Soạn bài Ngữ Văn 7 Cánh Diều: Trưa tha hương

696

Tài liệu soạn bài Trưa tha hương Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 2. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Trưa tha hương

Chuẩn bị

Ngữ văn 7 trang 63 Câu hỏi 1: Đọc trước tùy bút Trưa tha hương và tìm hiểu thêm về tác giả Trần Cư.

Phương pháp giải:

Đọc trước tùy bút và tìm hiểu về tác giả.

Lời giải:

- Trần Cư tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3-4-1918 tại Huê Lăng - Thủy Nguyên - Hải Phòng, sinh ra trong một gia đình đông con.

- Với bao nỗ lực của bản thân và gia đình, Trần Cư lấy được tấm bằng tú tài triết học phần một (năm 1938).

- Được bạn bè mách bảo, Trần Cư tìm đến với báo chí. Vào năm 1941, lần đầu tiên trong đời ông có bài đăng trên tờ Tin mới văn chương

Ngữ văn 7 trang 63 Câu hỏi 2: Tìm hiểu điệu hát ru của miền Bắc.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu điệu hát ru của miền Bắc.

Lời giải:

Hát ru của người Việt ở Bắc Bộ có nguồn gốc lịch sử lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ăn sâu vào tâm hồn người Việt.

Buổi ban đầu, tiếng hát ru có tính chất phản xạ, bản năng của người mẹ dùng để ức chế giấc ngủ và thể hiện tình cảm mẹ con thiêng liêng. Nhưng về sau, tiếng hát ru hình thành và trở thành một loại dân ca trữ tình nằm trong sinh hoạt văn hóa gia đình với chức năng giáo dục và thẩm mỹ sâu sắc. Hát ru đã vượt khỏi phạm vi gia đình và trở thành một loại dân ca nằm trong hình thức thanh nhạc. Hát ru người Việt ở Bắc Bộ ra đời là kết quả của sự sáng tạo cùng với tình yêu thương vô bờ bến của những người mẹ, người bà, người chị.

Không giống các thể loại dân ca khác chỉ bó hẹp trong bối cảnh của hội hè, những bài Hát ru ở Bắc Bộ thường mang tính chất ngụ ngôn, nội dung lời ca khá phong phú, mang nhiều hình ảnh nỗi niềm khác nhau. Từ hình ảnh những con vật thân thuộc, gần với cuộc sống của người nông dân như con cò, con vạc, con tôm, con mèo, con chuột, cái bống… đến công việc làm ăn, đi chợ; từ các mối quan hệ giữa con người với con người đến lẽ sống ở đời, các hiện tượng thiên nhiên quen thuộc. Lời ca của những bài Hát ru thường thể hiện tâm lý hồn nhiên, chất phác phù hợp với tính hình ảnh, tính cụ thể trong việc lĩnh hội hình tượng nghệ thuật của trẻ thơ.

Đọc hiểu

Câu hỏi giữa bài

Ngữ văn 7 trang 63 Câu 1: Chú ý tình huống, địa điểm, thời gian,…của câu chuyện.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Câu chuyện diễn ra vào một buổi trưa lung linh nắng, tại Chúp, bên kia bờ Cửu Long Giang, ở nhà một người bạn Nam Kỳ.

Tình huống xảy ra câu chuyện là khi nhân vật tôi nằm nghỉ trưa ở nhà người bạn, trong không gian vắng lặng buổi trưa có âm thanh tiếng ru quen thuộc.

Ngữ văn 7 trang 64 Câu 2: Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn” diễn tả được điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn” diễn tả tiếng võng cọ vào tâm hồn, mang đến cảm giác da diết bồi hồi.

Ngữ văn 7 trang 65 Câu 3: Tại sao tiếng hát ru lại khiến nhân vật “tôi” nhớ nhà?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Tiếng hát ru lại khiến nhân vật “tôi” nhớ nhà vì nhân vật “tôi” như đã gặp linh hồn của đất nước

Ngữ văn 7 trang 65 Câu 4: Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra rằng: “Thì ra tôi phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi.”

Ngữ văn 7 trang 65 Câu 5: Chú ý địa điểm và thời gian được nói tới trong các câu hát ru

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

- Địa điểm: “nước non Cao Bằng”

- Thời gian: “khi đi trúc mọc măng/ Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre” => thời gian dài đằng đẵng

Ngữ văn 7 trang 66 Câu 6: Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh gì của quê hương qua tiếng hát ru?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Hình ảnh quê hương mà nhân vật “tôi” thấy qua tiếng hát ru là: “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”.

Câu hỏi cuối bài

Ngữ văn 7 trang 66 Câu 1: Bài tuỳ bút Trưa tha hương viết về chuyện gì? Đề tài và bối cảnh của câu chuyện có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Bài tùy bút Trưa tha hương viết về cảm xúc, tâm trạng nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe thấy âm thanh tiếng ru của người xứ Bắc. Qua dòng hồi tưởng, nhân vật nhận ra những hạnh phúc giản dị nơi quê nhà mà bấy lâu nay đã quên mất.

Đề tài của vản bản là sự thân thuộc của quê hương và bối cảnh xảy ra câu chuyện rất đặc biệt vì khi đang ở căn nhà của người khác, trên quê hương của người khác, nhân vật tôi lại bắt gặp được âm thanh quen thuộc và nhớ về biết bao kỉ niệm xưa cũ.

Ngữ văn 7 trang 66 Câu 2: Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ nhà “Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia đình tôi cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều…”; “Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ”; “tôi” nhận thấy những hạnh phúc giản đơn thường ngày ở gia đình mình khi xưa,…

Nhân vật tôi cũng nhớ đến những người thân gắn bó với tuổi thơ, gắn bó cùng quê hương, đó là thầy, là mẹ, là người vú em năm nào.

Ở chốn xa lạ, nhân vật “tôi” lại nhớ về quê hương xứ Bắc với những làng tre xanh, những cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng thi vị,…

Ngữ văn 7 trang 66 Câu 3: Dẫn ra một số câu văn, đoạn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru được thể hiện qua đoạn văn: “Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ. Và ngạc nhiên sao lại nằm ở đây, ở chốn rừng rú này. Thì ra tôi phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi.”

=> Nghe tiếng hát ru, “tôi” xúc động và thấy nhớ nhà, nhận ra một điều vô cùng có ý nghĩa đó là “ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi”.

Ngữ văn 7 trang 66 Câu 4: Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tuỳ bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tuỳ bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc: Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”

=> Hình ảnh làng quê Bắc Bộ hiện lên đầy sinh động, gần gũi, nên thơ, đan cài với cảm xúc nhớ nhung và tự hào của nhân vật.

Ngữ văn 7 trang 66 Câu 5: Bài tuỳ bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Bài tùy bút cho em hiểu thêm rằng điệu hát ru miền Bắc không đơn thuần chỉ để hát ru em, ru con ngủ mà nó còn là điệu hồn dân tộc, nó là kí ức tuổi thơ của biết bao con người. Nó nhắc nhớ người ta về cội nguồn dân tộc và nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá