Tác giả tác phẩm Hội thi thổi cơm – Ngữ văn 7 (Cánh diều)

372

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Hội thi thổi cơm Ngữ văn 7 (Cánh diều) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Hội thi thổi cơm – Ngữ văn 7 (Cánh diều)

I. Tác phẩm Hội thi thổi cơm

1. Thể loạiVăn bản thông tin

2. Xuất xứtheo dulichvietnam.org.vn

3. Phương thức biểu đạtNghị luận

 

4. Tóm tắt tác phẩm Hội thi thổi cơm

Văn bản kể lại đặc điểm, hình thức của một số hội thi nấu cơm trên cả nước: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội), thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội), thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định).

5. Bố cục tác phẩm Hội thi thổi cơm

Bố cục của văn bản: 5 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”): giới thiệu về hội thi thổi cơm

- Phần 2 (tiếp dến “dùng để cúng thần”): Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)

- Phần 3 (tiếp đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

- Phần 4 (tiếp đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

- Phần 5 (phần còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

6. Giá trị nội dung tác phẩm Hội thi thổi cơm

- Văn bản cung cấp thông tin, những hiểu biết cho người đọc về lễ hội thi thổi cơm ở các vùng đất khác nhau trên đất nước ta.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hội thi thổi cơm

- Thông tin cụ thể chính xác.

- Kết hợp chữ viết cùng tranh minh họa làm văn bản sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hội thi thổi cơm

1. Điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương.

- Giống nhau:

+ Nấu cơm trong điều kiện khó khăn

+ Đội nào thổi cơm chín dẻo, ngon, xong trước thì thắng cuộc

- Khác nhau: Mỗi địa phương có những luật lệ và cách thực thực hiện khác nhau.

Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)

+ Địa điểm: Từ Liêm - Hà Nội

+ Nguồn gốc: diễn lại tích của Phan Tây Nhạc.

+ Thể lệ, cách thức: mỗi nhóm 10 người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần.

Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

+ Địa điểm: làng Chuông (Hà Nội)

+ Thể lệ, cách thức: chia ra làm cuộc thi của nam và cuộc thi của nữ. 

Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa)

+ Địa điểm: Hoằng Hóa – Thanh Hóa

+ Thể lệ, cách thức: nấu cơm trên thuyền.

Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

+ Địa điểm: Nam Định

+ Thể lệ, cách thức: cuộc thi dành cho nam, mỗi đội 2 người, nấu cơm trong thời gian một tuần hương.

2. Mục đích của văn bản

- Văn bản giúp em hiểu thêm về quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm.

- Luật thi và cách thi thổi cơm của địa phương mà em thấy thú vị là: hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

+ Luật thi: người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm lầy, lộng gió; mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau

+ Cách thi: sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm; thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm chí gặp mưa phần gió bấc. Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

Đánh giá

0

0 đánh giá