Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

483

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4.

Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi mở đầu trang 74 SGK Khoa học 4Hãy kể tên những nấm mà em biết trong hình 1.

Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 7)

Trả lời:

Một số loại nấm trong hình mà em biết:

- Nấm kim châm

- Nấm hương

- Nấm rơm

- Nấm đùi gà

- Nấm sò.

Hoạt động 1 trang 74 SGK Khoa học 4Quan sát hình 2, nêu tên và mô tả đặc điểm hình dáng, màu sắc của các nấm ăn.

Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 6)

Trả lời:

Hình a – Nấm rơm: Có phần mũ rộng và mỏng màu xám, thân to màu trắng.

Hình b – Nấm tai mèo (mộc nhĩ): có phần mũ rộng, màu nâu.

Hình c – Nấm sò: thường mọc thành chùm, gồm nhiều tai nấm xen kẽ nhau như bậc thang, có màu trắng.

Hình d – Nấm kim châm: có phần mũ nấm nhỏ, thân nấm dài nhỏ, có màu trắng.

Hình e – Nấm hương: có mũ tròn, khum, đường kính 4-8cm, mặt trên màu nâu nhạt, sau nâu sẫm, có những vảy màu trắng nhỏ, mặt dưới phẳng có nhiều bản mỏng tỏa ra từ cuống nấm đến sát mép mũ mang bào tầng.

Cuống (chân) nấm hình trụ hẹp dài 3-10cm, đường kính 0,5-1cm, đính vào giữa mũ nấm, màu nâu sẫm, thường bị xẻ như bị rách.

Hoạt động 2 trang 75 SGK Khoa học 4Hãy nêu tên một số nấm ăn khác và chia sẻ với bạn theo sơ đồ gợi ý bên.

Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 5)

Trả lời:

Học sinh chia sẻ với bạn, tham khảo:

Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 4)

Hoạt động 3 trang 75 SGK Khoa học 4Kể tên một số nấm em đã được ăn

Trả lời:

Một số loại nấm em đã được ăn: nấm đùi gà, nấm tai mèo, nấm hương, nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm đông trùng hạ thảo…

Câu hỏi 1 trang 75 SGK Khoa học 4Hãy xác định tên của các loại nấm ăn ở hình 3, dựa vào các cụm từ gợi ý sau: nấm mỡ, nấm đùi gà, nấm rơm.

Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 3)

Trả lời:

a - Nấm đùi gà

b - Nấm rơm

c - Nấm mỡ

Câu hỏi 2 trang 75 SGK Khoa học 4Hãy chia sẻ về các món ăn được làm từ nấm mà em biết.

Trả lời:

Một số món ăn làm từ nấm mà em biết:

- Canh nấm bào ngư.

- Nấm rơm kho gừng.

- Lẩu nấm thịt gà.

- Nấm rơm xào thịt heo.

- Nấm rơm xào đậu hũ.

...

Hoạt động 1 trang 76 SGK Khoa học 4Quan sát hình 5 và đọc thông tin về quy trình làm bánh mì.

Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 2)

Trả lời:

Học sinh quan sát hình 5 và đọc thông tin.

Hoạt động 2 trang 76 SGK Khoa học 4Thực hành từ bước 1 đến bước 3.

Báo cáo kết quả: Nhận xét về độ nở của bột mì trước và sau khi ủ.

Trả lời:

Trước khi ủ bột mì chưa nở, sau khi ủ bột mì nở to hơn.

Câu hỏi 1 trang 77 SGK Khoa học 4Nấm men có tác dụng gì trong quy trình làm bánh mì nêu trên?

Trả lời:

Nấm men phóng thích các-bô-níc tạo ra các bọt khí bên trong bánh làm bánh nở, xốp, tăng thể tích.

Câu hỏi 2 trang 77 SGK Khoa học 4Giai đoạn ủ ở bước 3 có tác dụng gì?

Trả lời:

Ủ men ở bước 3 có tác dụng làm nấm men sinh trưởng và phát triển.

Câu hỏi 3 trang 77 SGK Khoa học 4Nêu tên các sản phẩm trong hình 6 và cho biết vai trò của nấm men trong việc tạo ra các sản phẩm đó.

Bài 20: Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

- Tìm hiểu và chia sẻ những ứng dụng khác của một số nấm men trong chế biến thực phẩm.

Trả lời:

Vai trò của nấm men trong các trường hợp:

a – lên men lúa mạch tạo thành bia (đồ uống có cồn).

b, c – lên men làm nở bánh mì, bánh bao.

Nấm men được sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn như bia, rượu, tạo chất men trong làm bánh và cũng như thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người ăn chay.

Đánh giá

0

0 đánh giá