Hình 9.1 mô tả đường cong biểu diễn tỉ lệ hemoglobin bão hoà tại các vị trí trong cơ thể người

243

Với giải chi tiết Bài 9.14 trang 34 sách bài tập Sinh học 11 trong Bài 9: Hô hấp ở động vật Sinh học 11 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

 Hình 9.1 mô tả đường cong biểu diễn tỉ lệ hemoglobin bão hoà tại các vị trí trong cơ thể người

Bài 9.14 trang 34 SBT Sinh học 11: Hình 9.1 mô tả đường cong biểu diễn tỉ lệ hemoglobin bão hoà (thể hiện khả năng kết hợp giữa hemoglobin với O2) tại các vị trí trong cơ thể người (có phân áp O2 khác nhau). Hãy cho biết các chú thích (1), (2), (3) tương ứng với vị trí nào sau đây: phổi, cơ vận động, cơ quan lúc nghỉ ngơi. Giải thích.

Hình 9.1 mô tả đường cong biểu diễn tỉ lệ hemoglobin bão hoà tại các vị trí trong cơ thể người (ảnh 1)


Lời giải:

(1) Cơ vận động; (2) Cơ quan lúc nghỉ ngơi; (3) Phổi.

Giải thích: Hemoglobin kết hợp với O2 ở phổi để vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể → tỉ lệ hemoglobin bão hoà đạt 100 %. Tại các cơ quan, O2 tách khỏi hemoglobin để cung cấp cho các tế bào. Cơ đang vận động cần nhiều O2 nên tỉ lệ hemoglobin bão hoà thấp nhất, các cơ quan lúc nghỉ ngơi cần ít O2 hơn → tỉ lệ hemoglobin bão hoà cao hơn các cơ vận động.

Bài 9.15 trang 34 SBT Sinh học 11: Tại sao vận động viên khi muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thường tập luyện ở vùng núi cao một thời gian trước khi thi đấu?

Lời giải:

Vùng núi cao có nồng độ O2 loãng hơn ở vùng đồng bằng thấp nên khi luyện tập ở vùng núi cao sẽ giúp:

- Tăng số lượng hồng cầu → tăng hiệu quả vận chuyển O2 đến các cơ quan.

- Phát triển và tăng sức bền của các cơ hô hấp, tăng thể tích lồng ngực.

- Tăng tính đàn hồi của phổi, tăng dung tích sống, tăng cường độ hấp thụ O2 và thải CO2.

- Giảm tần số hô hấp nhưng vẫn đảm bảo việc cung cấp O2 cho cơ thể và thải CO2 ra ngoài môi trường.

Đánh giá

0

0 đánh giá