Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11

372

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Bài 5 từ đó học tốt môn Kinh tế và pháp luật 11.

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11

Mở đầu trang 38 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Giả định em là người lao động, giữa em và người sử dụng lao động có tranh chấp về tiền lương hoặc bảo hiểm xã hội, em sẽ làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?

Lời giải:

(*) Tham khảo: Để bảo vệ quyền lợi của mình, em sẽ: gửi đơn khiếu nại (lần 1) đến ban giám đốc công ty. Nếu không nhận được sự hồi đáp và phương án giải quyết thỏa đáng; em sẽ gửi đơn khiếu nại (lần 2) lên Chánh Thanh tra Sở lao động Thương binh và Xã hội nơi mà công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu được hỗ trợ giải quyết.

Khám phá

1. Tiền lương và tiền thưởng

a) trang 39 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Trong thông tin trên, theo em những chủ thể nào được hưởng tiền lương, tiền thưởng?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 1)

Lời giải:

Chủ thể được hưởng tiền lương, tiền thưởng là người lao động.

b) trang 39 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, việc trả lương cho người lao động phải thực hiện những nguyên tắc nào?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 2)

Lời giải:

Nguyên tắc trả lương:

- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động uỷ quyền hợp pháp

- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

a) trang 39 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, anh K có thể được hưởng những khoản tiền nào từ công việc của mình? Anh K có quyền được kiến nghị không?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 3)

Lời giải:

- Những khoản tiền mà anh K được hưởng từ công việc của mình bao gồm:

+ Tiền lương tương ứng với thời gian làm việc bình thường.

+ Tiền lương tương ứng với thời gian làm thêm giờ vào ban đêm.

- Trong trường hợp công ty X vi phạm quy định của pháp luật lao động về tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm, thì anh K có quyền kiến nghị và yêu cầu công ty thực hiện đúng quy định.

b) trang 39 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Hãy nêu những quy định của pháp luật về trả lương làm thêm giờ vào ban đêm và ngừng làm việc mà em biết.

Lời giải:

- Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019: Quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

(1) Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

(3) Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

- Điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019: Quy định về tiền lương ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

(1) Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

(2) Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

(3) Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Câu hỏi trang 39 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Hãy trình bày hiểu biết của em về lương cơ bản, các khoản phụ cấp, quỹ tiền thưởng trong thông tin bên. Theo em, việc cải cách chính sách tiền lương có tác động như thế nào đến các chủ thể tham gia quan hệ lao động.

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 4)

Lời giải:

Nội dung thông tin trên cho biết về: cơ cấu tiền lương mới đối với: cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó:

+ Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);

+ Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

+ Tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

- Việc cải cách chính sách tiền lương sẽ góp phần nâng cao đời sống của người lao động.

2. Bảo hiểm xã hội

a) trang 40 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em nhận xét như thế nào về những chi phí mà Xí nghiệp X chi trả cho chị V? Những chi phí đó được lấy từ nguồn kinh phí nào? Vì sao chị V lại được xí nghiệp hỗ trợ hưởng toàn bộ chi phí trong thời gian điều trị bệnh?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 5)

Lời giải:

- Những chi phí mà Xí nghiệp X chi trả cho chị V là đúng theo quy định của pháp luật lao động.

- Những chi phí đó được lấy từ ngân sách hoạt động của xí nghiệp.

- Chị V được xí nghiệp hỗ trợ hưởng toàn bộ chi phí trong thời gian điều trị bệnh, vì: theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động và người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

b) trang 40 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Trong trường hợp 2, anh B có bị mất quyền lợi có được từ bảo hiểm xã hội không?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 6)

Lời giải:

- Trong trường hợp 2, anh B không bị mất quyền lợi từ bảo hiểm. Vì: theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được hưởng lương hưu khi đủ tuổi hoặc đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

c) trang 40 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, bạn H có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Vì sao? Hãy kể tên các loại hình bảo hiểm xã hội mà em biết.

