Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây, nhớ lại những trải nghiệm

342

Với giải Khám phá 2 trang 33 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem: 

Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây, nhớ lại những trải nghiệm

Khám phá 2 trang 33 GDCD 7: Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây, nhớ lại những trải nghiệm của bản thân và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nêu biểu hiện của cơ thể trong mỗi bức tranh.

b) Ngoài ra, cơ thể thường có những biểu hiện gì khi căng thẳng?

c) Em hãy xếp các biểu hiện đó vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất. (2) Tinh thần. (3) Hành vi. (4) Cảm xúc

Phương pháp giải:

- Quan sát bức tranh, nhớ lại những trải nghiệm của bản thân và nêu những biểu hiện của cơ thể trong mỗi bức tranh.

- Nêu được những biểu hiện khi cơ thể căng thẳng

- Xếp các biểu hiện đó vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất. (2) Tinh thần. (3) Hành vi. (4) Cảm xúc

Lời giải:

a) Bức tranh 1: Đau đầu

Bức tranh 2: Toát mồ hôi tay

Bức tranh 3: Khóc lóc

Bức tranh 4: Đau bụng

Bức tranh 5: Cáu giận và la hét

Bức tranh 6: Chán ăn

Bức tranh 7: Sợ hãi

b) Những biểu hiện khi cơ thể căng thẳng:

- Sa sút trí nhớ

- Buồn bã.

- Đau tức ngực khó thở.

- Ăn uống bất thường,

- Tức giận.

- Cơ thể mệt mỏi.

- Không tập trung được trong công việc.

- Dễ nổi nóng.

- Hấp tấp.

- Căng thẳng.

c) (1) Thể chất: Đau tức ngực khó thở, cơ thể mệt mỏi.

(2) Tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không tập trung được trong công việc.

(3) Hành vi: Ăn uống bất thường, hấp tấp.

(4) Cảm xúc: Căng thẳng, dễ nổi nóng, tức giận.

Xem thêm các bài giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 31 GDCD 7: Em hãy chia sẻ một lần em bị căng thẳng. Khi đó, em đã làm gì?

Khám phá 1 trang 31 GDCD 7: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Khám phá 3 trang 35 GDCD 7: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Khám phá 4 trang 35 GDCD 7: Em hãy đọc những trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Luyện tập 1 trang 36 GDCD 7: Hãy viết lại những suy nghĩ, lời nói tiêu cực sau đây thành những suy nghĩ, lời nói tích cực:

Luyện tập 2 trang 36 GDCD 7: Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Luyện tập 3 trang 36 GDCD 7: Tập thở: Khi căng thẳng, sợ hãi, em có thể tập trung vào hơi thở của mình để giúp bản thân bình tĩnh lại và xử lý tình huống một cách tỉnh táo.

Luyện tập 4 trang 36 GDCD 7: Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Vận dụng 1 trang 36 GDCD 7: Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó.

Vận dụng 2 trang 36 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một vở kịch ngắn về tâm lí căng thẳng của học sinh và cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá