Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11

376

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Bài 4 từ đó học tốt môn Kinh tế và pháp luật 11.

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11

Mở đầu trang 31 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Giả định có người được tuyển dụng vào làm việc tại một công ty, theo em họ cần giao kết hợp đồng lao động với ai? Họ cần biết những gì khi kí kết hợp đồng lao động?

Lời giải:

- Người được tuyển dụng cần kí giao kết hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền theo pháp luật của công ty đó.

- Những thông tin cần biết khi kí giao kết hợp đồng lao động là:

+ Thông tin cá nhân của các bên (người sử dụng lao động và người lao động)

+ Công việc và địa điểm làm việc;

+ Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi;

+ Thời hạn của hợp đồng;

+ Tiền lương, hình thức và thời hạn trả lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác;

+ Điều kiện về bảo hộ và an toàn lao động;

+ Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, chế độ nâng bậc, nâng lương, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kĩ năng nghề nghiệp.

Khám phá

1. Khái niệm và các nguyên tắc của hợp đồng lao động

a) trang 32 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, Công ty X có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với anh N không? Nguyên tắc nào của giao kết hợp đồng lao động được áp dụng trong trường hợp này?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 1)

Lời giải:

- Công ty X có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh N. Vì: theo quy định tại Điểm g) Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp: người lao động cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng lao động

- Nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực” trong giao kết hợp đồng lao động được áp dụng trong trường hợp này.

b) trang 32 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu những nguyên tắc của hợp đồng lao động được nói đến trong thông tin và trường hợp. Nếu thực hiện đúng những nguyên tắc đó sẽ đem lại quyền lợi gì cho các bên khi giao kết hợp đồng lao động?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 1)

Lời giải:

- Các nguyên tắc của hợp đồng lao động:

+ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực: Hợp đồng lao động phải được giao kết trên cơ sở hai bên tương đồng về vị trí và tư cách pháp lý, tự nguyện bày tỏ ý chí của mình mà không chịu bất kỳ sức ép nào, thỏa thuận trọn vẹn và đầy đủ mong muốn đích thực của mình, thực hiện nghĩa vụ cung cấp trung thực và đầy đủ thông tin liên quan đến giao kết hợp đồng lao động khi được yêu cầu.

+ Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thoả ước lao động tập thể và đạo đức: Các bên khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ pháp luật; sự riêng tư của các bên được tôn trọng và phải đặt trong cái chung của xã hội; các thỏa thuận trong hợp đồng lao động không được trái với thoả ước lao động tập thể.

- Nếu thực hiện đúng các nguyên tắc đó thì quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động sẽ được đảm bảo.

2. Nội dung, hình thức và các loại hợp đồng lao động

a) trang 34 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Dựa vào thông tin, em hãy xác định nội dung, hình thức và các loại hợp đồng lao động trong các trường hợp, tình huống trên.

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 2)

Lời giải:

- Trường hợp 1:

+ Nội dung hợp đồng: thông tin cá nhân của các bên; công việc và địa điểm làm việc; Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; thời hạn của hợp đồng; tiền lương; chế độ nâng lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và điều khoản về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

+ Hình thức: hợp đồng lao động dưới dạng văn bản

+ Loại hợp đồng: hợp đồng lao động xác định thời hạn

- Trường hợp 2:

+ Nội dung hợp đồng: vị trí và các yêu cầu của công việc.

+ Hình thức: hợp đồng lao động dưới hình thức lời nói

+ Loại hợp đồng: hợp đồng không xác định thời hạn

- Tình huống: Để thực hiện đúng quy định của pháp luật, ông N cần:

+ Kí giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với A và người đại diện theo pháp luật của bạn A.

+ Trong hợp đồng lao động cần thể hiện rõ một số nội dung sau: thông tin cá nhân của các bên; công việc và địa điểm làm việc; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; tiền lương, hình thức và thời hạn trả lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác; điều kiện về bảo hộ và an toàn lao động…

+ Tùy theo nhu cầu thực tế, ông N có thể kí kết với bạn A hợp đồng lao động có xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

b) trang 34 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, đề nghị của chị V có thuộc nội dung của hợp đồng lao động không? Vì sao?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 2)

Lời giải:

Đề nghị của chị V thuộc nội dung của hợp đồng lao động. Vì: theo quy định tại Điểm e) Điểm i) và Điểm k) Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019: trong hợp đồng lao động cần thể hiện rõ nội dung về vấn đề:

+ Chế độ nâng bậc, nâng lương.

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghề.

c) trang 34 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em nhận xét như thế nào về lời giải thích của tòa soạn với chị M?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 2)

Lời giải:

Lời giải thích của tòa soạn với chị M phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019.

d) trang 34 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Từ thông tin, em nhận xét như thế nào về băn khoăn của ông N trong tình huống?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 2)

Lời giải:

Nhận xét: băn khoăn của ông N thể hiện việc ông là một công dân có ý thức tốt trong việc chấp hành các quy định của pháp luật.

3. Thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động

a) trang 35 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy xác định việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp, tình huống trên.

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 3)

Lời giải:

- Trường hợp 1: Những hành vi của anh H và công ty cơ khí A đều phù hợp với quy định của pháp luật lao động. Cụ thể:

+ Anh H tuân thủ các điều khoản đã kí kết trong hợp đồng lao động => đây biểu hiện của việc anh H đã thực hiện đúng quy định tại Điểm a) Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019.

+ Công ty cơ khí A cử anh H đi học để nâng cao trình độ và điều chuyển anh H sang làm công việc khác => đây biểu hiện của việc công ty A đã thực hiện đúng quy định tại Điều 6 và Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019.

+ Anh H đề nghị công ty bổ sung hợp đồng lao động => đây biểu hiện của việc anh H đã thực hiện đúng quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019.

- Trường hợp 2:

+ Trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng lao động, bà N đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật lao động, cụ thể như: trả lương không đúng hạn tự ý cắt giảm lương mà không được sự đồng ý của anh P => những hành vi này đã vi phạm Điều 94 và 97 Bộ luật Lao động năm 2019;

+ Anh P đã có hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động. Vì: theo Điểm b) Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước, trong trường hợp: không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn.

- Trường hợp 3:

+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, M đã thường xuyên nghỉ việc mà không báo cáo với người quản lí => hành vi này đã vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019.

+ Công ty X đã có hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động. Vì: theo Điểm e) Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp: người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày liên tục trở lên.

- Tình huống:

+ Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của anh D là trái với quy định của pháp luật lao động. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, anh T có nghĩa vụ phải bồi thường cho người sử dụng lao động (công ty D) nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

+ Việc công ty D yêu cầu anh T bồi thường là đúng với quy định của pháp luật lao động.

b) trang 35 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Hợp đồng lao động chấm dứt khi nào? Người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng cần tuân thủ những quy định nào?

Lời giải:

- Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019: hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ (1) Hết hạn hợp đồng lao động.

+ (2) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

+ (3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

+ (4) Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, bị tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

+ (5) Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ (6) Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

+ (7) Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

+ (8) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

+ (9) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

+ (10) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

+ (11) Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

+ (12) Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

+ (13) Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 36 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Chỉ cần trong thoả thuận giữa hai bên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lí, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

B. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

C. Người lao động được tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng lao động nhưng phải phù hợp với thoả ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

D. Ngoài những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được thoả thuận những nội dung khác với người lao động.

E. Khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải cung cấp trung thực mọi thông tin mà người sử dụng yêu cầu.

Lời giải:

- Nhận định a. Đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác, nhưng có nội dung về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lí, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

- Nhận định b. Đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019: Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

- Nhận định c. Đồng tình, vì: Khoản 2 Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là: tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

- Nhận định d. Không đồng tình, Vì: tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực làm việc, thì ngoài những nội dung chủ yếu (được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019) giữa người sử dụng lao động và người lao động có thể có những thỏa thuận khác. Ví dụ như:

+ Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm (Khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019).

+ Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết (Khoản 3 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019).

- Nhận định e. Không đồng tình, vì:

+ Căn cứ theo Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019, Người lao động chỉ có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

+ Người lao động không có nghĩa vụ cung cấp cho người sử dụng lao động những thông tin không liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động.

Luyện tập 2 trang 37 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết nguyên tắc nào của pháp luật lao động Việt Nam được đảm bảo trong các trường hợp dưới đây:

a. Ông A có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

b. Chị B thông qua tổ chức dịch vụ việc làm đã tìm kiếm được công việc phù hợp với trình độ và sức khoẻ của mình.

c. Em C (14 tuổi) uỷ quyền cho người giám hộ của mình kí kết hợp đồng làm việc với chủ nhiệm câu lạc bộ bơi lội của thành phố.

d. Giám đốc D kí quyết định sa thải người lao động khi người này tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty.

e. Bà Q không đồng tình với việc giám đốc công ty yêu cầu người lao động tự viết đơn xin thôi việc dù thời hạn hợp đồng vẫn còn.

