Soạn bài Ngữ văn 10 Kết nối tri thức: Con đường không chọn

758

Tài liệu soạn bài Con đường không chọn Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10 Tập 2. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Con đường không chọn

Trước khi đọc

Ngữ văn 10 trang 105 Câu 1: Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức cá nhân, nhớ lại những trường hợp cần lựa chọn để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

- Học sinh tự trả lời câu hỏi.

- Gợi ý: có thể thấy khó khăn, phân vân không biết nên lựa chọn cái nào cho thích hợp; hoặc không thấy khó khăn hay băn khoăn gì mà có thể lựa chọn ngay lập tức.

Ngữ văn 10 trang 105 Câu 2: Điều gì đã khiến bạn đưa ra quyết định lựa chọn của mình khi ấy? Bạn thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn đó của bản thân?

Phương pháp giải:

     Nhớ lại những lần phải lựa chọn, suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận của mình.

Trả lời:

- Để có thể quyết định được lựa chọn của mình, tôi đã tham khảo ý kiến của bố mẹ, người thân hoặc bạn bè và sau đó lắng nghe suy nghĩ của bản thân để lựa chọn.

- Tôi không cảm thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn của bản thân, tôi chấp nhận lựa chọn đó một cách tự nhiên.

Trong khi đọc

Ngữ văn 10 trang 105 Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ Con đường không chọn.

- Dựa vào nội dung khổ thơ đầu để xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Trả lời:

     Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người khách lữ hành và đang đứng trước tình huống phải lựa chọn một trong hai con đường để đi tiếp.

Ngữ văn 10 trang 105 Câu 2: Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?

Phương pháp giải:

     Đọc kĩ ba khổ đầu của bài thơ, tập trung vào chi tiết miêu tả lối rẽ để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

     Hai lối rẽ là hai con đường dường như chưa có ai đặt chân đến, chúng nằm giữa rừng lá vàng; một lối rẽ trải dài khuất dạng sau một bụi cây; còn lối rẽ bên kia có một mặt cỏ rậm trên mặt đường và có chút ít dấu mòn không rõ.

Ngữ văn 10 trang 105 Câu 3: Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?

Phương pháp giải:

     Đọc kĩ đoạn cuối của bài thơ để biết nhân vật trữ tình chọn lối rẽ nào.

Trả lời:

     Nhân vật trữ tình đã chọn lối mòn ít có ai đi lại với mong muốn được khám phá thêm nhiều thứ mới lạ.

Trả lời câu hỏi

Ngữ văn 10 trang 107 Câu 1: “Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho bạn nghĩ đến điều gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.

- Dựa vào nội dung bài thơ và ý nghĩa của ẩn dụ “con đường”, “lối rẽ” để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

     Những ẩn dụ “con đường” và “lối rẽ” gợi cho tôi nghĩ đến những khó khăn khi phải lựa chọn, sự phân vân và băn khoăn không biết nên chọn gì. “Con đường” là câu hỏi và “lối rẽ” là những lựa chọn được đưa ra.

Ngữ văn 10 trang 107 Câu 2: Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.

- Dựa vào nội dung bài thơ và ý nghĩa nhan đề để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

     Theo tôi, Rô-bớt Phờ-rót đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn chứ không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi là vì

- Ông muốn nhấn mạnh vào sự lựa chọn của nhân vật trữ tình, nhấn mạnh vào con đường mà nhân vật không chọn cũng như suy nghĩ của nhân vật về lựa chọn của mình.

- Nếu đặt tên nhan đề là Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi thì chưa thật sự truyền tải được hết thông điệp của bài thơ, cũng như chưa tạo được ấn tượng của độc giả với sự lựa chọn của nhân vật trữ tình.

Ngữ văn 10 trang 107 Câu 3: Hai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai lối rẽ?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.

- Tập trung vào ba khổ thơ đầu miêu tả hai lối rẽ trong rừng để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

- Hai lối rẽ trong rừng gần như không có sự khác nhau, chúng đều là những lối rẽ đầy cây cỏ và bụi rậm khó phân biệt, có chăng chỉ là dấu mòn của hai lối đôi chút khác nhau.

- Có lẽ chính vì sự giống nhau của hai lối rẽ mà nhân vật trữ tình khó lựa chọn được lối đi cho mình, anh phân vân không biết lựa chọn nào là tốt cho mình hơn.

Ngữ văn 10 trang 107 Câu 4: Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.

- Tập trung vào khổ thơ viết về sự lựa chọn của nhân vật trữ tình cùng với hoàn cảnh của anh để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

     Nhân vật đang trên hành trình lữ hành, khám phá những điều mới mẻ vậy nên khi anh không thể lựa chọn cả hai lối rẽ thì anh cũng không thể không chọn bất cứ lối rẽ nào. Anh cần phải đưa ra lựa chọn một lối đi để có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình và đây là một sự lựa chọn khó khăn.

Ngữ văn 10 trang 107 Câu 5: Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo bạn, anh ta có thật sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.

- Tập trung vào khổ thơ cuối, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi lựa chọn một lối rẽ để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

     Theo tôi, khi nhân vật đưa ra sự lựa chọn cuối cùng của mình, anh vẫn còn đôi chút băn khoăn và phân vân, anh chưa thật sự tin vào quyết định của mình và chưa biết sự lựa chọn đó sẽ đem lại cho anh điều gì.

Ngữ văn 10 trang 107 Câu 6: Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.

- Dựa vào cảm xúc của nhân vật trữ tình khi lựa chọn một lối rẽ và liên hệ với cảm nhận của bản thân để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

     Tôi cảm thấy đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ. Vì tôi nhận thấy hình ảnh của mình qua nhân vật trữ tình; sự phân vân, không quyết của mình mỗi khi phải lựa chọn. Lựa chọn là một vấn đề đầy sự khó khăn.

Ngữ văn 10 trang 107 Câu 7: Hãy nêu một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với cá nhân bạn.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.

- Dựa vào nội dung bài thơ và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

     Với tôi, bài thơ đã giúp tôi hiểu hơn về sự lựa chọn, cần phải có sự dứt khoát, quyết tâm hơn khi lựa chọn. Dù cho lựa chọn có khó khăn đến đâu thì cũng cần phải quyết tâm, đừng quá băn khoăn suy nghĩ mà hãy chấp nhận lựa chọn của bản thân.

Kết nối đọc - viết

Ngữ văn 10 trang 107 Câu hỏi: Từ bài thơ này, theo bạn, làm thế nào để chúng ta cam đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào ý nghĩa của bài thơ cùng với suy nghĩ cá nhân để chia sẻ những điều giúp ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành.

Trả lời:

     Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp phải những câu hỏi, những vấn đề cần phải đưa ra sự lựa chọn. Khi phải đưa ra một lựa chọn, chúng ta thường có sự phân vân, băn khoăn không biết nên chọn thế nào hay suy nghĩ liệu lựa chọn đó là tốt hay xấu, … Vậy phải làm thế nào để chúng ta cam đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Đầu tiên, để không thấy khó khăn khi lựa chọn, chúng ta cần phải đối mặt trực tiếp với những thử thách, không nên quá băn khoăn về sự giống và khác nhau giữa các lựa chọn. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Con đường không chọn đã thấy khó khăn vì hai lối rẽ đều khá giống nhau, anh phân vân không biết mình nên lựa chọn lối đi nào. Sự băn khoăn khiến chúng ta lo sợ nhiều thứ và dẫn đến sự rối loạn về suy nghĩ. Thay vì lo lắng sự đúng sai, tốt xấu, sự giống và khác nhau giữa các lựa chọn thì chúng ta nên lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Tự cảm nhận bản thân cần gì và nên làm gì, lắng nghe con tim mình và không nên suy nghĩ về sự may mắn hay hối hận về lựa chọn của mình. Dù lựa chọn của chúng ta có đúng hay sai thì chúng ta cũng cần phải chấp nhận nó, không nên oán trách hay than vãn. Cuối cùng, để có thể can đảm khi lựa chọn, chúng ta cần phải tự rèn luyện bản thân, rèn luyện sự quyết tâm khi đưa ra một quyết định nào đó một cách kiên định, đừng để bản thân cảm thấy nuối tiếc điều gì.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá