Giải Toán 11 trang 120 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

214

Với giải SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo trang 120 chi tiết trong Bài 5: Phương trình lượng giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 trang 120 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Bài 2 trang 120 Toán 11 Tập 1: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành có O là giao điểm của hai đường chéo. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SD.

a) Chứng minh rằng (OMN) // (SBC).

b) Gọi E là trung điểm của AB và F là một điểm thuộc ON. Chứng minh EF song song với (SBC).

Lời giải:

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Hai mặt phẳng song song (ảnh 14)

a) +) Trong tam giác SAD có: MN // AD (đường trung bình) mà AD // BC nên MN // BC.

Mặt khác BC ⊂ (SBC)

Suy ra MN // (SBC).

+) Trong tam giác SAC, có: OM // SC (đường trung bình) mà SC ⊂ (SBC) nên OM // (SBC).

+) Ta lại có MN, OM ⊂ (OMN) và OM cắt MN tại M

Vì vậy (OMN) // (SBC).

b) +) Trong tam giác SAB, có: EM // SB (đường trung bình) mà SB ⊂ (SBC) nên EM // (SBC).

Từ điểm M ta xác định được duy nhất một mặt phẳng song song với (SBC) nên EM ⊂ (OMN).

Do đó EF ⊂ (OMN) mà (OMN) // (SBC) nên EF // (SBC).

Bài 3 trang 120 Toán 11 Tập 1: Cho hai hình vuông ABCD và ABEF ở trong hai mặt phẳng khác nhau. Trên các đường chéo AC và BF lần lượt lấy các điểm M, N sao cho AM = BN. Các đường thẳng song song với AB vẽ từ M, N lần lượt cắt AD, AF tại M’, N’.

a) Chứng minh (CBE) // (ADF).

b) Chứng minh (DEF) // (MNN’M’).

Lời giải:

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Hai mặt phẳng song song (ảnh 15)

a) Ta có: BE // AF (ABEF là hình vuông) mà AF ⊂ (ADF) nên BE // (ADF).

BC // AD (ABCD là hình vuông) mà AD ⊂ (ADF) nên BC // (ADF)

Mặt khác BE, BC cắt nhau tại B và nằm trong mặt phẳng (CBE)

Vì vậy (CBE) // (ADF).

b) Trong mặt phẳng (ABF) có: NN’ // AD nên AN'AF=BNBF (định lí Thales).

Trong mặt phẳng (ADC) có: MM’ // DC nên AM'AD=AMAC (định lí Thales).

Ta có hình vuông ABCD và hình vuông ABEF là hai hình vuông bằng nhau vì cùng chung cạnh AB nên AC = BF mà AM = BN nên BNBF=AMAB suy ra AN'AF=AM'AC.

Trong tam giác ADF, có AN'AF=AM'AC nên M’N’ // DF (theo định lí Thales đảo).

Mà DF ⊂ (DEF) nên M’N’ // (DEF).

Ta có: MM’ // AD // DC (gt) mà DC ⊂ (DEF) nên MM’ // (DEF)

Ta lại có M’N’ và MM’ là hai đường thẳng cắt nhau tại M’ và cùng nằm trong (MNN’M’).

Vì vậy (DEF) // (MNN’M’).

Bài 4 trang 120 Toán 11 Tập 1: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi G1 và G2 lần lượt là trọng tâm của hai tam giác BDA’ và B’D’C. Chứng minh G1 và G2 chia đoạn AC’ thành ba phần bằng nhau.

Lời giải:

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD, O’ là giao điểm của A’C’ và B’D’, I là giao điểm của AC’ và A’C.

Tứ giác AA’C’C là hình bình hành có I là trung điểm của A’C và I cũng là trung điểm của AC’.

+) Trong tam giác BA’D có: G1 là trọng tâm tam giác và A’O là đường trung tuyến nên G1 ∈ A’O thỏa mãn A’G1 = 23A’O.

+) Trong tam giác B’CD’ có: G2 là trọng tâm tam giác và CO’ là đường trung tuyến nên G2 ∈ CO’ thỏa mãn CG2 = 23CO’.

+) Trong tam giác A’AC có G1 ∈ A’O thỏa mãn A’G1 = 23A’O nên G1 là trọng tâm tam giác AA’C nên AG1 = 23AI mà I là trung điểm của AC thì AI = 12AC, suy ra AG1 = 13AC.

+) Tương tự trong tam giác A’CC’, có: AG2 = 13AC.

Vì vậy G1G2 = 13AC.


Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Hai mặt phẳng song song (ảnh 16)

Bài 5 trang 120 Toán 11 Tập 1: Để làm một khung lồng đèn kéo quân hình lăng trụ lục giác ABCDEF.A’B’C’D’E’F’, Bình gắn hai thanh tre A1D1, F1C1 song song với mặt phẳng đáy và cắt nhau tại O1 (Hình 19).

a) Xác định giao tuyến của mp(A1D1, F1C1) với các mặt bên của lăng trụ.

b) Cho biết A’A1 = 6AA1 và AA’ = 70 cm. Tính CC1 và C1C’.

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Hai mặt phẳng song song (ảnh 17)

Lời giải:

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Hai mặt phẳng song song (ảnh 18)

a) Ta có: A1D1 // (ABCDEF) và F1C1 // (ABCDEF)

Mà A1D1 cắt F1C1 tại O nên (A1F1D1C1) // (ABCDEF)

+) Ta có: giao tuyến của (ABCDEF) với (AA’B’B) là AB mà (A1F1D1C1) // (ABCDEF) nên giao tuyến của (A1F1D1C1) với (AA’B’B) là đường thẳng đi qua A1 song song với AB cắt BB’ tại B1.

Vì vậy giao tuyến của (A1F1D1C1) với (AA’B’B) là A1B1.

+) Giao tuyến của (A1F1D1C1) với (BB’C’C) là B1C1.

+) Giao tuyến của (A1F1D1C1) với (CC’D’D) là C1D1.

+) Ta có: giao tuyến của (ABCDEF) với (DD’E’E) là DE

Mà (A1F1D1C1) // (ABCDEF) nên giao tuyến của (A1F1D1C1) với (DD’E’E) là đường thẳng đi qua D1 song song với DE cắt EE’ tại E1.

Vì vậy giao tuyến của (A1F1D1C1) với (DD’E’E) là D1E1.

+) Giao tuyến của (A1F1D1C1) với (EE’F’F) là E1F1.

+) Giao tuyến của (A1F1D1C1) với (AA’F’F) là A1F1.

b) Ta có:

(A’B’C’D’E’F’) // (ABCDEF) và (ABCDEF) // (A1B1C1D1E1F1) nên (A’B’C’D’E’F’) // (A1B1C1D1E1F1).

(A’B’C’D’E’F’) ∩ (AA’C’C) = A’C’

(A1B1C1D1E1F1) ∩ (AA’C’C) = A1C1

(ABCDEF) ∩ (AA’C’C) = AC

Suy ra A’C’ // A1C1 // AC và A'A1A'A1AA1=C'C1CC1=6C'C1=6CC1

Ta lại có: AA’ = CC’ = 70 cm

Suy ra C’C1 + CC1 = 70

Vì vậy CC1 = 10 cm và C’C1 = 60 cm.

Bài 6 trang 120 Toán 11 Tập 1: Chỉ ra các mặt phẳng song song trong mỗi hình sau. Tìm thêm một số ví dụ khác về mặt phẳng song song trong thực tế.

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Hai mặt phẳng song song (ảnh 19)

Lời giải:

Các mặt phẳng song song trong Hình 20a là các bề mặt của tấm pin năng lượng mặt trời.

Các mặt phẳng song song trong Hình 20b là các mặt trước và mặt sau của ngôi nhà.

Đánh giá

0

0 đánh giá