Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 17: Trái Đất của em Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 3 Bài 17: Trái Đất của em
Tiếng Việt lớp 3 trang 81, 82 Một mái nhà chung
Chia sẻ
Tiếng Việt lớp 3 trang 81, 82 Câu 1: Ô chữ dưới đây có 8 từ, gồm 7 từ đọc theo hàng ngang và 1 từ đọc theo hàng dọc. Em hãy tìm các từ đó.
Phương pháp giải:
Em quan sát ô chữ để tìm các từ có nghĩa trong ô chữ.
Lời giải:
Tiếng Việt lớp 3 trang 81, 82 Câu 2: Chọn một từ em vừa tìm được ở ô chữ. Cho biết từ đó được thể hiện ở hình ảnh nào xung quanh ô chữ.
Phương pháp giải:
Em quan sát hình ảnh và chọn từ phù hợp với các hình ảnh.
Lời giải:
Hình 1: Đất đai
Hình 2: Môi trường
Hình 3: Hợp tác
Hình 4: Trái đất
Hình 5: Bầu trời
Hình 6: Kết đoàn
Hình 7: Phát triển
Hình 8: Thi đua
Bài đọc
Một mái nhà chung
(Trích)
Mái nhà của chim Lợp nghìn lá biếc Mái nhà của cá Sóng xanh rập rình.
Mái nhà của dím Sâu trong lòng đất Mái nhà của ốc Tròn vo bên mình.
Mái nhà của em Nghiêng giàn gấc đỏ Mái nhà của bạn Hoa giấy lợp hồng. |
Mọi mái nhà riêng Có mái nhà chung Là bầu trời xanh Xanh đến vô cùng.
Mọi mái nhà riêng Có mái nhà chung Rực rỡ vòm cao Bảy sắc cầu vồng.
Bạn ơi, ngước mắt Ngước mắt lên trông Bạn ơi, hãy hát Hát câu cuối cùng: Một mái nhà chung Một mái nhà chung... ĐỊNH HẢI |
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 3 trang 81, 82 Câu 1: Bài thơ nói đến “những mái nhà riêng” nào?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1, khổ thơ 2 và khổ thơ 3.
Lời giải:
Bài thơ nói đến “những mái nhà riêng” là: mái nhà của chim, của cá, của dím. Của ốc, của em và của bạn.
Tiếng Việt lớp 3 trang 81, 82 Câu 2: Mái nhà chung của muôn loài là gì?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 4 và khổ thơ 5.
Lời giải:
Mái nhà chung của muôn loài là bầu trời xanh.
Tiếng Việt lớp 3 trang 81, 82 Câu 3: Em hiểu ngôi nhà chung của muôn loài dưới mái nhà ấy là gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Em hiểu ngôi nhà chung của muôn loài dưới mái nhà ấy là trái đất.
Tiếng Việt lớp 3 trang 81, 82 Câu 4: Em thích những hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và nói lên cảm nhận của mình.
Lời giải:
Em thích hình ảnh “Mọi mái nhà riêng / Có mái nhà chung / Rực rỡ vòm cao / Bảy sắc cầu vồng”. Vì hình ảnh này thể hiện sự tươi đẹp của bầu trời mang lại, của mái nhà chung của mọi người là trái đất.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 81, 82 Câu 1: Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp:
a) Các loài trên trái đất
b) Môi trường sống
c) Những việc cần làm vì môi trường
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải:
a) Các loài trên trái đất: người, cây, chim, cá.
b) Môi trường sống: bầu trời, không khí, đất, nước.
c) Những việc cần làm vì môi trường: bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn nước, giảm khí thải, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện.
Tiếng Việt lớp 3 trang 81, 82 Câu 2: Đặt câu với một từ ngữ ở nhóm c trong bài tập trên.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu.
Lời giải:
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người.
- Hãy sử dụng tiết kiệm nước, tiết kiệm điện để góp phần bảo vệ môi trường.
Tiếng Việt lớp 3 trang 83 Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên
Đề bài
Tiếng Việt lớp 3 trang 83 Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về Trái đất hoặc về con người với thiên nhiên.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về Trái đất hoặc về con người với thiên nhiên.
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ để hoàn thành bài tập.
Lời giải:
Em có thể tham khảo các bài đọc như: bài ca về Trái đất, Thiên nhiên giản dị, Trái đất và Trái nước,...
Tiếng Việt lớp 3 trang 83 Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).
- Cảm nghĩ của em.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Lời giải:
Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.
Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Ôn chữ viết hoa X, Y
Đề bài
Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 1: Viết tên riêng: Ý Yên
Lời giải:
Em thực hiện viết bài vào vở.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng, viết hoa tên riêng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 2: Viết câu:
Xuân tươi sắc hoa đào
Hè về, sen tỏa ngát.
NGUYỄN BAO
Lời giải:
Em thực hiện viết bài vào vở.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng, viết hoa tên riêng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Trao đổi: Tiết kiệm nước
Đề bài
Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 1: TIẾT KIỆM NƯỚC
Theo sách Hãy bảo vệ nguồn nước
Nghe và nói lại thông tin
a) Ghép đúng:
b) Trung bình, một người cần bao nhiêu lít nước mỗi ngày?
c) Sau bao nhiêu năm nữa, nhân loại sẽ thiếu nước nghiêm trọng?
Phương pháp giải:
Em lắng nghe thông tin và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
Lời giải:
a) Em lắng nghe thông tin và ghép đúng.
b) Trung bình, một người cần 2 lít nước mỗi ngày.
c) Em lắng nghe thông tin để trả lời câu hỏi.
Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Câu 2: Trao đổi
a) Theo em, vì sao phải tiết kiệm nước?
b) Em đã tiết kiệm nước như thế nào?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và tự liên hệ bản thân để trao đổi cùng các bạn.
Lời giải:
a) Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Nguồn nước cạn kiệt đồng nghĩa với việc cuộc sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là diệt vong. Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.
b) Để tiết kiệm nước: em đã sử dụng lượng nước vừa đủ khi cần dùng, tránh lãng phí nước.
Tiếng Việt lớp 3 trang 84, 85 Chuyện của ông Biển
Bài đọc
Chuyện của ông Biển
Ông Biển không nhớ mình đã bao nhiêu tuổi. Chỉ biết rằng từ lúc khai thiên lập địa đã có ông rồi. Già như vậy nhưng suốt ngày đêm ông vẫn rì rầm kể chuyện không biết mệt. Ông thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa và mang đến cho con người bao nhiêu là sản vật.
Nhưng mấy chục năm nay, ông thấy yếu đi nhiều. Bởi vì mỗi năm con người thải xuống biển hơn sáu triệu tấn rác. Tôm cá cứ chết dần. Ông Biển đành lên đường tìm người giúp đỡ.
Đi mãi, đi mãi, gặp một hòn đảo nhỏ, ông nói:
- Cháu nhận giúp ông một ít rác nhé!
Đảo nhỏ lắc đầu:
- Nhận rác của ông thì cháu biết để đâu!
Hướng về đất liền, ông thấy một bãi cát. Gió đang lùa rác từ bãi cát xuống biển, rồi sóng biển lại đưa rác lên bờ. “Không thể loanh quanh mãi thế này!” – Ông Biển thở dài.
Đang tuyệt vọng, ông Biển bỗng thấy trên bãi cát mấy cô bé, cậu bé mang theo những chiếc bao to nhặt rác. “Cứu tinh đây rồi!” – Ông reo lên và tặng các cô cậu những làn gió mát nhất.
Ông thầm mơ: “Con người sẽ không xả rác xuống biển nữa. Chẳng bao lâu, nước biển sẽ lại trong xanh, các loài sinh vật sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, biển sẽ lại vui như xưa.”.
Phỏng theo QUÁCH THIẾU VINH
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 3 trang 84, 85 Câu 1: Ông Biển đem lại những gì cho con người?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 1 của bài đọc.
Lời giải:
Ông Biển thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa và mang đến cho con người bao nhiêu là sản vật.
Tiếng Việt lớp 3 trang 84, 85 Câu 2: Điều gì xảy ra khiến ông Biển phải đi tìm người giúp đỡ?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 của bài đọc.
Lời giải:
Ông Biển phải đi tìm người giúp đỡ vì mỗi năm con người thải xuống biển hơn sáu triệu tấn rác. Tôm cá cứ chết dần.
Tiếng Việt lớp 3 trang 84, 85 Câu 3: Em hiểu lời của ông Biển “Không thể loanh quanh mãi thế này!” như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Em hiểu lời của ông Biển “Không thể loanh quanh mãi thế này!” nghĩa là không thể cứ để việc xả rác xuống biển không kết thúc, cứ mãi lặp đi lặp lại được.
Tiếng Việt lớp 3 trang 84, 85 Câu 4: Điều gì đã khiến ông Biển vui trở lại?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối của bài đọc.
Lời giải:
Điều khiến ông Biển vui trở lại là ông nhìn thấy các cô bé, cậu bé đang cầm những túi to để nhặt rác trên bãi biển.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 84, 85 Câu 1: Tìm 2 câu cảm trong bài đọc. Xếp mỗi câu vào ô thích hợp trong bảng dưới đây:
Câu cảm |
Bộc lộ cảm xúc, thái độ |
|
Bộc lộ cảm xúc vui mừng |
|
Bộc lộ thái độ lo lắng |
Phương pháp giải:
Em đọc và tìm câu cảm trong bài đọc.
Lời giải:
Câu cảm |
Bộc lộ cảm xúc, thái độ |
“Cứu tinh đây rồi!” |
Bộc lộ cảm xúc vui mừng |
“Không thể loanh quanh mãi thế này!” |
Bộc lộ thái độ lo lắng |
Tiếng Việt lớp 3 trang 84, 85 Câu 2: Đặt câu:
a) Nói lời của ông Biển cảm ơn các bạn nhỏ nhặt rác.
b) Nói lời của ông Biển khuyên mọi người không xả rác bừa bãi.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu theo yêu cầu.
Lời giải:
a) Nói lời của ông Biển cảm ơn các bạn nhỏ nhặt rác:
Ông cảm ơn các cháu đã giúp ông nhặt rác nhé!
b) Nói lời của ông Biển khuyên mọi người không xả rác bừa bãi:
Để nước biển sớm trong xanh trở lại, mọi người đừng vứt rác bừa bãi nhé!
Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Nước sạch
Đề bài
Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề:
1. Dựa theo gợi ý từ bài đọc Chuyện của ông Biển, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc giữ sạch nguồn nước (ao hoặc hồ, sông, suối, biển,...)
Gợi ý:
- Hằng ngày, em dùng nước làm gì?
- Vì sao phải giữ sạch nguồn nước?
- Em cần làm gì để giữ sạch nguồn nước?
- Gắn ảnh hoặc tranh vẽ minh họa cho đoạn văn của em.
2. Dựa theo gợi ý từ bài Tiết kiệm nước, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc tiết kiệm nước sạch.
Gợi ý:
- Hằng ngày, em dùng nước làm gì?
- Trung bình, mỗi người cần bao nhiều nước một ngày?
- Vì sao phải tiết kiệm nước?
- Em cần làm gì để tiết kiệm nước?
- Gắn ảnh hoặc tranh vẽ minh họa cho đoạn văn của em.
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải:
1. Ai trong chúng ta đều không thể sống thiếu nước. Nước được sử dụng để làm rất nhiều việc hằng ngày. Nước sạch dùng để vệ sinh cá nhân, để uống, để nấu nước,... Nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chính vì vậy chúng ta phải giữ gìn nguồn nước sạch. Cần sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm, không lãng phí nước. Không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối, gây ô nhiễm nguồn nước. Vứt rác đúng nơi quy định. Thu dọn rác ở ao, hồ, sông, suối thường xuyên. Bảo vệ nguồn nước cũng là bảo vệ nguồn sống của mỗi người.
2. Nước là một tài nguyên vô thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với con người. Nước góp ích cho cuộc sống hằng ngày của con người: ăn, uống, nấu nướng, vệ sinh cá nhân,.... Trung bình một người cần uống 2 lít nước mỗi ngày. Nhưng nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Nếu chúng ta không tiết kiệm nước, nguồn tài nguyên đó sẽ dần cạn kiệt. Vì vậy, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chung ta phải biết sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm. Không lãng phí nước khi không cần thiết. Không xả rác xuống các nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm. Như vậy vừa có thể bảo vệ nguồn nước, đồng thời bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta.
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Em nghĩ về Trái Đất
Bài đọc
Em nghĩ về Trái đất
(Trích)
Quàng khăn xanh biển cả Khoác áo thơm hương rừng Trái Đất mang trên lưng Những đứa con của đất.
Tuy màu da có khác Nhưng vẫn chung nụ cười Như biển cả không vơi Một màu xanh thăm thẳm. |
Như ban mai nắng ấm Lung linh bờ thảo nguyên Hãy giữ được bình yên Cho hoa thơm thơm mãi.
Cho năm châu hội ngộ Trong tình thương loài người Và cho khắp mọi nơi Là nhà bồ câu trắng. NGUYỄN LÃM THẮNG |
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 1: Hình ảnh Trái Đất ở khổ thơ đầu gợi cho em nghĩ đến những ai?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1.
Lời giải:
Hình ảnh Trái Đất ở khổ thơ đầu gợi cho em nghĩ đến con người ở năm châu bốn biển.
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 2: “Những đứa con của đất” có điểm gì riêng và điểm gì chung?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 2.
Lời giải:
“Những đứa con của đất” có điểm riêng là màu da, điểm chung là nụ cười.
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 3: Những câu thơ nào thể hiện mong muốn chung của mọi người trên Trái Đất?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 3 và khổ thơ 4.
Lời giải:
Những câu thơ nào thể hiện mong muốn chung của mọi người trên Trái Đất là:
Hãy giữ được bình yên
Cho hoa thơm thơm mãi.
Cho năm châu hội ngộ
Trong tình thương loài người.
Và cho khắp mọi nơi
Là nhà bồ câu trắng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 4: Em hiểu 2 dòng thơ cuối như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc hai dòng thơ cuối và liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.
Lời giải:
Hai dòng thơ cuối thể hiện mong muốn khắp nơi trên trái đất, khắp năm châu bốn biển đều được sống trong hòa bình.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 1: Các từ hãy, mong, đừng thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Các từ hãy, mong, đừng thể hiện sự mong muốn, thỉnh cầu, thể hiện nguyện vọng, mong ước một điều gì đấy.
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 2: Hãy đặt câu với mỗi từ trên để thể hiện mong muốn của em về những điều cần làm cho cuộc sống trên Trái Đất tốt đẹp hơn.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và đặt câu thể hiện mong muốn của mình.
Lời giải:
- Hãy chung tay bảo vệ môi trường.
- Mong rằng khắp nơi trên trái đất đều được hòa bình.
- Đừng gây ô nhiễm môi trường.
Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Một mái nhà chung
Đề bài
Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 1: Nhớ – viết: Một mái nhà chung (4 khổ thơ đầu)
Phương pháp giải:
Em thực hiện bài viết vào vở.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng mỗi dòng thơ.
Lời giải:
Em hoàn thành bài viết vào vở.
Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 2: Chọn vần phù hợp với ô trống:
a) Vần au hay âu?
b) Vần au hay ao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải:
a) Ông ơi, cháu vẽ con tàu
Tàu sơn màu trắng, biển màu xanh trong
Trời cao, cháu vẽ mây bông
Vẽ thêm một chiếc cầu vồng bắc ngang.
