Giữa hai bản phẳng song song nhiễm điện có cường độ điện trường đều

377

Với giải Hoạt động 1 trang 72 Vật Lí 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 18: Điện trường đều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giữa hai bản phẳng song song nhiễm điện có cường độ điện trường đều 

Hoạt động 1 trang 72 Vật Lí 11: Giữa hai bản phẳng song song nhiễm điện có cường độ điện trường đều là E. Một điện tích q > 0 có khối lượng m bay vào trong điện trường đều trên với vận tốc stack v subscript 0 with rightwards arrow on top theo phương vuông góc với đường sức. Môi trường giữa hai bản phẳng nhiễm điện là chân không. Biết rằng trong hiện tượng này, trọng lực là rất nhỏ so với lực điện. Hãy so sánh vectơ lực điện tác dụng lên điện tích q trong Hình 18.3 với vectơ trọng lực tác dụng lên vật khối lượng m chuyển động ném ngang trong trường trọng lực như Hình 18.4. Từ đó chỉ ra rằng có sự tương tự giữa hai chuyển động nói trên.

Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 18: Điện trường đều (ảnh 5)

Lời giải:

- Trong hình 18.3: Điện tích chuyển động theo phương ngang với vận tốc ban đầu v with rightwards arrow on top subscript 0 dưới tác dụng của lực điện (đã bỏ qua trọng lực tác dụng lên điện tích).

Vectơ lực điện có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống: F with rightwards arrow on top equals q E with rightwards arrow on top.

- Trong hình 18.4: Vật khối lượng m chuyển động theo phương ngang với vận tốc ban đầu v with rightwards arrow on top subscript 0 chịu tác dụng của trọng lực.

Vecto trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống: P with rightwards arrow on top equals m g with rightwards arrow on top.

rightwards double arrow Nhận xét: từ 2 hình ta thấy:

- Lực điện F with rightwards arrow on top và trọng lực P with rightwards arrow on top tương tự nhau.

- Điện tích q và vật m tương tự nhau đều coi là chất điểm.

- Cường độ điện trường E with rightwards arrow on top và gia tốc trọng trường g with rightwards arrow on top tương tự nhau.

- Quỹ đạo chuyển động của điện tích (hay vật m) đều có dạng là một nhánh của đường parabol. Từ đó, chứng tỏ có sự tương tự giữa hai chuyển động ở 2 hình trên.

Đánh giá

0

0 đánh giá