Phương pháp giải bài tập Tập hợp, cách xác định tập hợp (HAY NHẤT 2024)

320

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải bài tập Tập hợp, cách xác định tập hợp (HAY NHẤT 2024) gồm đầy đủ các phần: Lý thuyết, phương pháp giải, bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp học sinh làm tốt bài tập Toán 10 từ đó học tốt môn Toán. Mời các bạn đón xem:

Phương pháp giải bài tập Tập hợp, cách xác định tập hợp (HAY NHẤT 2024)

1. Lý thuyết

a. Tập hợp

- Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, không định nghĩa.

- Giả sử đã cho tập hợp A. Để chỉ a là một phần tử của tập hợp A, ta viết a A (đọc là a thuộc A). Để chỉ a không phải là một phần tử của tập hợp A, ta viết a A (đọc là a không thuộc A).

- Tập rỗng: là tập hợp không chứa phần tử nào, kí hiệu .

b. Cách xác định tập hợp

- Có 2 cách xác định tập hợp:

   Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.

   Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

- Người ta thường minh họa tập hợp bằng một hình phẳng được bao quanh bởi một đường kín, gọi là biểu đồ Ven.

c. Tập hợp con

- Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con của B và viết AB (đọc là A chứa trong B).

- Nếu A không phải là một tập con của B ta viết AB

- Tính chất:

+) AA,  A.

+) A,  A

+) AB,  BCAC.

d. Tập hợp bằng nhau

- Khi AB và BA ta nói tập hợp A bằng tập hợp B và viết là A = B.

2. Phương pháp giải

- Tâp hợp con: AB(x:xAxB).

- Tập hợp bằng nhau: A=B(x:xAxB).

- Nếu tập hợp có n phần tử thì nó có 2n tập hợp con.

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp:

a. A = {x| x < 20 và x chia hết cho 3}.

b. B=x|2x23x+1=0.

Hướng dẫn:

a. Tập hợp A gồm các phần tử là số tự nhiên nhỏ hơn 20 và chia hết cho 3.

Vậy A = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18}.

b. Tập hợp B gồm các phần tử là các số thực thỏa mãn phương trình 2x23x+1=0.

Ta có: phương trình 2x23x+1=0 có nghiệm x = 1 hoặc x=12

Mà x nên x = 1.

Vậy B = {1}.

Ví dụ 2: Tìm một tích chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp sau: A=12;16;112;120;130

Hướng dẫn:

Ta có: 2 = 1.2; 6 = 2.3; 12 = 3.4; 20 = 4.5; 30 = 5.6 

Suy ra dạng tổng quát của dãy trên là: 1n.(n+1) với n là số tự nhiên và 1n5

Vậy A = 1n.(n+1)n;1n5.

Ví dụ 3: Cho tập hợp X = {a; b; c}. Tìm tất cả các tập hợp con của X.

Hướng dẫn:

- Số tập con không có phần tử nào là: 

- Số tập con có 1 phần tử là: {a}; {b}; {c}.

- Số tập con có 2 phần tử là: {a; b}; {a; c}; {b; c}.

- Số tập con có ba phần tử là: {a; b; c}.

Vậy các tập con của X là: ; {a}; {b}; {c}; {a; b}; {a; c}; {b; c}; {a; b; c}.

Ví dụ 4: Cho tập hợp A = {1; 3}; B = {3; x}; C = {x; y; 3}. Xác định x, y để A = B = C

Hướng dẫn:

Để A = B thì x = 1. Khi đó B = {3; 1}.

Để B = C thì x = 1; y = 3 hoặc y = 1. Khi đó C = {1; 3; 3} hoặc C = {1; 1; 3}.

Vậy để A = B = C thì x = 1; y = 3 hoặc y = 1.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho tập hợp A=x+1|x,x5. Liệt kê các phần tử của tập hợp A :

A. A = {1; 2; 3; 4; 5}.              

B. A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

C. A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.          

D. A = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Hướng dẫn:

Chọn D.

Vì x,x5 nên x0;1;2;3;4;5(x+1)1;2;3;4;5;6.

Vậy A = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Câu 2: Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp: X=xx2+x+1=0

A. X = 0.    

B. X = {0}. 

C. X=.  

D. X=.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Phương trình x2+x+1=0 vô nghiệm nên X=.

Câu 3: Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập rỗng?

A. A = x:x<1             

B. B = x:6x27x+1=0.

C. C = x:x24x+2=0.

D. D = x:x24x+3=0

Hướng dẫn:

Chọn C.

 Ta có: x24x+2=0x=2±2( không thỏa mãn x). Vậy tập hợp C là tập rỗng.

- Đáp án A: x,x<11<x<1x=0. Vậy tập hợp A không là tập rỗng.

- Đáp án B: Giải phương trình: 6x27x+1=0x=1x=16. Do x nên x = 1. Vậy tập hợp B không là tập rỗng.

- Đáp án D: Giải phương trình: x24x+3=0x=1x=3 (thỏa mãn x). Vậy tập hợp D không là tập rỗng.

Câu 4: Cho tập hợp M=x;y|x,y,x2+y20. Khi đó tập hợp M có bao nhiêu phần tử?

A. 0. 

B. 1. 

C. 2. 

D. Vô số.

Hướng dẫn

Chọn B.

Vì x20y20 nên x2+y20x=y=0.

Khi đó tập hợp M có 1 phần tử duy nhất là 0;0.

Câu 5: Cho các mệnh đề sau:

(I): {2; 1; 3} = {1; 2;3}

(II): 

(III): 

Mệnh đề nào đúng trong các mệnh đề trên:

A. Chỉ (I) đúng.             

B. Chỉ (I) và (II) đúng.

C. Chỉ (I) và (III) đúng.  

D. Cả (I), (II); (III) đều đúng.

Hướng dẫn:

Chọn D.

(I) đúng do hai tập hợp đã cho có tất cả các phần tử giống nhau.

(II) đúng do mọi tập hợp đều là tập con của chính nó.

(III) đúng vì phần tử  thuộc tập hợp .

Câu 6: Cho các tập hợp E, F, G, K thỏa mãn: EF,FG và GK. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. GF.

B. KG.  

C. E = F = G.       

D. EK.

Hướng dẫn:

Chọn D.

Theo tính chất của tập hợp con, ta thấy:

Do EF và FG nên EG.

Do EG và GK(theo đề bài) nên EK.

Câu 7: Cho tập hợp A = {a; b; c; d}. Tập A có mấy tập con?

A. 16.

B. 15.

C. 12.

D. 10.

Hướng dẫn:

Chọn A.

Nếu tập hợp có n phần tử thì nó có 2n tập hợp con.

Vậy số tập con của tập A là: 24=16.

Câu 8: Trong các tập sau đây, tập hợp nào có đúng hai tập hợp con?

A. {x; y}.   

B. {x}.       

C.;x .  

D. ;x;y.

Hướng dẫn:

Chọn B.

Xét đáp án B: {x} có 21=2 tập con là {x} và .

Xét đáp án A: {x; y} có 22=4 tập con.

Xét đáp án C: ;x có 22=4 tập con.

Xét đáp án D: ;x;y có 23=8 tập con.

Câu 9: Số phần tử của tập hợp A=k2+1|k,k2 là:

A. 1. 

B. 2. 

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn:

Chọn C.

A=k2+1|k,k2

Ta có k2 2k2. Mà  k nên k2;1;0;1;2

Suy ra (k2+1)5;2;1;2;5. Vậy A = {1; 2; 5}. Số phần tử của tập A là 3.

Câu 10: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4}; B = {0; 2; 4}; C = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Quan hệ nào sau đây là đúng?

A. BAC     

B.BA=C

C.ACBC

D. AB=C

Hướng dẫn:

Chọn C. Ta thấy mọi phần tử của tập hợp A  đều thuộc tập hợp C và mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp C. Vậy A và B đều là tập hợp con của tập hợp C.

5. Bài tập tự luyện 

Câu 1: Cho hai tập hợp A = {1; 2; 3} và B = {4; 5}

a, Hãy viết tập hợp C gồm một phần tử thuộc A và một phần tử thuộc B. Có bao nhiêu tập hợp như vậy?

b, Hãy viết tập tập hợp D gồm một phần tử thuộc A và hai phần tử thuộc B. Có bao nhiêu tập hợp như vậy.

Câu 2: Viết tập hợp có ba chữ số khác nhau từ các chữ số 1, 3, 5

Câu 3: Cho biết mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử

a, Tập hợp A các số tự nhiên x sao cho x + 10 = 20,5;

b, Tập hợp B các số tự nhiên y sao cho y.2 < 50;

c, Tập hợp C = {21; 25; 29; 33; .....; 101};

d, Tập hợp D các chữ cái trong cụm từ: "LUONG Y NHU TU MAU"

Câu 4: Cho tập hợp A = {1; 2; 3}.

a, Tìm các tập hợp con của tập hợp A

b, Viết tập hợp B gồm các phần tử là tập hợp con của A.

c, Khẳng định A là tập hợp con của B có đúng không?

Câu 5: Trong hai tập hợp sau, tập hợp nào là tập hợp con của tập hợp còn lại?

a, A = {m; n} và B = {m; n; p; q};

b, C là tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số giống nhau và D là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3.

c, E = {a ∈ N|5 < a < 10} và F = {6; 7; 8; 9}.

Câu 6: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của nó:

a) A={x ∈ R|(2x - x2 )(2x2 - 3x - 2)=0}.

b) B={n ∈ N|3 < n2 < 30}.

Câu 7: Cho tập hợp A có 3 phần tử. Hãy chỉ ra số tập con của tập hợp A
Câu 8:Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường, lớp 10A có 17 bạn được công nhận học sinh giỏi văn, 25 bạn học sinh giỏi toán. Tìm số học sinh đạt cả 2 giải văn và toán, biết lớp 10A có 45 bạn và có 13 bạn không đạt học sinh giỏi.
Câu 9: Cho đoạn A=[-5;1] và khoảng B =(-3; 2). Tìm A ∪ B; A ∩ B.
Câu 10: Cho hai tập hợp:

A = { x ∈ R | x2 - 4x + 3 = 0};

B = { x ∈ R | x2 - 3x + 2 = 0}.

Tìm A ∪ B ; A ∩ B ; A \ B ; B \ A.

Câu 11: Cho A là tập hợp các học sinh lớp 10 đang học ở trường em và B là tập hợp các học sinh đang học môn Tiếng Anh của trường em. Hãy diễn đạt bằng lời các tập hợp sau: A ∪ B;A ∩ B;A \ B;B \ A.

Xem thêm các dạng Toán 10 hay, chọn lọc khác:

Mệnh đề và suy luận toán học hay và chi tiết

Mệnh đề phủ định và cách giải các dạng bài toán

Các phép toán trên tập hợp và cách giải bài tập

Các bài toán về các tập hợp số và cách giải

Các bài toán về Số gần đúng và sai số và cách giải

Đánh giá

0

0 đánh giá