Tác giả tác phẩm Mẹ và quả – Ngữ văn 7 (Cánh diều)

337

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Mẹ và quả Ngữ văn 7 (Cánh diều) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Mẹ và quả – Ngữ văn 7 (Cánh diều)

I. Tác giả

- Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;

- Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

 

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...

- Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.

II. Tác phẩm Mẹ và quả

1. Thể loại: Thơ bảy chữ kết hợp 8 chữ

2. Xuất xứ: Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự +biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Mẹ và quả

Tình cảm chân thành, tha thiết của người con đối với người mẹ kính yêu của mình, đã phải chịu đựng biết bao vất vả thiệt thòi.

Mẹ và quả - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Mẹ và quả

QUẢNG CÁO

Chia bài thơ làm 2 đoạn:

- 2 khổ thơ đầu: Thể hiện lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn.

- Khổ thơ cuối: Sự băn khoăn lo lắng khi mẹ đã già mà mình còn chưa trưởng thành.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Mẹ và quả

- Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng

- Mỗi người con đều phải biết yêu thương quý mến mẹ của mình.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mẹ và quả

- Thể thơ 7 chữ kết hợp 8 chữ giàu nhịp điệu, sâu lắng

- Ngôn ngư thơ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mẹ và quả

1. Hai khổ thơ

- Tác giả sử dụng hình ảnh trái bầu, trái bí để nói tới công ơn cha

- Điều quan trọng là công lao chăm bón và sự đợi mong rất nhiều hàm nghĩa của mẹ.

- Những quả như quả bí xanh, quả bầu đúng là có “dáng giọt mồ hôi mặn” – là công sức của mẹ bao ngày tháng vun trồng.

→ Từ chuyện trồng cây, nhà thơ liên tưởng đến chuyện trồng người (chuyện chăm sóc, bồi dưỡng con người).

2. Khổ thơ cuối

- Mỗi chúng ta quả đúng giống như là một thứ quả mà người mẹ đã “gieo trồng”, “vun xới”, đợi mong và có khi là cả sự kì vọng vào tương lai của con mình nữa.

- Hai câu thơ cuối đầy ẩn ý, vừa là sự băn khoăn về trách nhiệm của bản thân, vừa là sự lo lắng về một điều tất yếu (“bàn tay mẹ mỏi” sự mòn mỏi đợi chờ, không chịu đựng được nữa).

- Người con lo lắng khi mình còn là thứ “quả non xanh” (chưa đến độ chín, chưa trưởng thành, hoặc rộng hơn có thể chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong chờ của mẹ, có thể trở thành những người không tốt,…), thì người mẹ đã không còn nữa.

→ Câu thơ rất giàu hàm ý khi tác giả dùng cụm từ “bàn tay mẹ mỏi” (không thể đợi chờ được nữa). Sự lo lắng sâu sắc là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. Chữ “mẹ” ở đây còn có thể hiểu rộng ra là Tổ quốc. Đó là tư tưởng của bài thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá