Với Giải Bài 2 trang 60 SBT KTPL 11 trong Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội Sách bài tập KTPL lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL lớp 11.
Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây
Bài 2 trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:
a) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Lao động.
D. Văn hoá.
b) Theo quy định của pháp luật, ý kiến nào dưới đây đúng về tỉ lệ nữ tham gia làm đại biểu Hội đồng nhân dân?
A. Nữ chỉ cần có một người đại diện là được.
B. Cần đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu.
C. Tỉ lệ nữ phải bằng với tỉ lệ nam.
D. Tỉ lệ nữ nhất định phải nhiều hơn nam.
c) Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế?
A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm.
B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp.
C. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế.
D. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc.
d) Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế quy định: Phụ nữ nghèo ở vùng sâu, vùng xa khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của
A. Quốc hội.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Chính phủ.
D. Ủy ban nhân dân.
e) Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của bình đẳng giới trong đời sống xã hội?
A. Đảm bảo công bằng và nhân văn cho mọi thành viên trong xã hội.
B. Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nam và nữ trong mọi lĩnh vực.
C. Đảm bảo quyền lợi và cơ hội cho các giới tính khác nhau.
D. Đảm bảo giới hạn về quyền lợi của nữ trong mọi lĩnh vực.
g) Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục?
A. Đảm bảo nam, nữ có cơ hội như nhau trong học tập và đào tạo.
B. Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.
C. Nữ cán bộ mang theo con nhỏ khi tham gia đào tạo được hỗ trợ theo quy định.
D. Việc tiếp cận, hưởng thụ chính sách về nghiệp vụ bình đẳng giữa nam và nữ.
h) Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá?
A. Sáng tác, lưu hành, các tác phẩm tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới.
B. Cản trở sáng tác và tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ vì định kiến giới.
C. Phê bình những sáng tác, hoạt động có nội dung tuyên truyền định kiến giới.
D. Thực hiện những tập tục mang tính phân biệt đối xử giới dưới mọi hình thức.
i) Cản trở, xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khoẻ vì định kiến giới là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hoá.
B. Hôn nhân và gia đình.
C. Y tế.
D. Giáo dục và đào tạo.
Lời giải:
- Câu hỏi a) Đáp án đúng là: A
- Câu hỏi b) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi c) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi d) Đáp án đúng là: C
- Câu hỏi e) Đáp án đúng là: D
- Câu hỏi g) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi h) Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi i) Đáp án đúng là: C
Xem thêm lời giải SBT KTPL lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc câu chuyện SỰ THAY ĐỔI
Bài 5 trang 64 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy xử lí các tình huống sau: Tình huống 1: Một nữ công nhân tên là Bảy làm việc tại một nhà máy may.
Bài 6 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đưa ra cách ứng xử của mình khi có người nói:
Xem thêm lời giải SBT KTPL lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.