SBT Toán 8 Bài 11: Hình thoi | Giải SBT Toán lớp 8

580

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Toán lớp 8 Bài 11: Hình thoi chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 11: Hình thoi

Bài 132 Trang 96 SBT Toán 8 Tập 1 Chứng minh rằng trung điểm bốn cạnh của một hình chữ nhật là đỉnh của một hình thoi.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.

Lời giải:

Gọi E,F,G,H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA của hình chữ nhật ABCD.

Kẻ đường chéo AC.

- Trong ABC ta có:

E là trung điểm của AB

F là trung điểm của BC

nên EF là đường trung bình của ABC

EF//AC và EF= 12AC (tính chất đường trung bình tam giác) (1)

- Trong ADC ta có:

H là trung điểm AD

G là trung điểm DC

nên HG là đường trung bình của ADC.

HG//AC và HG= 12AC (tính chất đường trung bình của tam giác)  (2)

Từ (1) và (2) suy ra: EF//HG và EF=HG

Suy ra tứ giác EFGH là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

- Xét AEH và DGH:

AH=DH (gt)

EAH^=GDH^=900

AE=DG (vì AB=CD)

Do đó: AEH=DGH(c.g.c) HE=HG (hai cạnh tương ứng)

Vậy hình bình hành EFGH là hình thoi (hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau)

Bài 133 Trang 96 SBT Toán 8 Tập 1 Chứng minh rằng trung điểm các cạnh của một hình thoi là đỉnh của một hình chữ nhật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

Tính chất đường trung bình: Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Lời giải:

Giả sử hình thoi ABCD. Gọi E,F,G,H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA.

- Trong ABC ta có:

E là trung điểm của AB

F là trung điểm của BC

nên EF là đường trung bình của tam giác ABC.

EF//AC và EF= 12AC (tính chất đường trung bình của tam giác) (1)

- Trong ADC ta có:

H là trung điểm của AD

G là trung điểm của CD

nên HG là đường trung bình của ADC

HG//AC và HG= 12AC ( tính chất đường trung bình của tam giác) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: EF//HG và EF=HG

Suy ra tứ giác EFGH là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

Mặt khác: ACBD (tính chất hình thoi)

EF//AC (chứng minh trên)

Suy ra: EFBD

Trong ABD ta có:

E là trung điểm của AB

H là trung điểm của AD

nên EH là đường trung bình của ABD

EH//BD (tính chất đường trung bình của tam giác)

Suy ra: EHEF 

Vậy hình bình hành EFGH là hình chữ nhật.

Bài 134 Trang 96 SBT Toán 8 Tập 1 Chứng minh rằng trong hình thoi:

a) Giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng của hình thoi

b) Hai đường chéo là hai trục đối xứng của hình thoi.

Phương pháp giải:

a) Vận dụng kiến thức :

- Hình thoi là một hình bình hành.

- Hình bình hành có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo.

b) Nhẩm lại kiến thức về trục đối xứng của một hình và chứng minh.

Lời giải:

a) Hình bình hành có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo. Hình thoi cũng là một hình bình hành nên cũng có tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo của nó.

b) Ta có: ACBD (tính chất hình thoi)

OB=OD ( tính chất hình thoi)

nên AC là đường trung trực của BD.

Do đó điểm đối xứng với điểm B qua AC là điểm D

Điểm đối xứng với điểm D qua AC là điểm B

Điểm đối xứng với điểm A qua AC là điểm A

Điểm đối xứng với điểm C qua AC là điểm C

Vậy điểm đối xứng với mỗi đỉnh của hình thoi qua AC cũng thuộc hình thoi.

Do đó AC là trục đối xứng của hình thoi ABCD.

OC=OA ( tính chất hình thoi)

nên BD là đường trung trực của AC

Do đó điểm đối xứng với điểm A qua BD là điểm C

Điểm đối xứng với điểm C qua BD là điểm A

Điểm đối xứng với điểm B qua BD là điểm B

Điểm đối xứng với điểm D qua BD là điểm D

Vậy điểm đối xứng với mỗi đỉnh của hình thoi qua BD cũng thuộc hình thoi.

Do đó BD là trục đối xứng của hình thoi ABCD.

Bài 135 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 Tứ giác ABCD có tọa độ các đỉnh như sau: A(0;2), B(3;0), C(0;2), D(3;0). Tứ giác ABCD là hình gì? Tính chu vi của tứ giác đó?

Phương pháp giải:

- Vận dụng kiến thức : Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.

- Chu vi hình tứ giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình đó.

Lời giải:

Vì A(0;2) và C(0;2) nên hai điểm A và C đối xứng nhau qua O(0,0) OA=OC

Vì B(3;0) và D(3;0) nên hai điểm B và D đối xứng qua O(0;0) OB=OD

Tứ giác ABCD là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)

OxOy hay ACBD

Vậy tứ giác ABCD là hình thoi

Trong OAB vuông tại O. Theo định lý Pi-ta-go ta có:

AB2=OA2+OB2AB2=22+32=4+9=13AB=13

Chu vi hình thoi bằng 413

Bài 136 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 a) Cho hình thoi ABCD. Kẻ hai đường cao AH,AK. Chứng minh rằng AH=AK

b) Hình bình hành ABCD có hai đường cao AH,AK bằng nhau. Chứng minh rằng ABCD là hình thoi.

Phương pháp giải:

- Chứng minh AHB=AKD

- Chứng minh ABCD là hình bình hành có đường chéo cũng là tia phân giác.

Lời giải:

a)

Xét hai tam giác vuông AHB và AKD:

AHB^=AKD^=900

AB=AD (gt)

B^=D^ (tính chất hình thoi)

Do đó: AHB=AKD (cạnh huyền, góc nhọn)

AH=AK

b)

Xét hai tam giác vuông AHC và AKC:

AHC^=AKC^=900

AH=AK (gt)

AC cạnh huyền chung

Do đó: AHC=AKC (cạnh huyền - cạnh góc vuông)

ACH^=ACK^  hay ACB^=ACD^

CA là tia phân giác BCD^

Hình bình hành ABCD có đường chéo CA là tia phân giác nên là hình thoi.

Bài 137 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 Hình thoi ABCD có A^=600. Kẻ hai đường cao BE,BF. Tam giác BEF là tam giác gì ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức: Tam giác cân có một góc bằng 60 là tam giác đều.

Lời giải:

Xét hai tam giác vuông BEA và BFC:

BEA^=BFC^=900

A^=C^ (tính chất hình thoi ABCD)

BA=BC (vì ABCD là hình thoi)

Do đó: BEA=BFC (cạnh huyền, góc nhọn)

BE=BF (hai cạnh tương ứng) BEF cân tại B

B^1=B^2 (hai góc tương ứng)

Trong tam giác vuông BEA ta có:

A^+B^1=900

B^1=900A^=900600=300B^2=B^1=300

A^+ABC^=1800 (hai góc trong cùng phía bù nhau)

ABC^=1800A^=1800600=1200

ABC^=B^1+B^2+B^3B^3=ABC^(B^1+B^2)=1200(300+300)=600

Vậy BEF cân có EBF^=600 nên nó là tam giác đều.

Bài 138 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình thoi ABCD,O là giao điểm của hai đường chéo. Gọi E,F,G,H theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ O đến AB,BC,CD,DA. Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình chữ nhật.

Lời giải:

Ta có: AB//CD (gt)

OEAB (gt)

OECD

OGCD (gt)

Suy ra: OE trùng với OG nên ba điểm O,E,G thẳng hàng.

BC//AD (gt)

OFBC (gt)

OFAD

OHAD (gt)

Suy ra: OF trùng với OH nên ba điểm O,H,F thẳng hàng

Vì AC và BD là đường phân giác các góc của hình thoi ABCD, nên ta có:

OE=OF (tính chất tia phân giác) (1)

OE=OH (tính chất tia phân giác) (2)

OH=OG (tính chất tia phân giác) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: OE=OF=OH=OG

Và EG=OE+OG=OF+OH=FH

Suy ra tứ giác EFGH có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình chữ nhật.

Bài 139 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 Hình thoi ABCD có chu vi bằng 16cm, đường cao AH bằng 2cm. Tính các góc của hình thoi, biết rằng A^>B^

Phương pháp giải:

- Tính độ lớn HAD^

- Tính độ lớn ADH^

- Tính độ lớn các góc còn lại của hình thoi.

Lời giải:

Chu vi hình thoi bằng 16(m) nên độ dài một cạnh bằng:

 16:4=4(cm)

Gọi M là trung điểm của AD.

Trong tam giác vuông AHD ta có HM là trung tuyến ứng với cạnh huyền

HM=AM= 12AD= 12.4 =2(cm)

AH=AM=HM=MD=2cm

AHM đều

HAM^=600 hay HAD^=600

Trong tam giác vuông AHD ta có: HAD^+D^=900

D^=900HAD^=900600=300

B^=D^=300 (tính chất hình thoi)

Ta có AB//CD (do ABCD là hình thoi) nên B^+C^=1800 (hai góc trong cùng phía bù nhau)

C^=1800B^=1800300=1500

A^=C^=1500 (tính chất hình thoi)

Bài 140 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 Hình thoi ABCD có A^=600 . Trên cạnh AD lấy điểm M, trên cạnh DC lấy điểm N sao cho AM=DN. Tam giác BMN là tam giác gì ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Tam giác cân có một góc bằng 60.

Lời giải:

 

Nối BD, ta có:

AB=AD=BC=BD (do ABCD là hình thoi) nên ABD cân tại A 

Mà  A^=600

Nên ABD đều.

ABD^=D^1=600  và BD=AB

Suy ra: BD=BC=CD

Vậy CBD đều.

D^2=600

Xét BAM và BDN:

AB=BD (chứng minh trên)

A^=D^2=600

AM=DN (giả thiết)

Do đó: BAM=BDN(c.g.c) B^1=B^3  và BM=BN

Suy ra: BMN cân tại B

B^2+B^1=ABD^=600

Suy ra: B^2+B^3=MBN^=600

Vậy BMN đều (tam giác cân có 1 góc bằng 600 là tam giác đều)

Bài 141 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC. Lấy các điểm D,E theo thứ tự trên các cạnh AB,AC sao cho BD=CE. Gọi M,N,I,K theo thứ tự là trung điểm của BE,CD,DE,BC. Chứng minh rằng IK vuông góc với MN.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức :

- Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường.

- Tính chất đường trung bình của tam giác: Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

- Chứng minh MKNI là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau nên là hình thoi.

Lời giải:

Trong BCD ta có:

K là trung điểm của BC (gt)

N là trung điểm của CD (gt)

nên NK là đường trung bình của BCD

NK//BD và NK=12BD (1)

Trong BED ta có:

M là trung điểm của BE (gt)

I là trung điểm của DE (gt)

nên MI là đường trung bình của BED

MI//BD và MI=12BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: MI//NK và MI=NK

nên tứ giác MKNI là hình bình hành

Trong BEC ta có:

M là trung điểm của BE (gt)

K là trung điểm của BC (gt)

Nên MK là đường trung bình

Suy ra MK=12CE (tính chất đường trung bình của tam giác)

Mà NK=12BD (theo (1)) và BD=CE (gt)

Suy ra: MK=KN

Vây hình bình hành MKNI là hình thoi.

IKMN (tính chất hình thoi)

Bài 142 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình bình hành ABCD, các đường chéo cắt nhau ở O. Gọi E,F,G,H theo thứ tự là giao điểm của các đường phân giác của các tam giác AOB,BOC,COD,DOA. Chứng minh rằng EFGH là hình thoi.

Phương pháp giải:

Chứng minh hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi.

Lời giải:

Ta có: AOB^=COD^ (đối đỉnh)

EOB^=12AOB^ (gt)

COG^=12COD^ (gt)

Suy ra: EOB^=COG^

EOB^+BOC^+COG^=2EOB^+BOC^

mà AOB^+BOC^=1800 (kề bù)

hay 2EOB^+BOC^=1800

Suy ra: E,O,G thẳng hàng

Ta lại có: BOC^=AOD^ (đối đỉnh)

HOD^=12AOD^ (gt)

FOC^=12BOC^ (gt)

Suy ra: HOD^=FOC^

HOD^+COD^+FOC^=2HOD^+COD^

mà AOD^+COD^=1800 (kề bù)

hay 2HOD^+COD^=1800             

Suy ra: H,O,F thẳng hàng

ADO^=CBO^ (so le trong)

HDO^=12ADO^ (gt)

FBO^=12CBO^ (gt)

Suy ra: HDO^=FBO^

- Xét BFO và DHO:

HDO^=FBO^ (chứng minh trên)

OD=OB (tính chất hình bình hành)

HOD^=FOB^ (đối đỉnh)

Do đó: BFO=DHO(g.c.g)

OF=OH

OAB^=OCD^ (so le trong)

OAE^=12OAB^ (gt)

OCG^=12OCD^ (gt)

Suy ra: OAE^=OCG^       

- Xét OAE và OCG:

OAE^=OCG^ (chứng minh trên)

OA=OC (tính chất hình bình hành)

EOA^=GOC^ (đối đỉnh)

Do đó: OAE=OCG(g.c.g)

OE=OG

Suy ra: Tứ giác EFGH là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)

Ta có OE là tia phân giác góc AOB và OF là tia phân giác góc BOC

Mà hai góc AOB và BOC kề bù

Nên OEOF (tính chất hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau)

hay EGFH

Vậy: Tứ giác EFGH là hình thoi.

