Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Cho đồ thị có trọng số như Hình 4. Đường đi ngắn nhất từ A đến C là

128

Với giải Bài 5 trang 67 Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài tập cuối chuyên đề 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Cho đồ thị có trọng số như Hình 4. Đường đi ngắn nhất từ A đến C là

Bài 5 trang 67 Chuyên đề Toán 11: Cho đồ thị có trọng số như Hình 4. Đường đi ngắn nhất từ A đến C là

Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài tập cuối chuyên đề 2 (ảnh 8)

A. AEC.

B. AEFC.

C. AC.

D. AFC.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài tập cuối chuyên đề 2 (ảnh 10)

– Gán nhãn cho A bằng 0 (tức là, nA = 0), các đỉnh khác bằng ∞. Khoanh tròn đỉnh A.

– Tại các đỉnh kề với A, gồm E, F, B, ta có:

⦁ nE = nA + wAE = 0 + 2 = 2.Vì 2 < ∞ nên ta đổi nhãn của E thành 2.

⦁ nF = nA + wAF = 0 + 4 = 4.Vì 4 < ∞ nên ta đổi nhãn của F thành 4.

⦁ nB = nA + wAB = 0 + 2,5 = 2,5.Vì 2,5 < ∞ nên ta đổi nhãn của B thành 2,5.

Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là E nên ta khoanh tròn đỉnh E (đỉnh gần A nhất, chỉ tính các đỉnh khác A).

– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với đỉnh E gồm D, C, F, ta có:

⦁ nD = nE + wED = 2 + 3 = 5.Vì 5 < ∞ nên ta đổi nhãn của D thành 5.

⦁ nC = nE + wEC = 2 + 5 = 7.Vì 7 < ∞ nên ta đổi nhãn của C thành 7.

⦁ nF = nE + wEF = 2 + 1 = 3.Vì 3 < 4 (4 là nhãn hiện tại của F) nên ta đổi nhãn của F thành 3.

Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là B nên ta khoanh tròn đỉnh B (đỉnh gần A thứ hai).

– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với đỉnh B chỉ có F, ta có:

nF = nB + wBF = 2,5 + 1,5 = 4.Vì 4 > 3 (3 là nhãn hiện tại của F) nên ta giữ nguyên nhãn của F là 3.

Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là F nên ta khoanh tròn đỉnh F (đỉnh gần A thứ ba).

– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với đỉnh F chỉ có C, ta có:

nC = nF + wFC = 3 + 2 = 5.Vì 5 < 7 (7 là nhãn hiện tại của C) nên ta đổi nhãn của C thành 5.

Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là C, D (đều có nhãn là 5), nhưng do ta cần tìm đường đi ngắn nhất từ A đến C nên ta ưu tiên khoanh tròn đỉnh C (đỉnh gần A thứ tư).

– Nhìn lại các bước trên, ta thấy:

nC = 5 = nF + wFC

= nE + wEF + wFC

= nA + wAE + wEF + wFC

= wAE + wEF + wFC

= lAEFC.

Vậy AEFC là đường đi ngắn nhất từ A đến C, với độ dài bằng 5.

Do đó ta chọn phương án B.

Đánh giá

0

0 đánh giá