Với giải Bài 10 trang 68 Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài tập cuối chuyên đề 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Toán 11. Mời các bạn đón xem:
Tìm đường đi ngắn nhất từ đỉnh M đến N trong đồ thị có trọng số sau
Bài 10 trang 68 Chuyên đề Toán 11: Tìm đường đi ngắn nhất từ đỉnh M đến N trong đồ thị có trọng số sau:
Lời giải:
– Gán nhãn cho M bằng 0 (tức là, nM = 0), các đỉnh khác bằng ∞. Khoanh tròn đỉnh M.
– Tại các đỉnh kề với M, gồm A, B, C, ta có:
⦁ nA = nM + wMA = 0 + 3 = 3.Vì 3 < ∞ nên ta đổi nhãn của A thành 3.
⦁ nB = nM + wMB = 0 + 4 = 4.Vì 4 < ∞ nên ta đổi nhãn của B thành 4.
⦁ nC = nM + wMC = 0 + 5 = 5.Vì 5 < ∞ nên ta đổi nhãn của C thành 5.
Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là A nên ta khoanh tròn đỉnh A (đỉnh gần M nhất, chỉ tính các điểm khác M).
– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với A gồm D, E, ta có:
⦁ nD = nA + wAD = 3 + 8 = 11.Vì 11 < ∞ nên ta đổi nhãn của D thành 11.
⦁ nE = nA + wAE = 3 + 10 = 13.Vì 13 < ∞ nên ta đổi nhãn của E thành 13.
Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là B nên ta khoanh tròn đỉnh B (đỉnh gần M thứ hai).
– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với B gồm D, F, ta có:
⦁ nD = nB + wBD = 4 + 8 = 12.Vì 12 > 11 (11 là nhãn hiện tại của D) nên ta giữ nguyên nhãn của D là 11.
⦁ nF = nB + wBF = 4 + 6 = 10.Vì 10 < ∞ nên ta đổi nhãn của F thành 10.
Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là C nên ta khoanh tròn đỉnh C (đỉnh gần M thứ ba).
– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với C gồm E, F, ta có:
⦁ nE = nC + wCE = 5 + 6 = 11.Vì 11 < 13 (13 là nhãn hiện tại của E) nên ta đổi nhãn của E thành 11.
⦁ nF = nC + wCF = 5 + 8 = 13.Vì 13 > 10 (10 là nhãn hiện tại của F) nên ta giữ nguyên nhãn của F là 10.
Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là F nên ta khoanh tròn đỉnh F (đỉnh gần M thứ tư).
– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với F chỉ có N, ta có:
nN = nF + wFN = 10 + 12 = 22.Vì 22 < ∞ nên ta đổi nhãn của N thành 22.
Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là D, E nên ta tùy ý khoanh tròn đỉnh E (đỉnh gần M thứ năm).
– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với E chỉ có N, ta có:
nN = nE + wEN = 11 + 7 = 18.Vì 18 < 22 (22 là nhãn hiện tại của N) nên ta đổi nhãn của N thành 18.
Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là D nên ta tùy ý khoanh tròn đỉnh D (đỉnh gần M thứ sáu).
– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với D chỉ còn N, ta có:
nN = nD + wDN = 11 + 9 = 20.Vì 20 > 18 (18 là nhãn hiện tại của N) nên ta giữ nguyên nhãn của N là 18.
Lúc này, ta thấy chỉ còn đỉnh N chưa được khoanh tròn nên ta khoanh tròn đỉnh N (đỉnh gần M thứ bảy).
– Nhìn lại các bước trên, ta thấy:
nN = 18 = nE + wEN = nC + wCE + wEN = nM + wMC + wCE + wEN
= wMC + wCE + wEN = lMCEN.
Vậy MCEN là đường đi ngắn nhất từ đỉnh M đến N, với độ dài bằng 18.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1 trang 67 Chuyên đề Toán 11: Số đỉnh, số cạnh của đồ thị ở Hình 1 lần lượt là
Bài 2 trang 67 Chuyên đề Toán 11: Tổng tất cả bậc của các đỉnh của đồ thị ở Hình 1 là
Bài 3 trang 67 Chuyên đề Toán 11: Đồ thị ở Hình 2 có bao nhiêu đỉnh bậc lẻ?
Bài 4 trang 67 Chuyên đề Toán 11: Cho đồ thị ở Hình 3, phát biểu nào sau đây đúng?
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.