Với Giải Bài 18 trang 93 SBT KTPL 11 trong Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc Sách bài tập KTPL lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL lớp 11.
Trong quá trình học đại học, C được hoãn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật
Bài 18 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong quá trình học đại học, C được hoãn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do mải chơi, không theo được chương trình, C đã bỏ học đi làm công nhân cho một công ty. Khi nhận được thông báo khám tuyển nghĩa vụ quân sự, C đã nhờ một người không rõ lai lịch làm giúp một giấy chứng nhận giá là sinh viên của trường đại học để nộp cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã với mục đích hoãn nghĩa vụ quân sự.
a) Theo em, hành vi của C có vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc không? Vì sao?
b) Hành vi của C có thể phải chịu hậu quả gì?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Hành vi của C vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Hiến pháp năm 2013 “Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân”; khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 “Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này” và khoản 1 Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 “Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự”.
♦ Yêu cầu b) Hành vi của C có thể bị xử lí theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 “Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Xem thêm lời giải SBT KTPL lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1 trang 89 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo quy định của pháp luật, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là
Bài 2 trang 89 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói đến quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Bài 3 trang 89 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Bài 4 trang 89 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Bài 5 trang 89 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trường hợp nào dưới đây không được tạm hoãn gọi nhập ngũ?
Bài 6 trang 90 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là thực hiện quyền nào dưới đây?
Bài 7 trang 90 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
Bài 8 trang 90 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
Bài 9 trang 90 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
Bài 10 trang 90 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào sau đây không được miễn đăng kí nghĩa vụ quân sự?
Bài 11 trang 91 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo quy định của pháp luật, độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự là
Bài 12 trang 91 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin GƯƠNG SÁNG TRONG PHÒNG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH
Bài 13 trang 92 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tốt nghiệp trung học phổ thông, H có nguyện vọng tham gia nghĩa vụ quân sự, nhưng bố của H lại không đồng ý vì muốn con tiếp tục đi học.
Bài 14 trang 92 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh V (đủ 18 tuổi) là công nhân của một nhà máy, được gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự và trúng tuyển. Tuy nhiên, sau khi nhận được giấy trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, anh V lại không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ với lí do bản thân đang có việc làm ổn định.
Bài 15 trang 92 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Với mục đích để con tiếp tục phụ giúp gia đình trong kinh doanh, ông A đã nhờ người làm giá giấy khám sức khoẻ để con không đủ điều kiện trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Tuy đã bị xử phạt hành chính, nhưng ông A vẫn tiếp tục vi phạm.
Bài 16 trang 92 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Sau khi nhận tiền của gia đình ông M, ông Q là cán bộ xã đã tự ý gạch tên con trai ông M ra khỏi danh sách đăng kí nghĩa vụ quân sự
Bài 17 trang 92 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh P là người có bệnh mãn tính về hô hấp, thường xuyên điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, ông S là cán bộ xã lại để tên của anh P trong danh sách thông báo khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
Bài 18 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong quá trình học đại học, C được hoãn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do mải chơi, không theo được chương trình, C đã bỏ học đi làm công nhân cho một công ty.
Bài 19 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 11: D là con bà H đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã vì tội trộm cắp tài sản. Khi thấy xã thông báo đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự, bà H đã yêu cầu ông B là cán bộ đưa tên con mình vào danh sách, nhưng ông B không đồng ý.
Bài 20 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, học sinh trung học phổ thông có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như thế nào?
Bài 21 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu một số trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân ở địa phương em (nếu có). Bài học rút ra cho bản thân em là gì?
Xem thêm lời giải SBT KTPL lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: