Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

489

Với giải Khám phá 3 trang 35 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem: 

Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

Khám phá 3 trang 35 GDCD 7: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên.

b) Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?

Phương pháp giải:

- Đọc tình huống và nêu được những nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn.

- Liệt kê thêm những nguyên nhân khác thường và nêu những ảnh hưởng của nguyên nhân đó đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?

Lời giải:

a)Tình huống 1:

Nguyên nhân: Do khối lượng kiến thức cần phải ôn tập quá nhiều, ngoài việc học ở trường còn phải học thêm ở trung tâm hơn nữa việc di chuyển cũng khiến T thêm mệt mỏi.

Ảnh hưởng: T thường xuyên đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập sa sút.

Tình huống 2:

Nguyên nhân: A bị người lạ đe dọa và quấy rầy bằng rất nhiều tin nhắn có nội dung khiếm nhã.

Ảnh hưởng: A thường mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng và cảm thấy sợ hãi khi đến trường.

Tình huống 3:

Nguyên nhân: Bị bạn học chặn đường bắt nạt và đánh vì không cho bạn chép bài.

Ảnh hưởng: N rất sợ hãi, không dám đến trường vì sợ bị đánh.

Tình huống 4:

Nguyên nhân: M luôn phải cố ép bản thân đạt được những kì vọng mà bố mẹ mong muốn.

Ảnh hưởng: M thu mình, không muốn tiếp xúc với ai, cáu gắt, tranh cãi với bố mẹ, quát mắng em vô cớ

b) Nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh:

- Tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh tật...

- Kỳ vọng chúng ta tự đặt ra cho chính mình.

- Kỳ vọng từ gia đình, bạn bè, thầy cô

- Môi trường vật lý xung quanh: chẳng hạn như tiếng ồn, chuyển động, thời tiết hoặc thay đổi theo mùa.

- Môi trường học tập áp lực: quá nhiều bài tập, kết quả học tập đáng thất vọng, - không đủ thời gian học tập, sống xa nhà, không đủ tiền chi trả cho học tập, ...

- Môi trường gia đình: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân.

Xem thêm các bài giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 31 GDCD 7: Em hãy chia sẻ một lần em bị căng thẳng. Khi đó, em đã làm gì?

Khám phá 1 trang 31 GDCD 7: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Khám phá 2 trang 33 GDCD 7: Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây, nhớ lại những trải nghiệm của bản thân và trả lời câu hỏi:

Khám phá 4 trang 35 GDCD 7: Em hãy đọc những trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Luyện tập 1 trang 36 GDCD 7: Hãy viết lại những suy nghĩ, lời nói tiêu cực sau đây thành những suy nghĩ, lời nói tích cực:

Luyện tập 2 trang 36 GDCD 7: Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Luyện tập 3 trang 36 GDCD 7: Tập thở: Khi căng thẳng, sợ hãi, em có thể tập trung vào hơi thở của mình để giúp bản thân bình tĩnh lại và xử lý tình huống một cách tỉnh táo.

Luyện tập 4 trang 36 GDCD 7: Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Vận dụng 1 trang 36 GDCD 7: Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó.

Vận dụng 2 trang 36 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một vở kịch ngắn về tâm lí căng thẳng của học sinh và cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá