Lý thuyết Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 (Kết nối tri thức) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

467

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử (Kết nối tri thức) | Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11.

Lý thuyết Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 (Kết nối tri thức) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

a) Quyền của công dân về bầu cử

- Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có các quyền:

+ Bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; bình đẳng về bầu cử, tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật;

+ Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử;

+ Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân;...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử | Kinh tế Pháp luật 11

b) Quyền của công dân về ứng cử

- Công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật có quyền:

+ Ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân;

+ Bình đẳng giới về ứng cử;

+ Tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật;

+ Tố cáo về người ứng cử;

+ Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử;

+ Giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử;...

 b) Nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

- Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử:

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử;

+ Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử;

+ Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác....

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra nhiều hậu quả tiêu cực:

+ Đối với xã hội: ảnh hưởng đến tinh tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý nhà nước; gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử; làm sai lệch kết quả bầu cử; gây lãng phí ngân sách nhà nước;....

+ Đối với cá nhân: xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân;…

- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự....

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử | Kinh tế Pháp luật 11

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

Câu 1. Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền

A. tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

B. ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

C. bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự.

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân?

A. Bỏ phiếu kín.

B. Phổ thông.

C. Công khai phiếu bầu.

D. Trực tiếp.

Đáp án đúng là: C

Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được tiến hành theo nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 3. Khi thực hiện quyền bầu cử, công dân được quyền

A. tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.

B. ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.

A. sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

D. lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật.

Đáp án đúng là: A

Khi thực hiện quyền bầu cử, công dân được quyền tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.

Câu 4. Đọc trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông V được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh T, ông V chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị D (vợ anh T) mà không phát cho bà M (mẹ anh T). Sau khi nhận được thắc mắc ông V giải thích: Bà M không biết chữ nên ông V không ghi tên bà M vào danh sách cử tri của xã.

A. Anh T.

B. Chị D.

C. Ông V.

D. Bà M.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp trên, ông V đã vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân.

Câu 5. Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, chị T gợi ý anh C bỏ phiếu cho ứng cử viên là người thân của mình. Thấy anh C còn băn khoăn, chị T nhanh tay gạch phiếu bầu giúp anh rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Chị T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Trực tiếp.

B. Phổ thông.

C. Ủy quyền.

D. Gián tiếp.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp này, chị T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp vì có hành vi lôi kéo người khác bỏ phiếu theo ý của mình.

Câu 6. Theo quy định của pháp luật, công dân được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp nào sau đây?

A. Chuẩn bị được đặc xá.            

B. Đang chấp hành hình phạt tù.

C. Đang bị tạm giữ, tạm giam.

D. Phải thi hành án chung thân.

Đáp án đúng là: C

Theo quy định tại điểm b) Khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam năm 2015: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân.

Câu 7. Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi

A. đang bị tạm giữ, tạm giam.

B. đang thực hiện cách li y tế.

C. bị mất năng lực hành vi dân sự.

D. tham gia công tác biệt phái.

Đáp án đúng là: C

Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi bị mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

A. 16 tuổi.

B. 20 tuổi.              

C. 21 tuổi               

B. 18 tuổi.

Đáp án đúng là: C

Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 21tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 9. Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức được giới thiệu ứng cử hoặc

A. ủy quyền ứng cử.         

B. được tranh cử.

C. trực tiếp tranh cử.         

D. tự ứng cử.

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức tự ứng cử hoặc được giới thiệu ứng cử.

Câu 10. Công dân có nghĩa vụ gì khi tham gia bầu cử, ứng cử?

A. Sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.

B. Chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất.

C. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.

D. Trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.

Đáp án đúng là: C

- Nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử, ứng cử:

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử;

+ Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử;

+ Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác....

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử, ứng cử?

A. Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước.

B. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử.

C. Hỏi ý kiến rồi sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.

D. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.

Đáp án đúng là: B

- Nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử, ứng cử:

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử;

+ Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử;

+ Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác....

Câu 12. Đối với cơ quan nhà nước, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế nào?

A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.

B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.

C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.

D. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

Đáp án đúng là: D

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử đối với cơ quan nhà nước:

+ Xâm phạm tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân; làm sai lệch kết quả bầu cử;

+ Gây thiệt hại về tài sản, lãng phí ngân sách của Nhà nước, không chọn được đúng đại biểu có uy tín, năng lực, trách nhiệm vào các cơ quan nhà nước;

+ Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

Câu 13. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân dân về bầu cử và ứng cử có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiệm trọng, ngoại trừ việc

A. là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.

B. làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

C. gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

D. không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.

Đáp án đúng là: A

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân dân về bầu cử và ứng cử có thể dẫn tới một số hậu quả sau:

+ Về phía cơ quan nhà nước: Xâm phạm tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân; làm sai lệch kết quả bầu cử; Gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, không chọn được đúng đại biểu có uy tín, năng lực, trách nhiệm vào các cơ quan nhà nước; Gây mất ổn định tình hình xã hội.

+ Về phía công dân: Không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của bản thân; Không thực hiện đúng trách nhiệm của bản thân; Không tham gia xây dựng được bộ máy nhà nước.

Xem thêm Lý thuyết các bài Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Lý thuyết Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng

Lý thuyết Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Lý thuyết Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Lý thuyết Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Đánh giá

0

0 đánh giá