Nêu ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai

281

Với giải Câu hỏi 1 trang 29 Chuyên đề Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 2. Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Nêu ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu hỏi 1 trang 29 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải:

♦ Ý nghĩa:

- Cuộc kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít, mang lại hòa bình cho nhân loại. Ví dụ:

+ Phong trào kháng chiến ở Pháp và Ba Lan đã góp phần quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và bổ sung lực lượng cho quân Đồng minh.

+ Ở châu Á, Trung Quốc là một trong những mặt trận chính chống lại quân phiệt Nhật Bản. Trước Chiến tranh Thái Bình Dương (1941 - 1943), hơn 1,5 triệu quân Nhật đã thiệt mạng ở Trung Quốc.

- Thắng lợi của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trong cuộc chiến đấu chống phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước thuộc địa và phụ thuộc tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Ví dụ:

+ Ở Đông Nam Á, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia đã nổi dậy đấu tranh, giành được độc lập trong năm 1945.

+ Ở Đông Bắc Á, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

- Phong trào kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá