Lý thuyết Đường thẳng và mặt phẳng song song (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 11

284

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Đường thẳng và mặt phẳng song song (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 11 Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Đường thẳng và mặt phẳng song song (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 11

Bài giải Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song

A. Lý thuyết Đường thẳng và mặt phẳng song song

1. Đường thẳng song song với mặt phẳng

Cho đường thẳng d và mặt phẳng (α). Nếu d và (α) không có điểm chung thì ta nói d song song với (α) hay (α)song song với d. Kí hiệu là d//(α)hay (α)//d.

*Nhận xét:

 

Nếu d và (α) có một điểm chung duy nhất thì ta nói d và (α) cắt nhau tại M. Kí hiệu d(α)=Mhay d(α)={M}.

Nếu d và (α) có nhiều hơn 1 điểm chung thì ta nói d nằm trong (α) hay (α) chứa d. Kí hiệu d(α)hay (α)d.

  (ảnh 1)

2. Điều kiện và tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng

Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng nằm trong (P) thì ta nói a//(P).

 (ảnh 2) 

Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Nếu mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) theo giao tuyến b thì b//a.

 

Lý thuyết Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác (ảnh 1)

 

 

Lý thuyết Đường thẳng và mặt phẳng song song – Toán 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

B. Bài tập Đường thẳng và mặt phẳng song song

Bài 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AB và CD.

a) Chứng minh MN // (SBC), MN // (SAD).

b) Gọi P là trung điểm cạnh SA. Chứng minh SB và SC đều song song với (MNP).

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song

a) Vì M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD nên MN là đường trung bình của hình thang ABCD (hình bình hành cũng là hình thang).

Suy ra MN // BC và MN // AD.

Ta có:

Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song, suy ra MN // (SBC)

Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song, suy ra MN // (SAD)

b) Ta có : P là điểm chung của (MNP) và (SAD).

Mà MN // AD

Do đó giao tuyến của (MNP) và (SAD) là đường thẳng qua P song song với AD và MN và đường thẳng này cắt SD tại Q.

Suy ra: PQ = (MNP) ∩ (SAD)

Xét SAD, ta có: PQ // AD

Mà P là trung điểm SA

Suy ra: Q là trung điểm SD.

Khi đó, QN là đường trung bình của SCD.

Suy ra QN // SC.

Ta có : Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song nên SC // (MNP).

Lại có M và P lần lượt là trung điểm của AB và SA nên MP là đường trung bình của tam giác SAB, suy ra MP // SB.

Ta có: Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song nên SB // (MNP).

Bài 2: Cho hai tam giác MNP và MNQ không cùng nằm trong một mặt phẳng. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh MN, MQ.

a) Đường thẳng ME có song song với mặt phẳng (NPQ) không?

b) Đường thẳng EF có song song với mặt phẳng (NPQ) không?

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song

a) ME cắt (NPQ) tại N nên ME không song song với (NPQ).

b) Ta thấy: EF là đường trung bình của tam giác MNQ nên EF // NQ.

Ta có: Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song nên EF // (NPQ).

Bài 3: Cho tứ diện ABCD. Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của hai cạnh BC, CD. Chứng minh rằng BD // (APQ).

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song

Ta có: P, Q lần lượt là trung điểm của BC và CD nên PQ là đường trung bình của tam giác BCD. Suy ra PQ // BD.

Ta có: Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song nên BD // (APQ).

Xem thêm Lý thuyết các bài  Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Hai đường thẳng song song

Lý thuyết Bài 13: Hai mặt phẳng song song

Lý thuyết Bài 14: Phép chiếu song song

Lý thuyết Bài 15: Giới hạn của dãy số

Lý thuyết Bài 16: Giới hạn của hàm số

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá