Công thức về tập hợp (50 bài tập minh họa) HAY NHẤT 2024

314

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Công thức về tập hợp (50 bài tập minh họa) HAY NHẤT 2024 gồm đầy đủ các phần: Lý thuyết, phương pháp giải, bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp học sinh làm tốt bài tập Toán 10 từ đó học tốt môn Toán. Mời các bạn đón xem:

Công thức về tập hợp (50 bài tập minh họa) HAY NHẤT 2024

I. Lí thuyết tổng hợp

- Tập hợp có thể hiểu là sự gom nhóm hữu hạn hay vô hạn các đối tượng nào đó, cùng có một đặc điểm đặc trưng nào đó giống nhau.

- Cho tập hợp A. Nếu a là phần tử của tập hợp A thì ta viết aA. Nếu a không phải là phần tử của A thì ta viết aA.

- Cách viết tập hợp:

+ Liệt kê các phần tử của tập hợp bằng cách viết tất cả phần tử của tập hợp vào giữa hai dấu “{ }” và mỗi phần tử ngăn cách nhau bởi dấu “;”.

+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

+ Minh họa cho tập hợp bằng một đường cong khép kín, gọi là biểu đồ ven.

- Tập hợp rỗng: Là tập hợp không chứa phần tử nào. Kí hiệu 

- Tập hợp con của một tập hợp: Cho 2 tập hợp A, B , nếu mọi phần tử của B cũng là phần tử của A thì B là tập hợp con của A. Kí hiệu: BA

- Hai tập hợp bằng nhau: Hai tập hợp A và B bằng nhau nếu A là tập con của B và đồng thời B cũng là tập con của A. Kí hiệu: A = B

- Phép toán tập hợp: 

+ Phép giao: Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc tập hợp A, vừa thuộc tập hợp B được gọi là giao của A và B. Kí hiệu: C=AB

+ Phép hợp: Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập hợp A hoặc thuộc tập hợp B được gọi là hợp của A và B.  Kí hiệu: C=AB

+ Phép hiệu: Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập hợp A nhưng không thuộc tập hợp B được gọi là hiệu của A và B. Kí hiệu: C =  A \ B

+ Phép lấy phần bù: Khi B là tập hợp con của tập hợp A thì phép hiệu A \ B được gọi là phần bù của B trong A. Kí hiệu: CAB

- Chú ý:

+ A là tập hợp con của A.

+ Tập hợp rỗng là tập hợp con của mọi tập hợp.

+ Tập hợp A có n phần tử thì nó có 2n tập con.

+ Nếu tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B và B là tập hợp con của C thì A là tập hợp con của C.

II. Các công thức

- Tập hợp con:

BAx:xBxA

ABBCAC

AA;A

+ Tập hợp A có n phần tử thì số tập hợp con của A là 2n

- Hai tập hợp bằng nhau: A=BABBA

- Phép giao: AB={x:xA và xB}

- Phép hợp: AB={x:xA hoặc xB}

- Phép hiệu:

A\B={x:xA và xB}

A\A=;A\=A

A\BB\A

- Phép lấy phần bù: BACAB=A\B

III. Ví dụ minh họa

Bài 1: Cho tập hợp A = {1; 2; 3} và tập hợp B = {1; 2; 3; 4; 5}. Cho tập hợp C, biết B là tập hợp con của C. Chứng minh A là tập hợp con của B, A là tập hợp con của C, tính số lượng tập hợp con của A.

Lời giải:

Ta có:

x=1A và x=1B

x=2A và x=2B

x=3A và x=3B

x:xAxB

AB (điều cần phải chứng minh)

Ta lại có:

AB (chứng minh trên)

BC (theo đề bài)

AC (điều cần phải chứng minh)

Tập hợp A có 3 phần tử, số lượng tập hợp con của tập hợp A là: 23=8

Bài 2: Cho tập hợp A gồm các phần tử là nghiệm của phương trình x23x+2=0 và tập hợp B gồm các phần tử là nghiệm của phương trình (x – 1)(x – 2) = 0. Hãy chứng minh rằng A = B.

Lời giải:

Xét phương trình x23x+2=0 có: 1 – 3 + 2 = 0

Phương trình có hai nghiệm: x1=1;x2=2

 A = {1; 2}

Xét phương trình (x – 1)(x – 2) = 0x=1x=2

 B = {1; 2}

Ta có:

x = 1  thuộc A và cũng thuộc B.

x = 2 thuộc A và cũng thuộc B.

AB (1)

x = 1  thuộc B và cũng thuộc A.

x = 2 thuộc B và cũng thuộc A.

BA (2)

Từ (1) và (2) ta có  A = B.

Bài 3: Cho tập hợp A = {1; 12; 20; 21} , tập hợp B = {1; 12; 20}  và tập hợp C = {20; 19; 12; 3}. Tìm các tập hợp AC ,AC , CAB và A\C.

Lời giải:

Xét hai tập hợp A và C ta có:

x = 1 thuộc A và không thuộc C

x = 12 thuộc A và thuộc C

x = 20 thuộc A và thuộc C

x = 21 thuộc A và không thuộc C

x = 19 thuộc C và không thuộc A

x = 3 thuộc C và không thuộc A

AC={12;20} ,AC={1;3;12;19;20;21}, A\C = {1; 21}

Xét hai tập hợp A và B có:

x = 1 vừa thuộc B vừa thuộc A

x = 12 vừa thuộc B vừa thuộc A

x = 20 vừa thuộc B vừa thuộc A

BACAB=A\B

x = 21 thuộc A và không thuộc B

CAB=A\B={21}

IV. Bài tập tự luyện

Bài 1: Cho tập hợp P = {34; 56; 72; 12; 4} . Viết một tập hợp con của P khác tập hợp rỗng. Tính số tập hợp con của tập hợp P.

Bài 2: Cho tập hợp A = {45; 7; 5; 23; 12} và tập hợp M = {5; 4; 7; 3}. Tìm AM,AM,A\M.

Bài 3: Trong một trường học, mọi học sinh đều chơi bóng đá hoặc bóng bàn hoặc cả hai. Người ta thấy rằng 200 học sinh chơi bóng đá, 150 học sinh chơi bóng bàn và 100 học sinh chơi cả hai. Tìm xem có bao nhiêu sinh viên trong trường bằng cách sử dụng công thức Phép toán tập hợp.

Bài 4: Nếu A = {a,b,c,d}, B = {c,d,e,f}. Tìm A ∪ B .
Bài 5: Nếu A = {a, b, c, d, e}, B = {a, e, i, o, u}, U = {a, b, c, d, e, f, g, h ,i,j,k,l,o,u}. Thực hiện các phép toán sau trên tập hợp và tìm giải pháp.

Bài 6: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4}. Yêu cầu tìm tất cả các tập hợp con của A, biết tập con của A có 2 phần tử.

Bài 7: Cho hai tập hợp M = {1; 2; 3; 4; 5}, N = {-1; 3; 6}. MN=?

Bài 8: Tìm phần bù  CABB. Biết rằng A = {-5; 2}, B = {-2; 4}.

Bài 9: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của nó:

a) A={x ∈ R|(2x - x2 )(2x2 - 3x - 2)=0}.

b) B={n ∈ N|3 < n2 < 30}.

Bài 10: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ rõ tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó:

a) A = {2; 3; 5; 7}

b) B = {-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3}

c) C = {-5; 0; 5; 10; 15}.

Chọn đáp án đúng nhất

Xem thêm các dạng Toán 10 hay, chọn lọc khác:

Các phép toán trên tập hợp và cách giải bài tập

Các bài toán về các tập hợp số và cách giải

Các bài toán về Số gần đúng và sai số và cách giải

Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định

Công thức về mối liên hệ các tập hợp số

Đánh giá

0

0 đánh giá