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 6)

Lời giải:

Trong Trường hợp 3, bạn H phải tham gia bảo hiểm xã hội. Vì: theo quy định tại Điểm b) Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

- Các loại hình bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động được hưởng các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động được hưởng chế độ hưu trí; tử tuất.

3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

a) trang 42 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em nhận xét như thế nào về tranh chấp lao động xảy ra trong các trường hợp trên? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến những tranh chấp lao động đó?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 7)

Lời giải:

- Trong trường hợp 1: tranh chấp giữa Doanh nghiệp M và 30 lao động thuộc phân xưởng Y của doanh nghiệp này, là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, phát sinh trong quá trình chấm dứt quan hệ lao động.

- Trong trường hợp 2: tranh chấp giữa anh H và công ty M là tranh chấp về lợi ích, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

b) trang 42 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Có ý kiến cho rằng, tranh chấp lao động trong trường hợp 1 là tranh chấp cá nhân, trong trường hợp 2 là tranh chấp tập thể, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 7)

Lời giải:

- Đồng ý với ý kiến: tranh chấp lao động trong trường hợp 1 là tranh chấp cá nhân, trong trường hợp 2 là tranh chấp tập thể.

- Vì: theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019:

+ Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

c) trang 42 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của những người lao động trong các trường hợp trên? Trình tự, thủ tục giải quyết như thế nào?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 7)

Lời giải:

- Theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

+ Hòa giải viên lao động;

+ Hội đồng trọng tài lao động;

+ Tòa án nhân dân.

- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động:

+ Giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên lao động, trừ một số tranh chấp: sa thải; bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động;...

+ Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án. Bước này được áp dụng với trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải, hết hạn hòa giải mà không tiến hành hòa giải; hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp lao động:

+ Các bên có quyền: giải quyết tranh chấp trực tiếp hoặc thông qua đại diện, có quyền rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu, có quyền thay đổi người tiến hành giải quyết theo quy định.

+ Các bên có nghĩa vụ: cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 43 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Thời điểm trả lương do hai bên thoả thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.

B. Người lao động trong thời gian thử việc bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.

C. Tiền lương được xác định bởi các yếu tố như chức danh, kĩ năng, bằng cấp, kinh nghiệm và một số yếu tố khác tuỳ thuộc vào mỗi công ty.

D. Tiền thưởng do doanh nghiệp tự quyết định dựa trên các quy chế của doanh nghiệp và tham khảo các tổ chức đại diện cho tập thể người lao động.

E. Lao động nữ đã đóng bảo hiểm được 4 tháng thì trong thời gian nghỉ sinh con được hưởng chế độ thai sản từ bảo hiểm xã hội.

Lời giải:

- Nhận định A. Đồng tình, vì: theo Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019: Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

- Nhận định B. Không đồng tình, vì: tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là các đối tượng ký hợp đồng thử việc. Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Nhận định C. Không đồng tình, vì: căn cứ vào Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019: tiền lương sẽ bao gồm mức lương theo công việc và chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động). Tuy nhiên, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu(lưu ý: mức lương tối thiểu do nhà nước quy định)

- Nhận định D. Đồng tình, vì: theo Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019: Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

- Nhận định E. Không đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: lao động nữ được hưởng chế độ thai sản từ bảo hiểm xã hội khi đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Luyện tập 2 trang 43 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đóng vai người đại diện cho cơ quan bảo hiểm xã hội để tư vấn cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau:

Trường hợp a. Bà M là lao động trong Công ty X, đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đồng thời vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Sắp đến tuổi nghỉ hưu, bà M muốn biết mình được hưởng chế độ như thế nào?

Trường hợp b. Ông T nghe đài và nói với vợ việc mình nghỉ hưu có thể nhận lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng. Vợ của ông T lại cho rằng, người về hưu phải đến trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội uỷ quyền để nhận lương. Vợ chồng ông T muốn được giải đáp về vấn đề này.

Trường hợp c. Lãnh đạo Công ty H quyết định trích 10% Quỹ bảo hiểm xã hội của công ty để tổ chức các hoạt động du lịch, tham quan cho người lao động trong công ty. Một số nhân viên trong công ty băn khoăn không biết sử dụng Quỹ bảo hiểm như thế có vi phạm quy định của pháp luật không.

Lời giải:

♦ Trường hợp a.

- Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bà M sẽ được tính từ khi bà M bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng (trong trường hợp bà M đóng không liên tục thì thời gian được tính là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội).

- Căn cứ vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, nếu đã đủ từ 20 năm trở lên, thì bà M sẽ được hưởng các chế độ sau:

Thứ nhất, chế độ hưu trí (mức lương hưu hàng tháng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể, như: thời gian tham gia bảo hiểm xã hội; mức đóng bảo hiểm xã hội,…)

Thứ hai, được cấp thẻ Bảo hiểm y tế và hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh với mức 95% chi phí khám, chữa bệnh phát sinh.

Thứ ba, được hỗ trợ mai táng và tử tuất (khi bà M qua đời).

♦ Trường hợp b.

- Theo quy định về Phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng được quy định tại Điều 2 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: công dân có thể nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt hoặc qua qua tài khoản cá nhân.

- Để nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân, công dân cần thực hiện các bước sau:

+ (1) Kê khai số tài khoản cá nhân, ngân hàng nơi mở tài khoản vào tờ khai “Thông báo thay đổi thông tin người hưởng” theo Mẫu số 2-CBH ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2105 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

+ (2) Gửi thông tin đã kê khai (ở bước 1) lên cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi mình cư trú.

=> Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng qua tài khoản cá nhân công dân đã đăng ký.

♦ Trường hợp c.

+ Khoản 4, Điều 5, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Quỹ bảo hiểm xã hội phải được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch. Quỹ được sử dụng đúng mục đích, hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần (gồm: quỹ ốn đau và thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ hưu trí và tử tuất).

+ Như vậy, việc lãnh đạo Công ty H quyết định trích 10% Quỹ bảo hiểm xã hội của công ty để tổ chức các hoạt động du lịch, tham quan cho người lao động trong công ty là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Luyện tập 3 trang 43 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống 1. Chị K đang làm công nhân tại một công ty trách nhiệm hữu hạn. Ba tháng vừa rồi chị K và nhiều người lao động trong công ty chưa được nhận lương, mặc dù lãnh đạo công ty đã hứa nhiều lần. Trong công ty không có tổ chức công đoàn nên không ai đứng ra bảo vệ cho người lao động. Chị K đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị giải quyết.

a) Em nhận xét như thế nào về tranh chấp lao động trong trường hợp này?

b) Nếu là người thân của chị K, em sẽ hướng dẫn chị K thực hiện trình tự, thủ tục như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình và những người lao động khác?

Tình huống 2. Công ty V đã kí hợp đồng lao động với chị H, thời hạn hợp đồng là 12 tháng. Sau 3 tháng làm việc, Công ty V đã cử chị H đi đào tạo 3 tháng tại Hàn Quốc và chi trả mọi chi phí. Trước khi đi, chị H đã kí vào bản cam kết “Khi về nước sẽ làm việc trong công ty ít nhất 5 năm, nếu tự ý thôi việc trước 5 năm thì phải bồi thường toàn bộ chi phí mà công ty đã bỏ ra cho chị đi học”. Sau khi về nước, tiếp tục làm việc cho Công ty V được 2 năm thì chị H gửi đơn xin thôi việc với lí do gia đình chị chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã kí với công ty, sau đó chị H chính thức nghỉ việc. Công ty V gửi công văn yêu cầu chị H phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo là 500 triệu đồng. Chị H không đồng ý bồi thường nên Công ty V đã gửi đơn đề nghị Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa công ty và chị H.

a) Em nhận xét như thế nào về tranh chấp lao động trong trường hợp này?

b) Nếu chị H không muốn phải bồi thường chi phi đào tạo, chị H cần làm gì?

Lời giải:

♦ Trả lời câu hỏi tình huống 1

- Yêu cầu a)

+ Tranh chấp lao động giữa chị K với công ty là tranh chấp cá nhân, phát sinh trong quá trình thực hiện quan hệ lao động (liên quan đến vấn đề tiền lương);

+ Trong trường hợp này, chủ thể vi phạm pháp luật lao động là phía công ty, vì: công ty đã thanh toán tiền lương không đúng hạn cho người lao động.

- Yêu cầu b) Trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp giữa chị K và công ty:

+ Bước 1, tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động:

(1) Hòa giải viên lao động sẽ triệu tập các bên và tổ chức phiên họp hòa giải;

(2) Kết thúc phiên họp, nếu hòa giải thành công, thì hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản hòa giải thành; nếu không thành công thì hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải không thành.

(3) Trong trường hợp hòa giải không thành, chị K có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết.

+ Bước 2, tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động

(1) Hội đồng trọng tài lao động được thành lập trong vòng 07 ngày.

(2) Ban trọng tài lao động sẽ ra quyết định giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên trong vòng 30 ngày.

(3) Trong trường hợp một trong các bên (người lao động và người sử dụng lao động) không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động, thì các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

+ Bước 3, tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua tòa án nhân dân (tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự).

♦ Trả lời câu hỏi tình huống 2

Yêu cầu a)

+ Tranh chấp lao động giữa chị H với công ty là tranh chấp cá nhân về quyền và nghĩa vụ, phát sinh trong quá trình thực hiện quan hệ lao động (liên quan đến vấn đề: hợp đồng đào tạo nghề).

+ Trong trường hợp này, người vi phạm pháp luật lao động là chị H, vì: chị H đã vi phạm điều khoản đã kí kết với công ty trong Hợp đồng đào tạo nghề. Do đó, căn cứ theo Khoản 3 điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, chị H có nghĩa vụ phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty V.

- Yêu cầu b)

+ Nếu không muốn phải bồi thường chi phí đào tạo, chị H cần nghiêm túc tuân thủ đúng những điều khoản đã kí kết trong hợp đồng đào tạo nghề giữa chị với công ty V.

+ Trong trường hợp, chị H vẫn kiên quyết muốn nghỉ việc, chị H nên thỏa thuận, trao đổi lại với ban lãnh đạo công ty V về mức bồi thường chi phí đào tạo. Có thể áp dụng công thức sau:

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 8)

Trong đó:

S là: chi phí đào tạo mà người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động;

F là: tổng chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động đã chi trả theo thực tế cho 01 người lao động.

T là: thời gian mà người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải làm việc sau khi hoàn thành khóa đào tạo (thời gian này tính bằng số làm tròn)

T1 là: thời gian người lao động (được cử đi đào tạo) đã làm việc cho người sử dụng lao động sau quá trình đào tạo (thời gian này tính bằng số làm tròn).

=> Nếu áp dụng theo công thức này, số tiền mà chị H phải hoàn trả cho phía công ty V sẽ là: 300 triệu đồng.

Vận dụng

Vận dụng 4 trang 44 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy sưu tầm các quy định pháp luật lao động về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp, giải quyết tranh chấp lao động và xây dựng thành bộ câu hỏi (có đáp án) để sử dụng cho buổi toạ đàm với chủ đề: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Lao động.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số câu hỏi về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

♦ Câu hỏi số 1: Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Chính sách này có ý nghĩa thế nào đối với đời sống người lao động?

Đáp:

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Chính sách bảo hiểm xã hội (viết tắt: BHXH). Chính sách BHXH là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia, bao gồm 02 loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, trong đó chính sách BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân để hưởng các chế độ theo quy định.

- Chính sách BHXH tự nguyện có ý nghĩa rất lớn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho những người lao động tự do giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, giúp bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho mỗi người khi hết tuổi lao động.

- Chính những lợi ích thiết thực do BHXH tự nguyện mang lại nên những năm qua, tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện không ngừng tăng lên. Theo BHXH Việt Nam, năm 2008, cả nước có 6.000 người tham gia BHXH tự nguyện, đến năm 2018, con số này tăng lên 320.000 người và tính đến tháng 6/2019 là 420.000 người, tăng rất nhanh so với những năm trước đó.

- Để khuyến khích hơn nữa người dân tham gia BHXH tự nguyện nhằm thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Riêng về chính sách BHXH tự nguyện sẽ được cải cách theo hướng mở rộng các chế độ (ngoài chế độ hưu trí và tử tuất) đối với người tham gia, tăng mức hỗ trợ đóng BHXH từ nguồn ngân sách nhà nước. Dự kiến chính sách BHXH mới sẽ được điều chỉnh từ năm 2021.

♦ Câu hỏi số 2: Ai có thể tham gia BHXH tự nguyện?

Đáp:

- Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tức là những người làm các công việc tự do, công việc tự làm có thu nhập (không hưởng tiền lương, tiền công, không thuộc đối tượng đang tham gia BHXH bắt buộc).

♦ Câu hỏi số 3: Người lao động trước đây đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, có thể tham gia BHXH tự nguyện được không?

Đáp:

- Người lao động trước đây có khoảng thời gian làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có hưởng lương và tham gia BHXH bắt buộc, nếu vì lý do nào đó phải nghỉ việc, không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc thì vẫn có thể chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện, tích lũy thêm thời gian đóng BHXH nói chung để đủ điều kiện hưởng các quyền lợi từ chính sách BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí.

♦ Câu hỏi số 4: Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng những chế độ gì?

Đáp:

- Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

♦ Câu hỏi số 5: Điều kiện để người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu như thế nào?

Đáp:

- Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Người lao động nam đã đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

♦ Câu hỏi số 6Mức hương hưu hàng tháng được tính, hưởng như thế nào?

Đáp:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2019 có thời gian tham gia BHXH tự nguyện là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm thì được hưởng lương hưu hằng tháng với mức bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

- Lao động nữ nghỉ hưu có thời gian tham gia BHXH tự nguyện là 15 năm thì được hưởng lương hưu hằng tháng với mức bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

- Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng và được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng.

♦ Câu hỏi số 7: Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ BHXH một lần trong trường hợp nào?

Đáp:

- Người lao động tham gia BHXH tự nguyện có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

+ Ra nước ngoài để định cư;

+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế.

+ Sau một năm không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; và 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

♦ Câu hỏi số 8: Người tham gia BHXH tự nguyện khi nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) như thế nào?

Đáp:

- Người tham gia BHXH tự nguyện khi nghỉ hưu được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT (không phải mất tiền mua BHYT) và hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh theo Luật Bảo hiểm y tế, với mức 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh phát sinh (chỉ phải chi trả 5%).

♦ Câu hỏi số 9: Người tham gia BHXH tự nguyện được trợ cấp mai táng trong những trường hợp nào ?

Đáp:

- Người tham gia BHXH tự nguyện không may bị chết thì được hưởng trợ cấp mai táng trong các trường hợp sau:

+ Có thời gian đóng BHXH tự nguyện 60 tháng trở lên ;

+ Đang hưởng lương hưu.

- Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định tại thời điểm hưởng.

♦ Câu hỏi số 10Người tham gia BHXH tự nguyện được trợ cấp tuất trong những trường hợp nào?

Đáp:

- Người lao động đang đóng BHXH tự nguyện, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

♦ Câu hỏi số 11: Người lao động tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn các phương thức đóng nào ?

Đáp:

- Người lao động có thể lựa chọn các phương thức sau:

+ Đóng hằng tháng;

+ Đóng 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần;

+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

♦ Câu hỏi số 12: Mức đóng BHXH tự nguyện và mức hỗ trợ của Nhà nước được quy định như thế nào?

Đáp:

- Mức đóng hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

- Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (giai đoạn 2016-2020 quy định là 700.000 đồng), cụ thể:

+ Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;

+ Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

- Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

(*) Lưu ý: Đối với các vấn đề khác (tiền lương; tiền thưởng; bảo hiểm xã hội bắt buộc; tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động), học sinh tự sưu tầm thông tin và xây dựng bộ câu hỏi.

Đánh giá

0

0 đánh giá