SBT Toán 8 Bài 12: Hình vuông | Giải SBT Toán lớp 8

446

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 12: Hình vuông chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 12: Hình vuông

Bài 144 Trang 98 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC vuông tại A, đường phân giác AD. Gọi M,N theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ D đến AB,AC. Chứng minh rằng tứ giác AMDN là hình vuông.

Phương pháp giải:

Vận dụng các dấu hiệu nhận biết hình vuông để chứng minh.

Tứ giác có 3 góc vuông là hình chữ nhật

Hình chữ nhật có đường chéo là phân giác của 1 góc là hình vuông.

Lời giải:

 

Xét tứ giác AMDN:

MAN^=90o (gt)

DMAB (gt)

AMD^=90o

DNAC (gt)

AND^=90o

Suy ra: Tứ  giác AMDN là hình chữ nhật (vì có ba góc vuông), có đường chéo AD là đường phân giác của góc A.

Vậy: Hình chữ nhật AMDN là hình vuông.

Bài 145 Trang 98 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình vuông ABCD. Trên các cạnh AB,BC,CD,DA lấy theo thứ tự các điểm E,K,P,Q sao cho AE=BK=CP=DQ. Tứ giác EKPQ là hình gì ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

Vận dụng dấu hiệu nhận biết hình thoi và hình vuông đã học, xác định tứ giác EKPQ là hình gì.

Hình thoi có 1 góc vuông là hình vuông.

Lời giải:

Ta có AB=BC=CD=DA (do ABCD là hình chữ nhật)

Mà AE=BK=CP=DQ (gt)

Nên ABAE=BCBK=CDCP=DADQ

Suy ra: EB=KC=PD=QA

- Xét AEQ và BKE:

AE=BK (gt)

A^=B^=900

QA=EB (chứng minh trên)

Do đó: AEQ=BKE(c.g.c) EK=EQ (1)

- Xét BKE và CPK:

BK=CP (gt)

B^=C^=900

EB=KC (chứng minh trên)

Do đó: BKE=CPK(c.g.c) EK=KP (2)

Xét CPK và DQP:

CP=DQ (gt)

C^=D^=900

DP=CK (chứng minh trên)

Do đó: CPK=DQP(c.g.c) KP=PQ (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: EK=KP=PQ=EQ

Tứ giác EKPQ là hình thoi.

Mặt khác, do  AEQ=BKE (chứng minh trên) nên BEK^=EQA^

Xét tam giác EAQ vuông tại A, ta có QEA^+EQA^=900

Nên QEA^+KEB^=900

Lại có:

QEA^+QEK^+KEB^=1800QEK^=1800(QEA^+KEB^)QEK^=1800900=900

Từ đó hình thoi EKPQ có 1 góc vuông nên EKPQ là hình vuông.

Bài 146 Trang 98 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC, điểm I nằm giữa B và C.

Qua I vẽ đường thẳng song song với AB, cắt AC ở H.

Qua I vẽ đường thẳng song song với AC, cắt AB ở K.

a. Tứ giác AHIK là hình gì ?

b. Điểm I nằm ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AHIK là hình thoi ?

c. Tam giác ABC có điều kiện gì thì tứ giác AHIK là hình chữ nhật ?

Phương pháp giải:

Nhẩm lại dấu hiệu nhận biết các hình đã học rồi xác định tên gọi của các tứ giác.

Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành

Hình bình hành có đường chéo là tia phân giác của 1 góc là hình thoi

Hình bình hành có 1 góc vuông là hình chữ nhật.

Lời giải:

a. Ta có: IK//AC (gt) hay IK//AH 

Lại có IH//AB (gt) hay IH//AK

Vậy tứ giác AHIK là hình bình hành (theo định nghĩa)

b. Hình bình hành AHIK là hình thoi nên đường chéo AI là phân giác.

Ngược lại AI là phân giác góc BAC. Hình bình hành AHIK có đường chéo là phân giác của một góc nên hình bình hành AHIK là hình thoi.

Vậy nếu I là giao điểm của đường phân giác của với cạnh BC thì tứ giác AHIK là hình thoi.

c. Hình bình hành AHIK là hình chữ nhật

A^=900 suy ra ABC vuông tại A

Ngược lại ABC có A^=900

Suy ra: Hình bình hành AHIK là hình chữ nhật.

Vậy nếu ABC vuông tại A thì tứ giác AHIK là hình chữ nhật.

