Với giải Vận dụng 2 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 2. Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 chữ)
Vận dụng 2 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc của nhân dân yêu chuộng tự do, hòa bình và công lý trên thế giới. Cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã được sự ủng hộ nhiệt thành của bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới.Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của mình, nhân dân Việt Nam được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ Latinh và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Dựa vào sức đoàn kết chiến đấu của mình, đồng thời dựa vào sức ủng hộ của nhân dân thế giới, nhân dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược và nhất định sẽ thu được thắng lợi hoàn toàn".
Các nước yêu chuộng hòa bình luôn ủng hộ lập trường chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, cổ vũ mọi thắng lợi của nhân dân ta, lên án mạnh mẽ đế quốc Mỹ xâm lược. Tại nhiều nước Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Anbani, Cuba, Hunggari, Cộng hòa Dân chủ Đức... nhiều quân nhân và thanh niên nam, nữ đã tình nguyện hiến máu gửi tặng nhân dân ta. Đi đôi với việc ủng hộ về chính trị, tinh thần, nhân dân ta còn nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong hệ thống XHCN về vật chất và cố vấn, chuyên gia kỹ thuật. Đầu năm 1966, Thủ tướng Cu-ba Phiđen Caxtơrô đã tuyên bố: "Vì Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng hiến dâng đến cả dòng máu của mình".
Trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, và đã tập hợp được các nước Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và ngay trong lòng nước Mỹ vào một mặt trận chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam.
Tại các hội nghị đoàn kết Á - Phi, đoàn kết Á - Phi - Mỹ Latinh, các Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được hầu hết các nước đồng tình, ủng hộ.
Để đoàn kết và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, hơn 200 tổ chức, ủy ban, phong trào đoàn kết được lập ra ở hầu hết các nước trên thế giới với nhiều hoạt động tích cực.
Hàng triệu người thuộc nhiều nước ghi tên tình nguyện sang giúp nhân dân Việt Nam đánh Mỹ: 16 nước có phong trào hiến máu; trên 50 nước có phong trào quyên góp ủng hộ Việt Nam. Ở Pháp có các phong trào quyên góp "100 triệu Frăng ủng hộ Việt Nam"; ở Nhật Bản có chiến dịch quyên góp "100 triệu yên cho Việt Nam"; ở Thụy Điển có phong trào "Một triệu cuaron ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam". Nổi bật là cuộc tổng bãi công của hơn 5 triệu công nhân thuộc 91 tổ chức công đoàn Nhật Bản trong năm 1965. Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp tổ chức "Đêm thức vì hòa bình ở Việt Nam"... Giữa lòng Thủ đô Stốckhôm, xuất hiện các "chiến khu giải phóng" của thanh niên Thụy Điển. Họ lấy cờ Mặt trận và bài hát Giải phóng miền Nam làm cờ và bài ca chính thức, lập ra nhóm hành động ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhân dân Cộng hòa Liên bang Đức đã sôi sục biểu tình tại hơn 50 thành phố phản đối Mỹ ném bom Hà Nội, Hải Phòng.
Từ châu Phi, châu Mỹ Latinh xa xôi cũng vang lên những tiếng thét phẫn nộ phản đối hành động xâm lược của đế quốc Mỹ và tỏ rõ nhiệt tình ủng hộ sâu sắc với cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Các nước Áchentina, Urugoay, Cốtxta Rica, Cônggô, Xômali... đã tổ chức giới thiệu cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ngày càng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của xã hội Mỹ. Nhân dân Mỹ, đặc biệt là nhiều lính Mỹ đang tham chiến ở Việt Nam không chỉ thấy sự vô nghĩa, tính chất phi đạo lý của cuộc chiến tranh xâm lược, mà còn thức tỉnh, kính phục một dân tộc giàu lòng yêu nước, dũng cảm chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do của mình. Ngày 24-3-1965, cuộc hội thảo đầu tiên về chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Trường đại học Michigân với hơn 3 nghìn sinh viên tham dự, sau đó đã nhanh chóng lan ra các trường đại học khác.
Phong trào đấu tranh của sinh viên từ các giảng đường đã lan tỏa ra các đường phố. Ngày 8/6/1965, hơn 18 nghìn người đã tụ họp tại Niu Yoóc quyết định: "Tất cả những ai chống chiến tranh Việt Nam phải xuống đường". Các cuộc đấu tranh từ tự phát chuyển sang có tổ chức, sinh viên đã lập ra "Ủy ban phối hợp toàn quốc nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam". Từ đó, các cuộc biểu tình ngày càng có quy mô lớn và quyết liệt hơn. Mở đầu là Noócman Morixơn, đã tự thiêu trước trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo tấm gương Morixơn, một tuần sau (9/11/1965), người thanh niên Mỹ tên là Rôgiơ Lapotơ, 22 tuổi tự thiêu trước trụ sở Liên Hợp quốc để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Tiếp đó, ngày 10/11 chị Xilin Giancaoxki, và cụ bà Helga Alíthớt, 79 tuổi tự thiêu để chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Hành động cao đẹp và dũng cảm trên được báo chí nhiều nước ca ngợi, coi đây "là những bó đuốc tiếp sức phản kháng cuộc chiến tranh dã man ở Việt Nam", là lời tố cáo nghiêm khắc của người dân Mỹ đối với nhà cầm quyền Mỹ .
Oantơ Lípman, nhà bình luận chính trị nổi tiếng nước Mỹ nhận xét: "lương tâm người Mỹ nổi giận... Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh không được lòng người nhất trong lịch sử Hoa Kỳ".
Cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ, tạo nên một mặt trận chống kẻ thù chung dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, ngày càng cô lập được đế quốc Mỹ, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp - sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại để không ngừng tăng cường thế và lực cho cuộc kháng chiến.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề Lịch sử 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 20 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao hòa bình trở thành ước muốn vĩ đại nhất của mọi người? Hãy chia sẻ những điều em biết về chiến tranh, về hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới trong thế kỉ XX.
Câu hỏi trang 21 Chuyên đề Lịch Sử 11: Giải thích những nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu hỏi 1 trang 22 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác Bảng 1, phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu hỏi 2 trang 22 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đánh giá tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới.
Câu hỏi 1 trang 23 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu hỏi 2 trang 23 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
Câu hỏi 1 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác Bảng 1 (tr. 22) và Bảng 2 (tr. 24), em có nhận xét gì về hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới?
Câu hỏi 2 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đánh giá những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
Câu hỏi 1 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của Sắc lệnh Hòa bình năm 1917 của Lênin.
Câu hỏi 2 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11: Phân tích khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân Liên Xô thông qua chính sách ngoại giao của Liên Xô.
Câu hỏi trang 26 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao việc thiết lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là cần thiết?
Câu hỏi trang 27 Chuyên đề Lịch Sử 11: Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới được thể hiện như thế nào qua phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh trong những năm 30 của thế kỉ XX? Cho biết ý nghĩa của phong trào đó.
Câu hỏi 1 trang 29 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu hỏi 2 trang 29 Chuyên đề Lịch Sử 11: Phân tích ý nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Câu hỏi trang 30 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác các tư liệu 3, 4 và thông tin trong mục, nêu những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.
Câu hỏi trang 31 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu những đặc điểm của Chiến tranh lạnh.
Câu hỏi trang 32 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đánh giá những hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Câu hỏi trang 33 Chuyên đề Lịch Sử 11: Phân tích nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc nội chiến, xung đột quân sự khu vực vẫn tiếp diễn?
Câu hỏi 1 trang 35 Chuyên đề Lịch Sử 11: Giải thích nguyên nhân xảy ra vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ.
Câu hỏi 2 trang 35 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao sau sự kiện ngày 11/9/2001, Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu?
Câu hỏi trang 36 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác thông tin trong mục và sưu tầm thêm tư liệu, nêu những nét chính về phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới trong thời kì Chiến tranh lạnh.
Câu hỏi trang 38 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác các tư liệu 6, 7 (tr. 37) và thông tin trong mục, nêu những nét chính của phong trào quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Lấy dẫn chứng cụ thể.
Câu hỏi trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc?
Luyện tập 1 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Lập bảng so sánh nguyên nhân, hậu quả, tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.
Luyện tập 2 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu để giải thích vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh, xung đột vẫn tiếp diễn.
Luyện tập 3 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới sau Chiến tranh lạnh có điểm gì mới so với trước Chiến tranh lạnh.
Vận dụng 1 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân dân nước nào cũng yêu chuộng hòa bình, cũng chán ghét chiến tranh, cũng muốn sống tự do độc lập”.
Vận dụng 2 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề Lịch sử 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 20 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao hòa bình trở thành ước muốn vĩ đại nhất của mọi người? Hãy chia sẻ những điều em biết về chiến tranh, về hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới trong thế kỉ XX.
Câu hỏi trang 21 Chuyên đề Lịch Sử 11: Giải thích những nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu hỏi 1 trang 22 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác Bảng 1, phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu hỏi 2 trang 22 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đánh giá tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới.
Câu hỏi 1 trang 23 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu hỏi 2 trang 23 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
Câu hỏi 1 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác Bảng 1 (tr. 22) và Bảng 2 (tr. 24), em có nhận xét gì về hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới?
Câu hỏi 2 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đánh giá những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
Câu hỏi 1 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của Sắc lệnh Hòa bình năm 1917 của Lênin.
Câu hỏi 2 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11: Phân tích khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân Liên Xô thông qua chính sách ngoại giao của Liên Xô.
Câu hỏi trang 26 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao việc thiết lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là cần thiết?
Câu hỏi trang 27 Chuyên đề Lịch Sử 11: Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới được thể hiện như thế nào qua phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh trong những năm 30 của thế kỉ XX? Cho biết ý nghĩa của phong trào đó.
Câu hỏi 1 trang 29 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu hỏi 2 trang 29 Chuyên đề Lịch Sử 11: Phân tích ý nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Câu hỏi trang 30 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác các tư liệu 3, 4 và thông tin trong mục, nêu những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.
Câu hỏi trang 31 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu những đặc điểm của Chiến tranh lạnh.
Câu hỏi trang 32 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đánh giá những hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Câu hỏi trang 33 Chuyên đề Lịch Sử 11: Phân tích nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc nội chiến, xung đột quân sự khu vực vẫn tiếp diễn?
Câu hỏi 1 trang 35 Chuyên đề Lịch Sử 11: Giải thích nguyên nhân xảy ra vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ.
Câu hỏi 2 trang 35 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao sau sự kiện ngày 11/9/2001, Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu?
Câu hỏi trang 36 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác thông tin trong mục và sưu tầm thêm tư liệu, nêu những nét chính về phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới trong thời kì Chiến tranh lạnh.
Câu hỏi trang 38 Chuyên đề Lịch Sử 11: Khai thác các tư liệu 6, 7 (tr. 37) và thông tin trong mục, nêu những nét chính của phong trào quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Lấy dẫn chứng cụ thể.
Câu hỏi trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vì sao cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc?
Luyện tập 1 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Lập bảng so sánh nguyên nhân, hậu quả, tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.
Luyện tập 2 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu để giải thích vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh, xung đột vẫn tiếp diễn.
Luyện tập 3 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới sau Chiến tranh lạnh có điểm gì mới so với trước Chiến tranh lạnh.
Vận dụng 1 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân dân nước nào cũng yêu chuộng hòa bình, cũng chán ghét chiến tranh, cũng muốn sống tự do độc lập”.
Vận dụng 2 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.