Tác giả tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng – Ngữ văn 7 (Cánh diều)

348

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn 7 (Cánh diều) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng – Ngữ văn 7 (Cánh diều)

I. Tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

1. Thể loạiTruyện ngụ ngôn

2. Phương thức biểu đạtTự sự

3. Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

 

Một con ếch sống trong giếng lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Khi mưa to, nước dềnh đưa ếch ra ngoài. Quen thói huênh hoang, ếch bị một con trâu giẫm bẹp.

Ếch ngồi đáy giếng - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

4. Bố cục tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "như một vị chúa tể"): Kể chuyện ếch khi ở trong giếng.

- Đoạn 2 (Phần còn lại): Kể truyện ếch khi ra khỏi giếng.

5. Giá trị nội dung tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

1. Nhân vật chú ếch

+ Cái chết của chú ếch kia thật đáng thương nhưng cũng vô cùng đáng trách.

+ Nếu chú ếch kia biết tìm hiểu mọi thứ xung quanh, mở rộng tầm hiểu biết của mình thì đã không ra nông nỗi đó.

+ Tầm hiểu biết hạn hẹp khi sống trong một môi trường nhỏ, lại không chịu mở mang, học hỏi, lâu dần khiến ếch chỉ nghĩ mình là nhất, cái nhìn đầy phiến diện ấy thật đáng trách.

2. Bài học rút ra

+ Phê phán những người ít hiểu biết nhưng huênh hoang, tự đắc.

+ Khuyên nhủ mỗi chúng ta về sự cố gắng, phải biết học hỏi để mở mang sự hiểu biết.
+ Khi nhìn nhận một vấn đề, phải biết đặt nó vào nhiều khía cạnh, nhiều mặt để có thể đánh giá được một cách toàn diện.

+ Sống phải tự tin nhưng không được kiêu ngạo, chủ quan.

+ Khi bước ra một môi trường mới, chúng ta phải biết loại bỏ những suy nghĩ lạc hậu, tiếp thu những cái hay, cái tốt để thích nghi với hoàn cảnh.

Đánh giá

0

0 đánh giá