Bài 143 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 Dựng hình thoi ABCD, biết cạnh bằng 2cm, một đường chéo bằng 3cm.

Phương pháp giải:

- Dựng tam giác ABD có hai cạnh bằng 2cm và cạnh đáy bằng độ dài đường chéo của hình thoi.

- Ở mặt phẳng đối diện, vẽ một tam giác chung cạnh đáy và độ dài cạnh bên bằng 2cm.

- Chứng minh hình vừa dựng được thỏa mãn điều kiện bài toán.

Lời giải:

Cách dựng:

- Dựng ABD biết AB=AD=2(cm), BD=3cm

- Trên nửa mặt phẳng bờ BD không chứa điểm A. Từ B dựng tia Bx//AD, từ D dựng tia Dy//AB, chúng cắt nhau tại C.

Ta có hình thoi ABCD cần dựng

Chứng minh:

Vì AB//CD và AD//BC nên tứ giác ABCD là hình bình hành

AB=AD=2cm. Vậy tứ giác ABCD là hình thoi

Lại có: BD=3cm

Hình thoi dựng được thỏa mãn điều kiện bài toán.

Bài 11.1 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 Cạnh của một hình thoi bằng 25, một đường chéo bằng 14. Đường chéo kia bằng:

A. 24

B. 48

C. 429

D. Một đáp số khác.

Hãy chọn phương án đúng

Phương pháp giải:

- Vận dụng định lí Pitago, tìm độ dài một nửa của đường chéo còn lại.

- Tính độ dài đường chéo còn lại và chọn đáp án đúng.

Lời giải:

Hình thoi ABCD có cạnh AB=25, đường chéo AC=14.

Vì ABCD là hình thoi nên O là trung điểm của BD, AC (tính chất hình thoi)

Suy ra AO=AC:2=7 và BD=2BO

Tam giác ABO vuông ở O nên theo định lí Py-ta-go ta có :

AB2=BO2+AO2

BO2=AB2AO2

BO2=25272

BO2=576 hay BO=24

Vậy BD=2BO=48

Chọn B.

Bài 11.2 Trang 97 SBT Toán 8 Tập 1 Cho hình thang cân ABCD (AB//CD). Gọi E,F,G,H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA. Tứ giác EFGH là hình gì ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Hình bình hành có cặp cạnh kề bằng nhau là hình thoi.

Lời giải:

Trong ABD ta có:

E là trung điểm của AB (gt)

H là trung điểm của AD (gt)

nên EH là đường trung bình của ABD  

EH//BD và EH=12BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (1)

- Trong CBD ta có:

F là trung điểm của BC (gt)

G là trung điểm của CD (gt)

nên FG là đường trung bình của CBD

FG//BD và FG=12BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (2)  

Từ (1) và (2) suy ra: EH//FG và EH=FG

Suy ra: Tứ giác EFGH là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

Trong ABC ta có:

E là trung điểm của AB (gt)

F là trung điểm của BC (gt)

Nên EF là đường trung bình của ABC

EF=12AC (tính chất đường trung bình của tam giác) (3)

AC=BD (tính chất hình thang cân) (4)

Từ (1), (3) và (4) suy ra: EH=EF

Vậy : Tứ giác EFGH là hình thoi.

Bài 11.3 Trang 98 SBT Toán 8 Tập 1 Cho tam giác ABC, điểm D thuộc cạnh BC. Qua D kẻ đường thẳng song song với AC, cắt AB ở I. Qua D kẻ đường thẳng song song với AB, cắt AC ở K.

a) Tứ giác AIDK là hình gì ?

b) Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì AIDK là hình thoi ?

Phương pháp giải:

a) Vận dụng kiến thức : Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.

b) Nhẩm lại dấu hiệu nhận biết của hình thoi rồi xác định vị trí thích hợp của điểm D thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Lời giải:

a) Ta có: DK//AB (gt)

hay DK//AI

DI//AC (gt)

hay DI//AK

Vậy tứ giác AIDK là hình bình hành

b) Để hình bình hành AIDK là hình thoi.

thì AD là đường phân giác IAK^

hay AD là đường phân giác BAC^

Ngược lại nếu AD là tia phân giác BAC^:

Ta có tứ giác AIDK là hình bình hành có đường chéo AD là phân giác của góc A nên tứ giác AIDK là hình thoi

Vậy hình bình hành AIDK là hình thoi khi và chỉ khi D là giao điểm tia phân giác của góc A và cạnh BC.

Đánh giá

0

0 đánh giá