Lời giải:

- Trường hợp a. Nguyên tắc: Tự do làm việc và tuyển dụng lao động

- Trường hợp b. Nguyên tắc: Tự do làm việc và tuyển dụng lao động

- Trường hợp c. Nguyên tắc: Tự do làm việc và tuyển dụng lao động

- Trường hợp d. Nguyên tắc: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

- Trường hợp e. Nguyên tắc: Bảo vệ người lao động

Luyện tập 3 trang 37 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cùng bạn đóng vai để nêu hậu quả và cách xử lí đối với vi phạm hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:

Trường hợp a. Chị T thuê một người giúp việc. Hợp đồng lao động được kí kết với thời hạn 12 tháng, các điều khoản về tiền lương, quyền và nghĩa vụ của hai bên được thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Làm việc được 3 tháng, người giúp việc mượn cớ về quê thăm nhà và không quay trở lại làm việc.

Trường hợp b. Trên địa bàn huyện X, một số doanh nghiệp không thực hiện kí hợp đồng với người lao động nhưng vì các doanh nghiệp này trả lương cao nên người lao động vẫn chấp nhận làm việc. Gần đây, do tình hình dịch bệnh nên các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công. Các doanh nghiệp đã cử người đến gặp, trực tiếp nói rõ lí do và thông báo nghỉ việc cho người lao động.

Trường hợp c. Anh V kí hợp đồng lao động với Công ty VP thời hạn 10 năm. Làm việc được 3 năm, Anh V thực hiện nghĩa vụ quân sự nên tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với Công ty VP. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh V quay lại làm việc nhưng Công ty VP từ chối tiếp nhận dù trước đó đã đồng ý tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và không có thoả thuận gì khác.

Lời giải:

♦ Trường hợp a.

- Hậu quả:

+ Hợp đồng lao động giữa chị T và người giúp việc chấm dứt.

+ Chị T phải tìm người giúp việc khác để thay thế.

+ Người giúp việc đã vi phạm pháp luật lao động, nên người này sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc; đồng thời có nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước (căn cứ theo Khoản 1 và 2 Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019).

- Cách xử lí: chị T nên tìm cách liên hệ với người giúp việc (qua điện thoại hoặc cách thức khác…) để trao đổi, thông báo với người này về một số vấn đề, như:

+ Xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Các quy định của pháp luật lao động về nghĩa vụ của người lao động khi thực hiện hành vi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

=> Từ đó, chị T có quyền yêu cầu người giúp việc thực hiện việc bồi thường. Nếu người giúp việc không thực hiện việc bồi thường, chị T có thể gửi đơn khiếu nạn lên Sở lao động Thương binh và xã hội…

♦ Trường hợp b.

- Hậu quả:

+Khi làm việc nhưng không kí kết hợp đồng lao động, thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều vi phạm pháp luật lao;

+ Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính đối với hành vi không giao kết hợp đồng với người lao động (mức phạt từ 2 đến 25 triệu đồng đối với cá nhân và từ 4 đến 40 triệu đồng đối với tổ chức)

+ Mặt khác, do không có hợp đồng ràng buộc, nên cả người sử dụng lao động và người lao động đều không được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp (khi xảy ra sự cố/ tranh chấp,…).

- Cách xử lí: Tập thể những người lao động bị thôi việc và đại diện các doanh nghiệp nên có sự thỏa thuận, trao đổi và các doanh nghiệp nên hỗ trợ một phần trợ cấp thôi việc cho người lao động.

♦ Trường hợp c.

- Hậu quả: Công ty VP đã vi phạm quy định của pháp luật lao động (vi phạm Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2019).

- Cách xử lí: anh P nên gửi đơn khiếu nại (lần 1) đến ban giám đốc công ty VP, nếu không nhận được sự hồi đáp và phương án giải quyết thỏa đáng; anh P có thể gửi đơn khiếu nại (lần 2) lên Chánh Thanh tra Sở lao động Thương binh và Xã hội nơi mà công ty VP đặt trụ sở chính để yêu cầu được hỗ trợ giải quyết.

Vận dụng

Vận dụng 4 trang 37 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch thực hiện một dự án nhỏ nhằm tuyên truyền quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động (gợi ý: mục đích, đối tượng tuyên truyền; thời gian, địa điểm tổ chức; hình thức, nội dung tuyên truyền;...)

Lời giải:

(*) Bài tham khảo:

- Mục đích: giúp người lao động tại địa phương hiểu rõ được những vấn đề cơ bản của pháp luật lao động về hợp đồng lao động; từ đó, giúp người lao động xây dựng được ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

- Đối tượng tuyên truyền: người lao động tại địa phương

- Thời gian: ngày…. / tháng …. / năm ………

- Địa điểm: Hội trường Nhà văn hóa thôn/ xã/ phường ………..

Hình thức: tọa đàm, thuyết trình,…

- Nội dung tuyên truyền:

+ Khái niệm, hình thức, nội dung và loại hợp đồng lao động

+ Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động

+ Các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động

+ Vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động

Đánh giá

0

0 đánh giá