Tác giả tác phẩm Những cánh buồm – Ngữ văn 7 (Cánh diều)

346

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Những cánh buồm Ngữ văn 7 (Cánh diều) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Những cánh buồm – Ngữ văn 7 (Cánh diều)

I. Tác giả

- Hoàng Trung Thông - bên trái (1925 - 1993)

- Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam.

 

II. Tác phẩm Những cánh buồm

1. Thể loạiThể thơ tự do

2. Xuất xứIn năm 1976.

3. Phương thức biểu đạtBiểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Những cánh buồm

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

5. Bố cục tác phẩm Những cánh buồm

Chia văn bản thành 3 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển. 

+ Phần 2: Tiếp đến “để con đi…” : Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

 + Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Những cánh buồm

- Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi cùng nhau đi dạo trên bờ biển.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những cánh buồm

- Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những cánh buồm

1. Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển

- Hoàn cảnh: Sau một đêm mưa rả rích.

- Khung cảnh bãi biển: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát trở nên mịn màng.

- Hình ảnh cha và con: bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.

- Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng.

2. Cuộc trò chuyện của hai cha con

- Người con tò mò hỏi cha: “Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó”.

- Đáp lại câu hỏi ngây thơ của con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa... Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”.

- Người cha bất chợt trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo: “Cha hãy mượn cho con những cánh buồm trắng kia nhé, để con đi...”

→ Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình.

3. Ý nghĩa hình ảnh những cánh buồm

- Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa: 

+ Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão,… của bao thế hệ. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. 

+ Cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công. 

+ Hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm là một hình ảnh đẹp, lãng mạn. Trận mưa đêm gợi liên tưởng đến những âm u, ảm đạm đã qua, nhường chỗ cho một bình minh tươi sáng, rục rỡ, ấm áp, hứa hẹn một tương lai với bao điều tốt đẹp. 

Đánh giá

0

0 đánh giá