Tại sao nói hoạt động của hệ tuần hoàn được điều hoà theo cơ chế thần kinh – thể dịch

258

Với giải chi tiết Câu 116 trang 45 sách bài tập Sinh học 11 trong Chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật Sinh học 11  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Tại sao nói hoạt động của hệ tuần hoàn được điều hoà theo cơ chế thần kinh – thể dịch

Câu 116 trang 45 sách bài tập Sinh học 11: Tại sao nói hoạt động của hệ tuần hoàn được điều hoà theo cơ chế thần kinh – thể dịch? Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Nói hoạt động của hệ tuần hoàn được điều hoà theo cơ chế thần kinh – thể dịch vì hoạt động của hệ tuần hoàn chịu sự chi phối của cả 2 cơ chế là cơ chế thần kinh (theo nguyên tắc phản xạ) và cơ chế thể dịch (thực hiện nhờ các hormone):

+ Theo cơ chế thần kinh: Dựa trên thông tin truyền về từ thụ thể áp lực hoặc thụ thể hoá học (thụ thể O2 và CO2) ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ, trung khu điều hoà tim mạch tăng hay giảm xung thần kinh trên dây thần kinh giao cảm hoặc đối giao cảm, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động của tim và mạch máu.

+ Theo cơ chế thể dịch: Một số hormone ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch như adrenalin và noradrenalin, thyroxine,…

- Ví dụ: Khi huyết áp giảm, thụ thể áp lực ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ gửi xung thần kinh về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não. Trung khu điều hoà tim mạch tăng tần số xung thần kinh trên dây giao cảm, làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại. Xung thần kinh còn theo dây giao cảm đến tuyến trên thận, làm tuyến này tăng tiết adrenalin và noradrenalin vào máu. Hai hormone này làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại. Tim đập nhanh, mạnh kèm theo mạch máu co làm huyết áp tăng trở lại. Ngược lại, khi huyết áp tăng cao, trung khu điều hoà tim mạch lại tăng tần số xung thần kinh trên dây đối giao cảm, làm tim giảm nhịp và làm các mạch máu ngoại vi dãn, nhờ đó huyết áp trở lại bình thường.

Đánh giá

0

0 đánh giá