NGUYỄN THƠ
b) Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng.
PHẠM CÚC
Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:
a) (làu, lầu): nhà _, thuộc _
(màu, mầu): _ nhiệm, _ sắc
b) (cau, cao): chiều _, trái _
(máu, máo): mếu _, mạch _
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải:
a) nhà lầu, thuộc làu
mầu nhiệm, màu sắc
b) chiều cao, trái cau
mếu máo, mạch máu
Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Trao đổi: Em đọc sách báo
Đề bài
Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc về Trái Đất hoặc về con người với thiên nhiên.
Mẫu:
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện, sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng :
- Ôi, đẹp quá ! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
Theo PHẠM HỔ
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ để hoàn thành bài tập.
Lời giải:
Bài thơ "Bài ca về Trái Đất" của tác giả Định Hải:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thân mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen… dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào, cũng quý, cũng thơm!
Màu da nào, cũng quý, cũng yêu!
Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran cho trái đất không già
Hành tinh này, là của chúng ta!
Hành tinh này, là của chúng ta!
Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu 2: Trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).
Gợi ý:
- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?
- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
Phương pháp giải:
Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.
Lời giải:
Trong bài thơ, em thích chi tiết "Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu/ Vàng, trắng, đen,... dù da khác màu" vì chi tiết này nói lên sự đoàn kết của các dân tộc trên Trái Đất của chúng ta. Mọi người chung sống hòa bình trên hành tinh, yêu thương nhau, không phân biệt màu da.
Bài thơ là khung cảnh một Trái Đất tươi đẹp, ở đó, cảnh vật thật bình yên, con người đoàn kết, yêu thương nhau. Tác giả khẳng định Trái Đất là của chúng ta, chính vì vậy, chúng ta cần phải có trách nhiệm bảo vệ Trái Đất.
Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Những bậc đá chạm mây
Bài đọc
Những bậc đá chạm mây
Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Cuộc sống đang yên lành, bỗng một trận bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè. Dân xóm chài hết đường sinh sống, đành lên núi kiếm củi đem ra chợ bán. Nhưng sườn núi phía họ ở dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa.
Bấy giờ trong xóm co một ông lão nghèo. Người ta gọi ông là cố Đương vì hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. Thấy lên núi phải đi đường vòng, ông bàn với mọi người ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường ngắn như mong muốn. Ai nấy đều lắc đầu bảo việc ấy khó lắm, không làm được.
Nhưng cố Đương vẫn tìm cách làm đường. Công việc nặng nhọc không khiến ông sờn lòng. Thấy ông đói, những con vượn ở gần đó mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt. Về sau, nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng.
Sau năm lần sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành, nhờ đó mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng. Cả xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép. Ngày nay, con đường vượt núi gọi là Truông Ghép vẫn còn ở phía nam dãy núi Hồng Lĩnh.
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 1: Người dân xóm chài gặp phải những khó khăn gì?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 1 của bài đọc.
Lời giải:
Người dân xóm chài gặp phải một trận bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè. Dân xóm chài hết đường sinh sống, đành lên núi kiếm củi đem ra chợ bán. Nhưng sườn núi phía họ ở dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa.
Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 2: Cố Đương đã làm gì để giúp bà con trong xóm?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 của bài đọc.
Lời giải:
Cố Đương đã bàn với mọi người ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường ngắn như mong muốn.
Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 3: Những chi tiết nào nói lên quyết tâm và lòng kiên trì của cố Đương?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 3 của bài đọc.
Lời giải:
Những chi tiết nói lên quyết tâm và lòng kiên trì của cố Đương là: Ai nấy đều lắc đầu bảo việc ấy khó lắm, không làm được. Nhưng cố Đương vẫn tìm cách làm đường. Công việc nặng nhọc không khiến ông sờn lòng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 4: Qua câu chuyện, em thấy cố Đương và người dân xóm chài đã chọn cách ứng xử như thế nào với thiên nhiên?
a) Dựa hoàn toàn vào thiên nhiên.
b) Cải tạo thiên nhiên để phục vụ mình.
c) Vừa dựa vào thiên nhiên, vừa cải tạo thiên nhiên.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Qua câu chuyện, em thấy cố Đương và người dân xóm chài đã chọn cách ứng xử với thiên nhiên là:
c) Vừa dựa vào thiên nhiên, vừa cải tạo thiên nhiên.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 1: Sử dụng câu hỏi Vì sao?, hỏi đáp với bạn theo nội dung các câu sau:
a) Người ta gọi ông là cố Đương.
b) Dân làng tăng ông thêm một tên mới là cố Ghép.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu hỏi đáp với bạn.
Lời giải:
a) Vì sao người ta gọi ông là ông cố Đương?
b) Vì sao dân làng tặng thêm cho ông một cái tên mới là cố Ghép?
Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 2: Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy nói:
a) Một câu ca ngợi con đường lên núi của cố Đương.
b) Một câu ca ngợi ý chí của cố Đương.
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung câu chuyện và đặt câu.
Lời giải:
a) Con đường lên núi của cố Đương ghép đã trở thành huyền thoại trong lòng người dân xóm nhỏ ở núi Hồng Lĩnh.
b) Cố Đương có một ý chí mạnh mẽ khiến mọi người nể phục.
Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Trái Đất thân yêu
Bài tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 1: Viết một đoạn văn theo đề tài được gợi ra từ một trong các bức tranh dưới đây:
Phương pháp giải:
Em quan sát và lựa chọn một đề tài để viết đoạn văn.
Lời giải:
Bài tham khảo 1:
Biển có một vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng sau mùa du lịch thì bờ biển thường trở nên ô nhiễm khi nhiều vị khách du lịch không có ý thức. Chính vì vậy, các anh chị đoàn viên của huyện đã quyết định sẽ tổ chức một buổi tổng vệ sinh bờ biển vào cuối tuần này. Điều đó được mọi người hưởng ửng rất cao. Em cũng vô cùng háo hức mong chờ đến hôm đó. Đúng bảy giờ sáng chủ nhật, mọi người đều có mặt rất đông. Các anh chị đoàn viên phân công thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Em và một số bạn nhỏ khác được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một số người lớn phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Em rất vui vì đã đóng góp được vào công việc bảo vệ môi trường cho quê hương mình.
Bài tham khảo 2:
Đầu xuân vừa rồi, cả xóm em ai cũng vui vẻ tham gia Tết trồng cây do Bác Hồ phát động. Mới sáng ra, ai cũng vội vàng , tất bật tìm cho dụng cụ trồng cây , tề tựu về sân nhà văn hóa. Sau khi nghe lễ phát động của thôn trưởng, mỗi người nhận lấy một cây giống cho mình đem về trồng. Nhà nhà thi đua trồng cây, chăm sóc cây tốt. Chỉ mấy tháng sau, những cây bà con trồng đã tốt tươi. Em nghĩ chỉ vài năm nữa thôi, cả quê em có một màu xanh trù phú.
Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 2: Giới thiệu và bình chọn các đoạn văn hay.
Lời giải:
Em cùng các bạn bình chọn đoạn văn hay.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tiếng Việt lớp 3 trang 81, 82 Một mái nhà chung...
Tiếng Việt lớp 3 trang 83 Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên...
Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Ôn chữ viết hoa X, Y...
Tiếng Việt lớp 3 trang 84 Trao đổi: Tiết kiệm nước...
Tiếng Việt lớp 3 trang 84, 85 Chuyện của ông Biển...
Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Nước sạch...
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Em nghĩ về Trái Đất...
Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Một mái nhà chung...
Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Trao đổi: Em đọc sách báo...
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.