Bài 147 Trang 98 SBT Toán 8 Tập 1 Hình chữ nhật ABCD có AB=2AD. Gọi P,Q theo thứ tự là trung điểm của AB,CD. Gọi H là giao điểm của AQ và DP, gọi K là giao điểm của CP và BQ. Chứng minh rằng PHQK là hình vuông.

Phương pháp giải:

Vận dụng dấu hiệu nhận biết của các hình đã học để tìm lời giải cho bài toán.

Tứ giác có 3 góc vuông là hình chữ nhật

Hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau là hình vuông.

Lời giải:

Xét tứ giác APQD ta có:

AB//CD (gt) hay AP//QD

AP= 12AB (gt)

QD= 12CD (gt)

AB=CD (vì ABCD là hình chữ nhật)

Suy ra: AP=QD nên tứ giác APQD là hình bình hành.

Lại có: A^=900 (vì tứ giác ABCD là hình chữ nhật)

Suy ra: Tứ giác APQD là hình chữ nhật

Mà AD=AP= 12AB

Vậy : Tứ giác APQD là hình vuông

AQPD (tính chất hình vuông) PHQ^=900 (1)

HP=HQ (tính chất hình vuông)

- Xét tứ giác PBCQ ta có:

PB//CD

PB= 12AB (gt)

CQ= 12CD (gt)

AB=CD (do ABCD là hình chữ nhật)

Suy ra: PB=CQ nên tứ giác PBCQ là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

Lại có: B^=900 (vì ABCD là hình chữ nhật) suy ra tứ giác PBCQ là hình chữ nhật

Mà PB=BC (vì cùng bằng AD= 12AB)

Vậy: Tứ giác PBCQ là hình vuông

PCBQ (tính chất hình vuông) PKQ^=900(2)

PD là tia phân giác APQ^ (tính chất hình vuông)

PC là tia phân giác QPB^ (tính chất hình vuông)

Suy ra: PDPC (tính chất tia phân giác của hai góc kề bù) HPK^=900 (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra tứ giác PHQK là hình chữ nhật có HP=HQ (chứng minh trên) nên PHQK là hình vuông.

Bài 148 Trang 98 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên cạnh BC lấy các điểm H,G sao cho BH=HG=GC. Qua H và G kẻ các đường vuông góc với BC, chúng cắt AB và AC theo thứ tự ở E và F. Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức :

- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.

Lời giải:

Vì ABC vuông cân tại A B^=C^=450

Vì BHE vuông tại H có B^=450

BHE vuông cân tại H nên HB=HE

Vì CGF vuông tại G có C^=450

CGF vuông cân tại G nên GC=GF

Ta có: BH=HG=GC (gt)

Suy ra: HE=HG=GF

Ta có EH//GF (hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng BC)

Nên tứ giác HEFG là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song bằng nhau)

Lại có EHG^=900 do đó HEFG là hình chữ nhật

Mà EH=HG (chứng minh trên)

Vậy HEFG là hình vuông.

Bài 149 Trang 98 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh AD lấy điểm F, trên cạnh DC lấy điểm E sao cho AF=DE. Chứng minh rằng AE=BF và AEBF.

Phương pháp giải:

- Vận dụng kiến thức về các trường hợp bằng nhau của tam giác.

- Áp dụng định lí: Tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800

Lời giải:

Xét ABF và DAE:

AB=DA (gt)

BAF^=ADE^=900

AF=DE (gt)

Do đó: ABF=DAE(c.g.c)

BF=AE và B^1=A^1

Gọi H là giao điểm của AE và BF.

BAF^=A^1+A^2=900

Suy ra: B^1+A^2=900

Trong ABH ta có:

AHB^+B^1+A^2=1800

AHB^=1800(B^1+A^2)=1800900=900

Vậy AEBF.

Bài 150 Trang 98 SBT Toán 8 Tập 1 Cho một hình chữ nhật có hai cạnh kề không bằng nhau. Chứng minh rằng các tia phân giác của các góc hình chữ nhật đó cắt nhau tạo thành một hình vuông.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.

Lời giải:

Gọi giao điểm các đường phân giác của các góc: A^,B^,C^,D^ theo thứ tự cắt nhau tại E,H,F,G.

Trong ADG ta có: GAD^=450;GDA^=450 (tính chất tia phân giác của các góc vuông)

GAD vuông cân tại G (tam giác có 2 góc bằng 450 là tam giác vuông cân) 

AGD^=900 và GD=GA

FGE^=AGD^=900 (hai góc đối đỉnh)

Trong BHC ta có:

HBC^=450;HCB^=450 (tính chất tia phân giác của các góc vuông)

HBC vuông cân tại H (tam giác có 2 góc bằng 450 là tam giác vuông cân)

BHC^=900 và HB=HC

Trong FDC ta có: D^1=450;C^1=450 (tính chất tia phân giác của các góc vuông)

FDC vuông cân tại F (tam giác có 2 góc bằng 450 là tam giác vuông cân)

F^=900 và FD=FC

Suy ra tứ giác EHFG là hình chữ nhật (vì có ba góc vuông)

Xét GAD và HBC:

GAD^=HBC^=450

AD=BC (tính chất hình chữ nhật)

GDA^=HCB^=450

Do đó: GAD=HBC(g.c.g) GD=HC

FD=FC (chứng minh trên)

Suy ra: FDGD=FCHC hay FG=FH

Vậy hình chữ nhật EHFG có hai cạnh kề bằng nhau nên là hình vuông.

Bài 151 Trang 98 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình vuông ABCD. Gọi E là một điểm nằm giữa C và D. Tia phân giác của góc DAE cắt CD ở F. Kẻ FHAE (HAE), FH cắt BC ở G.

Tính số đo góc FAG.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông và tính chất của hình vuông để tìm lời giải cho bài toán.

Lời giải:

Xét hai tam giác vuông DAF và HAF:

ADF^=AHF^=900

A^1=A^2 (vì AF là tia phân giác của góc DAH)

AF cạnh huyền chung

Do đó: DAF=HAF (cạnh huyền, góc nhọn)

DA=HA

DA=AB (do ABCD là hình vuông)

Suy ra: HA=AB

Xét hai tam giác vuông HAG và BAG:

AHG^=ABG^=900

HA=BA (chứng minh trên)

AG cạnh huyền chung

Do đó: HAG=BAG (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

A^3=A^4 nên AG là tia phân giác của EAB^

FAG^=A^2+A^3=12(DAE^+EAB^)=12.900=450

Bài 152 Trang 99 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình vuông DEBC. Trên cạnh CD lấy điểm A, trên tia đối của tia DC lấy điểm K, trên tia đối tia ED lấy điểm M sao cho CA=DK=EM. Vẽ hình vuông DKIH (H thuộc cạnh DE). Chứng minh rằng ABMI là hình vuông.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.

Lời giải:

 

Xét CAB và EMB:

CA=ME (gt)

ACB^=BEM^=900

CB=EB (tính chất hình vuông)

Do đó: CAB=EMB(c.g.c)

AB=MB (1)

AK=DK+DA

CD=CA+AD

mà CA=DK nên AK=CD

Xét CAB và KIA:

CA=KI (vì cùng bằng DK)

C^=K^=900

CB=AK (vì cùng bằng CD)

Do đó: CAB=KIA(c.g.c)

AB=AI (2)

Ta có: DH=DK (vì KDHI là hình vuông)

EM=DK (gt)

DH+HE=HE+EM

hay DE=HM

Xét HIM và EMB:

HI=EM (vì cùng bằng DK)

H^=E^=900

HM=EB (vì cùng bằng DE)

Do đó: HIM=EMB(c.g.c)

IM=MB (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: AB=BM=AI=IM

Tứ giác ABMI là hình thoi.

Mặt khác, ta có ACB=MEB (chứng minh trên)

CBA^=EBM^CBA^+ABE^=CBE^=900

Suy ra: EBM^+ABE^=900 hay ABM^=900

Vậy : Tứ giác ABMI là hình vuông.

Bài 153 Trang 99 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC. Vẽ ở ngoài tam giác các hình vuông ABDE, ACFH.

a. Chứng minh rằng EC = BH, EC ⊥ BH.

b. Gọi M, N theo thứ tự là tâm của các hình vuông ABDE, ACFH. Gọi I là trung điểm của BC. Tam giác MIN là tam giác gì ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tính chất hình vuông và tính chất đường trung bình của một tam giác để chứng minh.

Lời giải:

a. Ta có: BAH^=BAC^+CAH^=BAC^+900

EAC^=BAC^+BAE^=BAC^+900

Suy ra: BAH^=EAC^

- Xét ∆ BAH và ∆ EAC:

BA = EA (vì ABDE là hình vuông)

BAH^=EAC^ (chứng minh trên)

AH = AC (vì ACFH là hình vuông)

Do đó: BAH=EAC (c.g.c)

⇒ BH = EC

Gọi giao điểm của EC với AB và BH lần lượt là K và O.

AEC^=ABH^ (vì BAH=EAC) (1)

hay AEK^=OBK^

- Trong ∆ AEK ta có: EAK^=900

AEK^+AKE^=900 (2)

AKE^=OKB^ (đối đỉnh) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: OKB^+OBK^=900

- Trong ∆ BOK ta có: BOK^+OKB^+OBK^=1800

BOK^=1800(OKB^+OBK^)=1800900=900

Suy ra: EC ⊥ BH

b. Trong ∆ EBC ta có:

M là trung điểm của EB (tính chất hình vuông)

I là trung điểm của BC (gt)

nên MI là đường trung bình của tam giác EBC

⇒ MI = 12EC và MI // EC (tính chất đường trung bình của tam giác)

- Trong ∆ BCH ta có:

I là trung điểm của BC (gt)

N là trung điểm của CH (tính chất hình vuông)

nên NI là đường trung bình của ∆ BCH

⇒ NI = 12BH và NI // BH (tính chất đường trung bình của tam giác)

BH = CE (chứng minh trên)

Suy ra: MI = NI nên ∆ INM cân tại I

MI // EC (chứng minh trên)

EC ⊥ BH (chứng minh trên)

Suy ra: MI ⊥ BH

Mà NI // BH (chứng minh trên)

Suy ra: MI ⊥ NI hay MIN^=900

Vậy ∆ IMN vuông cân tại I.

Bài 154 Trang 99 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình vuông ABCD, điểm E thuộc cạnh CD. Tia phân giác của góc ABE cắt AD ở K. Chứng minh rằng AK+CE=BE.

Phương pháp giải:

Vận dụng tính chất hình vuông và kiến thức về các trường hợp bằng nhau của tam giác.

Lời giải:

Trên tia đối tia CD lấy điểm M sao cho CM=AK

Ta có:

AK+CE=CM+CE=EM (*)

Xét ABK và CBM:

AB=CB (gt)

A^=C^=900

AK=CM (theo cách vẽ)

Do đó: ABK=CBM(c.g.c)

B^1=B^4 (1)

KBC^=900B^1 (2)

Trong tam giác CBM vuông tại C.

M^=900B^4 (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: KBC^=M^ (4)

KBC^=B^2+B^3  mà  B^1=B^2 (do BK là tia phân giác của ABE)

B^1=B^4 (chứng minh trên)

Suy ra: B^2=B^4B^2+B^3=B^3+B^4 hay KBC^=EBM^ (5)

Từ (4) và (5) suy ra: EBM^=M^

EBM cân tại E EM=BE (**)

Từ (*) và (**) suy ra: AK+CE=BE.

Bài 155 Trang 99 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình vuông ABCD. Gọi E,F theo thứ tự là trung điểm của AB,BC.

a. Chứng minh rằng CE vuông góc với DF

b. Gọi M là giao điểm của CE và DF. Chứng minh rằng AM=AD

Phương pháp giải:

a) Vận dụng kiến thức về tính chất hai tam giác bằng nhau.

b) Gọi K là trung điểm của CD. Chứng minh rằng KA//CE.

Lời giải:

 

a. Xét BEC và CFD:

BE=CF (gt)

B^=C^=900

BC=CD (gt)

Do đó: BEC=CFD(c.g.c)

C^1=D^1C^1+C^2=900

Suy ra: D^1+C^2=900

Trong DCM có D^1+C^2=900

Suy ra: DMC^=900. Vậy CEDF

b. Gọi K là trung điểm của DC, AK cắt DF tại N.

Xét tứ giác AKCE ta có:

AB//CD hay AE//CK

AE= 12AB (gt)

CK= 12CD (theo cách vẽ)

Suy ra: AE=CK nên tứ giác AKCE là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

Do đó AK//CE

DFCE (chứng minh trên) AKDF hay ANDM

Trong DMC ta có: DK=KC và KN//CM

nên DN=MN (tính chất đường trung bình của tam giác)

Suy ra: ADM cân tại A (vì có AN đường cao vừa là đường trung tuyến)

AD=AM

Bài 156 Trang 99 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình vuông ABCD. Vẽ điểm E trong hình vuông sao cho EDC^=ECD^=150.

a. Vẽ điểm F trong hình vuông sao cho FAD^=FDA^=150. Chứng minh rằng tam giác DEF là tam giác đều.

b. Chứng minh rằng tam giác ABE là tam giác đều.

Phương pháp giải:

 Vận dụng tính chất của hai tam giác bằng nhau và tính chất về các cạnh và góc của hình vuông. 

