Với soạn bài Chiếu dời đô trang 118 Ngữ văn 8 Cánh Diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 8.
Soạn bài Chiếu dời đô trang 118 (Cánh Diều)
1. Chuẩn bị
- Đọc đoạn văn sau để hiểu bối cảnh ra đời của bài chiếu:
Năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Việc dời đô và lựa chọn kinh đô mới, đổi tên Đại La thành Thăng Long cho thấy tầm nhìn chiến lược, tư tưởng chính trị sáng suốt của nhà vua. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử của kinh đô Thăng Long, chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình.
Trả lời:
- Một số thông tin về tác giả Lý Công Uẩn:
+ Lí Công Uẩn: (974 - 1028) tức Lí Thái Tổ, là người châu Cổ Pháp, giải phóng Bắc Giang (nay là đảo Đình Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập nhiều chiến công.
+ Cuộc đời:
Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.
Ông là người đã sáng lập vương triều nhà Lí, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
+ Phong cách sáng tác: chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận nước.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản đã phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời:
- Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích khẳng định việc làm đó là chính nghĩa, vì nước, vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực và ý chí tự cường dân tộc.
Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Chú ý nguyên nhân của việc dời đô.
Trả lời:
- Nguyên nhân của việc dời đô: Hoa Lư là nơi đồi núi, chỉ thuận lợi cho phùng thủ, không thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra, đưa ra các dẫn chứng về thời nhà Đinh, Lê => để lại các hậu quả: triều đại không bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, cuộc sống, vạn vật không được thích nghi => việc dời đô là tất yếu.
Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Thành Đại La có lợi thế như thế nào?
Trả lời:
- Thành Đại La có lợi thế: là nơi trung tâm trời đất được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đây là vùng đất rộng, bằng phẳng, dân cư thuận lợi làm ăn, phát triển kinh tế, muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh.
Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Câu hỏi kết thúc văn bản thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Câu hỏi kết thúc văn bản được coi như là một lời tuyên bố, quyết định cũng là lời ngỏ ý gần gũi, rút ngắn khoảng cách giữa dân và vua khiến dân yên lòng, cũng thể hiện được ý nguyện của vua.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Trả lời:
- Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ kinh thành Hoa Lư ra Đại La.
- Vua dùng thể chiếu nhằm thể hiện sự tôn trọng của mình đến thần dân của một đật nước trước khi đưa ra một quyết định trọng đại, lớn lao, liên quan tới vận mệnh đất nước sau này.
Trả lời:
- Lí do cần dời đô: Theo Lý Công Uẩn, việc dời đô là hợp lí bởi đóng đô ở nơi trung tâm, dễ dàng mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, đem tới vận nước lâu bền, phong tục phồn thịnh (dẫn chứng về nhà Thương: 5 lần dời đô, nhà Chu: 3 lần dời đô). Còn đối với những triều đại cũ như nhà Đinh, nhà Lê đã không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở Hoa Lư, bởi vậy mà đã gánh những hậu quả: triều đại không bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, cuộc sống, vạn vật không được thích nghi.
Trả lời:
- Trong phần (3) của bài chiếu, để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng hợp tình hợp lí, đúng theo nguyện vọng, tâm ý của nhân dân và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước.
Trả lời:
- Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm trong cách ông đưa ra những lời lẽ, dẫn chứng phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, tuy lời nói ngắn gọn nhưng lại dễ dàng tác động đến người dân nhằm nhanh chóng thu phụ họ.
Trả lời:
Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước. Dời đô như là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quố gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô nơi đây quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy.
Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 8 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116
Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.