Hãy tìm hiểu và cho biết các dấu hiệu thường gặp để nhận biết cây thiếu chất dinh dưỡng

241

Với giải Câu hỏi thảo luận 4 trang 11 Chuyên đề Hóa 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Phân bón vô cơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Hãy tìm hiểu và cho biết các dấu hiệu thường gặp để nhận biết cây thiếu chất dinh dưỡng

Câu hỏi thảo luận 4 trang 11 Chuyên đề Hóa 11: Hãy tìm hiểu và cho biết các dấu hiệu thường gặp để nhận biết cây thiếu chất dinh dưỡng.

Lời giải:

Nguyên tố bị thiếu

Dấu hiệu

Hình ảnh minh hoạ

Nguyên tố đa lượng

N

- Cây sinh trưởng kém, kích thước lá bị nhỏ, đẻ nhánh và phân cành kém.

- Lá có màu xanh nhạt.

- Nếu nặng lá chuyển vàng, lá cháy dần và rụng sớm.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 4)

P

- Quá trình phát triển và sinh trưởng chậm lại.

- Thời gian quả chín kéo dài, lá nhanh già.

- Lá nhỏ, bản lá hẹp, có xu hướng dựng đứng.

- Lá chuyển sang màu đỏ tía.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 5)

K

- Bìa lá và đầu lá cháy vàng.

- Bị nặng cả lá sẽ xuất hiện đốm vàng hoặc bạc, bìa lá bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 6)

Nguyên tố trung lượng

Ca

- Lá non bị biến dạng và có màu xanh sẫm không bình thường.

- Thiếu nặng cành non bị chết; lá có hình đài hoa và xoăn; quả bị nứt, vị đắng, trái không bảo quản được lâu.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 7)

Mg

- Lá vàng ở phần thịt giữa các gân lá, gần cuống lá có1 phần màu xanh hình chữ V ngược.

- Thiếu magnesium trầm trọng, toàn bộ lá bị vàng, có thể rụng sớm, quả nhỏ và ít ngọt.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 8)

S

- Cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá có màu vàng tái.

- Triệu trứng khá giống thiếu đạm, tuy nhiên thiếu sulfur sẽ xảy ra ở các lá non trước.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 9)

Nguyên tố vi lượng

Mn

- Gân lá và phần thịt gần gân lá có màu xanh đậm, thịt lá màu xanh nhạt hơn, sau chuyển màu vàng.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 10)

Zn

- Lá vàng gân xanh, thân, cành không phát triển, trái nhỏ, chất lượng kém.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 11)

Fe

- Lá non có đốm xanh vàng và gân lá màu xanh.

- Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 12)

B

- Lá non có màu hơi nâu hoặc bị chết.

- Xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên thân và cuống quả

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 13)

Mo

- Cây sinh trưởng phát triển kém.

- Trên lá, xuất hiện nhiều đốm vàng, kích thước khá to ở giữa các gân.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 14)

Cu

- Xuất hiện các vết hoại tử trên lá hay quả.

- Lá non có đỉnh màu trắng.

Chuyên đề Hóa học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Phân bón vô cơ (ảnh 15)
Đánh giá

0

0 đánh giá