Lời giải:

a. Xét EDC và FDA:

EDC^=FAD^=150

DC=AD (do ABCD là hình vuông)

ECD^=FDA^=150

Do đó: EDC=FDA (g.c.g)

 DE=DF

DEF cân tại D

Ta lại có:

ADC^=FDA^+FDE^+EDC^FDE^=ADC^(FDA^+EDC^)=900(150+150)=600

Vậy DEF đều.

b. Vì ECD^=150 và DCB^=900 nên ECB^=900150=750

Vì FDA^=150 và FDE^=600 (do tam giác FDE đều) nên EDA^=600+150=750

Xét ADE và BCE:

ED=EC (vì EDC cân tại E)

ADE^=BCE^=750

AD=BC (do ABCD là hình vuông)

Do đó: ADE=BCE (c.g.c)

AE=BE (1)

Trong AFD ta có:

AFD^=1800(FAD^+FDA^)=1800(150+150)=1500

AFD^+DFE^+AFE^=3600AFE^=3600(AFD^+DFE^)=3600(1500+600)=1500

Xét AFD và AEF:

AF cạnh chung

AFD^=AFE^=1500

DF=EF (vì DFE đều)

Do đó: AFD=AEF (c.g.c)

AE=AD

AD=AB (do ABCD là hình vuông)

Suy ra: AE=AB (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AE=AB=BE.

Vậy AEB đều.

Bài 12.1 Trang 99 SBT Toán 8 Tập 1 Hình vuông có chu vi bằng 8 thì đường chéo bằng :

A. 2

B. 32

C. 8

D. 2

Hãy chọn phương án đúng.

Phương pháp giải:

- Tính độ dài một cạnh hình vuông.

- Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông.

Lời giải:

Độ dài một cạnh của hình vuông đó là : 8 : 4 = 2.

Độ dài đường chéo của hình vuông đó là :

22+22=8

Chọn C. 8

Bài 12.2 Trang 99 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình thoi ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Các tia phân giác của bốn góc vuông có đỉnh O cắt các cạnh AB,BC,CD,DA theo thứ tự ở E,F,G,H. Tứ giác EFGH là hình gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức :

- Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình chữ nhật.

- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.

Lời giải:

Ta có: AOB^ và COD^ đối đỉnh nên E,O,G thẳng hàng

BOC^ và AOD^ đối đỉnh nên F,O,H thẳng hàng

Xét BEO và BFO:

EBO^=FBO^ (tính chất hình thoi)

OB cạnh chung

EOB^=FOB^=450 (tính chất tia phân giác của các góc vuông)

Do đó: BEO=BFO(g.c.g)

OE=OF (1)

Xét BEO và DGO:

EBO^=GDO^ (so le trong)

OB=OD (tính chất hình thoi)

EOB^=GOD^ (đối đỉnh)

Do đó: BEO=DGO(g.c.g)

OE=OG (2)

Xét AEO và AHO:

EAO^=HAO^ (tính chất hình thoi)

OA cạnh chung

EOA^=HOA^=450 (tính chất tia phân giác của các góc vuông)

Do đó: AEO=AHO(g.c.g)

OE=OH (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: OE=OF=OG=OH hay EG=FH

nên tứ giác EFGH là hình chữ nhật (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và bằng nhau)

Lại có OE và OF là hai tia phân giác của hai góc kề bù AOB^,BOC^ nên OEOF (tính chất tia phân giác của hai góc kề bù)

hay EGFH

Vậy hình chữ nhật EFGH là hình vuông.

Bài 12.3 Trang 99 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh DC lấy điểm E, trên cạnh BC lấy điểm F sao cho DE=CF. Chứng minh rằng AE=DF và AEDF.

Phương pháp giải:

- Chứng minh hai tam giác ADE và DCF bằng nhau.

- Vận dụng tính chất về các góc trong hình vuông.

Lời giải:

Xét ADE và DCF: 

AD=DC (vì ABCD là hình vuông)

D^=C^=900

DE=CF (gt)

Do đó: ADE=DCF(c.g.c)

AE=DF

EAD^=FDC^

EAD^+DEA^=900 (vì ∆ ADE vuông tại A)

FDC^+DEA^=900

Gọi I là giao điểm của AE và DF.

Suy ra: IDE^+DEI^=900

Trong DEI ta có: DIE^=1800(IDE^+DEI^)=1800900=900

Suy ra: AEDF

Đánh giá

0

0 đánh giá