cả người Kur, người Lào vì hết đất làm nương. Chết cả người Ê-đê E-ga vì không còn nước uống.

Chết cả gầm ghì cu xanh vì không còn trái ăn. Nếu ta đi, cây trong rừng sẽ tuyệt diệt, cây trên rú sẽ chết khô, lau lách sẽ ngừng đâm chồi, cỏ cây sẽ tàn lụi, đất đai sẽ nứt nẻ, sông suối sẽ cạn khô. Thôi, người hãy đi lấy gùi nước về đi! Ta sắp ra đi đây.

Đăm Săn – Tôi không về. Với cây chà gạc phát rẫy này, tôi đã rạch rừng tôi đi. Tôi đã giết tê giác trong thung, giết cọp beo trên núi, giết kên kên quạ dữ trên ngọn cây, chém ma thiêng quỷ ác trên đường đi. Tôi thương nàng da diết, lòng dạ tôi khôn nguôi, vì vậy tôi đã đến đây với nàng, muốn cùng nàng nên nghĩa vợ chồng, có lấy được nàng tôi mới về.

Nữ Thần – Từ cái sàn sân này, ngươi hãy về đi! Ngươi hãy đi khỏi cái nhà này đi! Ta là con của Thân Trời, dù người mới chỉ được ăn cơm, tắm nước lã, hương nghệ chưa vương cũng đành vậy.

Đăm Săn – Tôi nghĩ tôi thương nàng hỡi người con của Thần Trời, nhưng cho đến bây giờ đằng lưng nàng đã không ưng, đằng bụng nàng cũng không ưa, cả tiếng nói tiếng cười với tôi nàng cũng tiếc. Tôi đành quay về làng hoang nhà cũ của tôi vậy, tôi quay về ăn thịt trâu thịt bò của tôi vậy.

Nữ Thần – Ấy, ngươi đừng ra về vội! Ta ra đi bây giờ đây, ngươi chết mất thôi.

Đăm Săn – Sống được chết đành! Tôi về đây.

3 Thế là Đăm Săn ra về. Chàng nhảy lên ngựa ra đi.

Lúc này, mặt trời mới ló lên ở đầu núi, ngựa của Đăm Săn vẫn còn kiệu được. Khi ngựa đến giữa Rừng Đen thì mặt trời đã lên cao, mỗi lúc mỗi thêm cao, ngựa bắt đầu bị dính ở chân. Mặt trời lên cao nữa, khi nó chấm ngang cây xà dọc phía đông thì đất loãng ra. Ngựa tuy nhiên vẫn còn chạy được, nó tiếp tục chạy nhưng lún dần cho đến khi bị dính ngang đầu gối. Từ đó, nó phải đi bước một, cứ bước một đi mãi. Khi mặt trời lên quá cây xà dọc phía đông, ngựa đã lún đến sát bẹn, nhưng nó vẫn ráng bước tới. Cho đến khi mặt trời đứng bóng thì ngựa không sao bước tới được nữa. Nó đã bị ngập đến ngang lưng đến mức cả ngựa, cả Đăm Săn đều chìm xuống.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá