Soạn bài Ngữ văn 10 Kết nối tri thức: Củng cố, mở rộng trang 96

418

Tài liệu soạn bài Củng cố, mở rộng trang 96 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10 Tập 2. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 96

Câu 1

Ngữ văn 10 trang 96 Câu hỏi: Tổng hợp thông tin về các văn bản đã học trong bài theo gợi ý sau:

Tên văn bản

Tên tác giả

Thông tin chính

Các bằng chứng, số liệu

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

- Đọc lại ba văn bản Sự sống và cái chết; Nghệ thuật truyền thống của người Việt; Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Dựa vào kiến thức đã học về ba văn bản trên để hoàn thành bảng theo yêu cầu.

Trả lời:

Tên văn bản

Tên tác giả

Thông tin chính

Các bằng chứng, số liệu

Sự sống và cái chết

Trịnh Xuân Thuận

- Sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất theo chiều dọc và chiều ngang.

- Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.

- Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.

- Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.

- Trái Đất cách đây 3 tỉ năm chỉ có vi khuẩn và vi khuẩn cổ sinh.

- Trái Đất 500 triệu năm trước xuất hiện thêm một số loài sinh vật khác như tảo biển, rêu, nấm, sâu bọ, tôm, cua, …

- Trái Đất 140 triệu năm trước, thiên nhiên đa dạng hơn, có cây cối, hoa quả, …

Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Nguyễn Văn Huyên

- Khiếu thẩm mỹ của người Việt đối với cái đẹp, đồ trang trí, trang sức, …

- Sự ảnh hưởng của tôn giáo đến tư tưởng của người nghệ sĩ cũng như cách họ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.

- Kiến trúc là nền nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Việt Nam và mang tính chất tôn giáo, thể hiện cái vĩ đại và bí ẩn mà vẫn có tính đều đặn và đối xứng.

- Nghệ thuật điêu khắc gỗ phụ thuộc vào kiến trúc và là môn nghệ thuật mà người Việt thành công nhất.

- Nghệ thuật đúc đồng cũng là nền nghệ thuật tiêu biểu ở Việt Nam, thường phát triển ở một số vùng nhất định.

- Các cung điện lộng lẫy ở Huế, đền thờ Khổng Tử tại Hà Nội, các ngôi chùa Phật Tích, Bút Tháp, … là những công trình đỉnh cao tiêu biểu cho kĩ thuật của người nghệ sĩ Việt Nam.

- Tượng nhà sư ở Pháp Vũ tại Hà Đông, chùa Keo tại Thái Bình, chùa Cói tại Vĩnh Yên, … đều là những kiệt tác điêu khắc gỗ với phong cách tao nhã.

- Minh chứng cho nghệ thuật đúc đồng là những bồn vạc ở Huế, tượng Trấn Vũ của đền Quán Thánh tại Hà Nội,  …

Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Lê My

- Khái quát về tầng ozone và vai trò của nó đối với Trái Đất. Nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng.

- Những tổn hại to lớn mà hợp chất CFC gây ra với tầng ozone. Các nhà nghiên cứu khoa học ý thức được sự nghiêm trọng của lỗ thủng tầng ozone.

- Sự đồng lòng, đoàn kết của các nước và Liên Hợp Quốc đưa ra các giải pháp nhằm phục hồi và bảo vệ tầng ozone.

- Số liệu hóa học về hợp chất CFC và sự bào mòn tầng ozone của nó.

- Hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam cực.

 

 

Câu 2

Ngữ văn 10 trang 96 Câu hỏi: Tìm đọc thêm một số văn bản thông tin về sự sống trên Trái Đất và hoạt động bảo vệ môi trường. So sánh các thông tin đó với thông tin mà bạn đã học trong các văn bản trên.

Phương pháp giải:

- Tìm đọc thêm một số văn bản thông tin về sự sống trên Trái Đất và hoạt động bảo vệ môi trường.

- Dựa vào kiến thức đã học để đối chiếu so sánh với văn bản tìm đọc thêm.

Trả lời:

Học sinh tự tìm đọc và so sánh thông tin của các văn bản với nhau.

Câu 3

Ngữ văn 10 trang 96 Câu hỏi: Sưu tầm một số nội quy, văn bản hướng dẫn ở trường học hoặc địa phương nơi bạn sinh sống để tham khảo cách viết loại văn bản này.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu cách viết văn bản nội quy, hướng dẫn ở trên mạng hoặc ở trường học hay địa phương.

Trả lời:

Học sinh tự tìm hiểu về văn bản nội quy, hướng dẫn ở trường học hoặc ở địa phương nơi cư trú để tham khảo cách viết.

Câu 4

Ngữ văn 10 trang 96 Câu hỏi: Soạn thảo một văn bản nội quy về việc sử dụng thư viện của lớp/ trường và đưa ra trao đổi cùng các bạn.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và đã tìm hiểu, tham khảo về cách viết văn bản nội quy để soạn thảo một văn bản nội quy về việc sử dụng thư viện của lớp/trường.

Trả lời:

Phòng GD & ĐT ….                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường ……                                                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  

 

Nội quy việc sử dụng thư viện ở trường học

1. Bạn đọc của Thư viện

     Các thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường, các em học sinh trong toàn trường đều có quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội quy thư viện.

2. Trách nhiệm của bạn đọc

a) Khi vào Thư viện:

- Báo cáo với cán bộ phụ trách thư viện lớp đang theo học, họ và tên của giáo viên chủ nhiệm trước khi vào thư viện.

- Gửi, để cặp, túi, vật dụng cá nhân khác và phương tiện đi lại vào đúng nơi quy định. Bạn đọc có trách nhiệm tự quản lý tiền, các tư trang và các giấy tờ cá nhân có giá trị khác.

b) Trong Thư viện:

- Chấp hành đúng các quy định của Thư viện về việc sử dụng tài liệu Thư viện.

- Thực hiện nếp sống văn minh: Đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn, không có các hành vi thiếu văn hóa khác làm ảnh hưởng đến trật tự chung và môi trường, cảnh quan Thư viện.

- Bảo vệ tài sản của Thư viện:

+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;

+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.

- Không được vào các khu vực dành riêng cho nhân viên Thư viện nếu không có nhiệm vụ.

c) Khi ra khỏi thư viện:

- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).

- Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Thư viện khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.

3. Sử dụng tài liệu Thư viện

     Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.

a) Đọc tại chỗ

- Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;

- Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;

- Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.

b) Mượn về nhà

     Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.

c) Sử dụng hệ thống tra cứu

- Bộ máy tra cứu của Thư viện gồm hệ thống mục lục truyền thống, các cơ sở dữ liệu, mục lục đọc máy công cộng trực tuyến;

- Khi sử dụng bộ máy tra cứu truyền thống như hệ thống mục lục, các hộp phích chuyên đề, bạn đọc không được xé phích, rút phích ra khỏi ô phích; Khi sử dụng bộ máy tra cứu hiện đại như các cơ sở dữ liệu, mục lục đọc máy công cộng trực tuyến, bạn đọc phải tuân theo chỉ dẫn, quy định của Thư viện; Không sử dụng máy tính tra tìm thông tin vào mục đích khác.

d) Sao chụp tài liệu trong thư viện

     Bạn đọc được phép sao chụp tài liệu theo quy định của Thư viện.

4. Xử lý vi phạm

     Nếu bạn đọc vi phạm các quy định trong Nội quy này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị một trong những hình thức xử lý sau:

a) Thu hồi thẻ Thư viện tạm thời hay vĩnh viễn; Xử lý hành chính và bồi thường thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền các trường hợp sau:

- Mượn tài liệu quá thời hạn quy định;

- Sao chụp trái phép tài liệu Thư viện;

- Làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện;

- Vi phạm nội quy Thư viện;

     Mức phạt và bồi thường theo quy định của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa - Thông tin và các quy định khác của Pháp luật trong lĩnh vực này.

b) Trong trường hợp làm hư hại nghiêm trọng vốn tài liệu và các tài sản khác của Thư viện, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.

5. Tổ chức thực hiện

     Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.

…, ngày … tháng … năm …

            Hiệu trưởng                                                                            Cán bộ phụ trách thư viện

      (Ký tên, đóng dấu)                                                                            (Ký và ghi rõ họ tên)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá