a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào

355

Với giải Khám phá 2 trang 26 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem: 

a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào

Khám phá 2 trang 26 GDCD 7: a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào với người dân Quảng Nam và cả nước?

b) Lễ Tịch điền có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nam và cả nước?

c) Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa phố cổ Hội An, Lễ Tịch điền đối với người dân và cả nước.

- Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa trên và những hiểu biết của bản thân, nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

Lời giải:

a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân Quảng Nam và cả nước vì:

- Lưu giữ những di sản văn hóa độc đáo

- Được xem như bảo bảo tàng sống về kiến trúc đô thị

- Lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng

b) Lễ Tịch điền có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Hà Nam và cả nước vì không chỉ thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền , giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền thân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp.

c) Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội:

Trong nước:

- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Thế giới:

- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN.

- Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Xem thêm các bài giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 24 GDCD 7: Em hãy tìm và hát những làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc: quan họ, chèo, hát ru ... Theo em, những làn điệu trên có có phải là di sản văn hóa của Việt Nam không? Vì sao?

Khám phá 1 trang 24, 25 GDCD 7: a) Trong những bức ảnh trên, đâu là di sản văn hóa? Đâu không phải là di sản văn hóa? Em hãy chỉ ra đâu là di sản văn hóa vật thể, đâu là di sản văn hóa phi vật thể?

Khám phá 3 trang 27 GDCD 7: a) Chính quyền và nhân dân xã V đã thực hiện những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa như thế nào?

Khám phá 4 trang 28 GDCD 7: a) Em hãy nêu những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp và các bức tranh trên

Luyện tập 1 trang 29 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Luyện tập 2 trang 30 GDCD 7: Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:

Luyện tập 3 trang 30 GDCD 7: Xử lí tình huống

Luyện tập 4 trang 30 GDCD 7: Địa phương nơi em sinh sống có di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó?

Vận dụng 1 trang 30 GDCD 7: Em cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về các di sản văn hóa của địa phương ,... sau đó, thiết kế thành một tờ báo tường và thuyết trình về ý nghĩa của các di sản văn hóa đó.

Vận dụng 2 trang 30 GDCD 7: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ một di sản ở địa phương em theo bảng gợi ý sau:

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá