Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12 : Miễn dịch ở động vật và người hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Sinh học 11 từ đó học tốt môn Sinh học 11.
Bài 12.1 trang 39 SBT Sinh học 11: Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi nào?
A. Khi cơ thể bị các tác nhân gây hại xâm nhiễm.
B. Khi cơ thể không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
C. Khi cơ thể bị các vết thương ở da hay niêm mạc.
D. Khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi cơ thể bị các tác nhân gây hại xâm nhiễm. Đây là những hàng rào bảo vệ đầu tiên giúp cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.
A. Lympho T độc.
B. Lympho T nhớ.
C. Lympho B.
D. Lympho T hỗ trợ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tế bào lympho B và T nhớ có vai trò tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát: Nhờ tế bào nhớ nên nếu sau đó, hệ miễn dịch lại tiếp xúc với chính loại kháng nguyên đó thì sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch thứ phát. Miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, dẫn đến khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn.
Bài 12.3 trang 39 SBT Sinh học 11: Dị ứng là gì?
A. Là phản ứng quá mức của cơ thể với kháng nguyên của bản thân.
B. Là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân của môi trường.
C. Là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.
D. Là phản ứng của cơ thể khi mắc bệnh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định, nghĩa là cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên.
Bài 12.4 trang 39 SBT Sinh học 11: Chất nào sau đây có tác dụng gây phản ứng dị ứng?
A. Cytokine.
B. Lysozyme.
C. Interferon.
D. Histamine.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Histamine có tác dụng gây phản ứng dị ứng. Histamine đi theo máu đến các mô gây ra các triệu chứng dị ứng như dãn mạch ngoại vi, tăng tính thấm ở mao mạch, ngứa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, co thắt phế quản gây khó thở,…
Bài 12.5 trang 39 SBT Sinh học 11: Cho các phản ứng sau đây:
(1) Tế bào lympho B tiết kháng thể.
(2) Các tuyến và niêm mạc tiết dịch nhầy.
(3) Tạo các peptide và protein kháng khuẩn.
(4) Hoạt hoá và tăng sinh tế bào lympho T độc.
Có bao nhiêu phản ứng thuộc đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các phản ứng thuộc đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu: (2), (3).
Các phản ứng thuộc đáp ứng miễn dịch đặc hiệu: (1), (4).
Bài 12.6 trang 39 SBT Sinh học 11: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể do các tế bào lympho B tiết ra.
C. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của tế bào lympho T độc và T nhớ.
D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, có thể di truyền và không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. Sai. Miễn dịch không đặc hiệu là khả năng tự bảo vệ sẵn có ở động vật và người từ khi mới sinh ra, xảy ra ngay khi không có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
B. Sai. Miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể do các tế bào lympho B tiết ra thuộc miễn dịch đặc hiệu.
C. Sai. Miễn dịch không đặc hiệu không có sự tham gia của tế bào lympho T độc và T nhớ.
D. Đúng. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, có thể di truyền và không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên.
(1) Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên (như gene hoặc RNA mã hoá protein của vi khuẩn, virus) hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh.
(2) Vaccine được dùng để tạo miễn dịch thụ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.
(3) Tiêm chủng trên diện rộng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh, dịch.
(4) Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi có khoảng 50 % dân số được tiêm chủng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các phát biểu đúng là: (1), (3).
(2) Sai. Vaccine được dùng để tạo miễn dịch chủ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.
(4) Sai. Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi có khoảng 70 – 80 % dân số được tiêm chủng.
Bài 12.8 trang 40 SBT Sinh học 11: Có bao nhiêu trường hợp sau đây được gọi là bệnh tự miễn?
(1) Tế bào lympho T tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
(2) Các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ tế bào hồng cầu.
(3) Các tế bào T tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của tuyến tuỵ.
(4) Các đại thực bào tiêu huỷ các protein của virus và các tế bào bị lây nhiễm.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bệnh tự miễn là bệnh mà hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, mất khả năng phân biệt các kháng nguyên ngoại lai với tế bào, cơ quan của cơ thể, dẫn đến các tế bào miễn dịch hoặc kháng thể do cơ thể sản sinh ra tấn công, huỷ hoại các tế bào, cơ quan của chính mình → Các trường hợp được gọi là bệnh tự miễn là: (2), (3).
A. HIV phá huỷ các tế bào bạch cầu lympho T.
B. HIV tấn công bạch cầu dẫn đến người bệnh bị ung thư máu.
C. hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ thể mắc các bệnh cơ hội do các sinh vật cơ hội gây ra.
D. tế bào lympho T trở nên bất thường và tiêu diệt các tế bào của cơ thể.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Đối với những người mắc hội chứng AIDS, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết là do hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ thể mắc các bệnh cơ hội do các sinh vật cơ hội gây ra: Khi vào cơ thể, HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào T hỗ trợ và tiêu diệt tế bào này, dẫn đến làm suy yếu dần đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào. Kết quả là khả năng chống nhiễm trùng và ung thư ngày càng suy giảm, bất kì một mầm bệnh nào đều có thể phát triển và gây bệnh (bệnh cơ hội).
A. Lysozyme.
B. Cytokine.
C. Interferon.
D. Histamine.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Động vật không xương sống chỉ có miễn dịch không đặc hiệu. Ở những loài động vật này, khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể, chúng sẽ bị tiêu diệt bởi các enzyme lyzozyme, các peptide kháng khuẩn và sự thực bảo của các tế bào miễn dịch.
Lời giải:
Chăm sóc và bảo vệ tốt cho da góp phần bảo vệ sức khoẻ ở người vì: Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể trước các tác nhân gây hại. Việc bảo vệ để có một làn da khoẻ mạnh giúp cơ thể có khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây hại vào cơ thể.
Bài 12.12 trang 40 SBT Sinh học 11: Trả lời các câu hỏi sau:
a) Kháng nguyên, kháng thể là gì?
b) Tại sao cơ thể cần nhiều loại kháng thể khác nhau?
c) Sự liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên có tính chất gì? Tính chất đó được thể hiện như thế nào? Vẽ hình minh hoạ mối liên hệ giữa kháng nguyên và kháng thể.
Lời giải:
a) Khái niệm kháng nguyên, kháng thể:
- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, trong nọc độc của rắn,...
- Kháng thể là những phân tử có bản chất protein do các tế bào lympho B tạo ra để chống lại các kháng nguyên.
b) Cơ thể cần nhiều loại kháng thể khác nhau vì các tác nhân xâm nhập gây hại có chứa những kháng nguyên khác nhau nên cần các loại kháng thể đặc hiệu để nhận diện.
c) Sự liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên có tính đặc hiệu. Tính đặc hiệu được thể hiện thông qua cấu trúc không gian của kháng nguyên phù hợp với cấu trúc không gian của thụ thể trên kháng thể (theo kiểu ổ khoá và chìa khoá).
Hình minh hoạ:
Lời giải:
- Da và niêm mạc đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cách giữa môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể, có tác dụng cản trở cơ học các tác nhân gây hại.
- Tác dụng bảo vệ của da và niêm mạc còn được tăng cường bởi một số yếu tố hoá học như lactic acid và acid béo trong mồ hôi, dịch nhầy do niêm mạc và các tuyến tiết ra. Các yếu tố hoá học này giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại.
Lời giải:
- Những sinh vật có thể gây ra các bệnh ở động vật và người:
+ Vi khuẩn: xâm nhập qua da, đường hô hấp, ăn uống,...
+ Virus: xâm nhập qua đường hô hấp, quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp, mẹ truyền sang con,...
+ Các loài giun, sán: xâm nhập qua đường ăn uống,…
+ Trùng sốt rét: xâm nhập qua muỗi đốt.
- Một số biện pháp phòng tránh các sinh vật gây bệnh xâm nhập:
+ Vi khuẩn: ăn uống hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn, đeo khẩu trang khi ra ngoài và ở nơi đông người, sát khuẩn vết thương thường xuyên khi bị thương, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và ăn uốn điều độ để tăng cường sức đề kháng,...
+ Virus: đeo khẩu trang khi ra ngoài và ở nơi đông người, không dùng chung các vật dụng (chén, đũa, khăn,...) hoặc bơm kim tiêm, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và ăn uốn điều độ để tăng cường sức đề kháng,...
+ Các loài giun, sán: ăn uống hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn, rửa tay sạch trước khi ăn,…
+ Trùng sốt rét: diệt lăng quăng, mắc mùng khi ngủ, không để ao tù nước đọng,...
Bài 12.15 trang 41 SBT Sinh học 11: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Sau khi vào cơ thể, SARS-CoV-2 xâm nhập vào các đại thực bào, tế bào bạch cầu ở phổi, kích thích các tế bào này giải phóng cytokine là tín hiệu để kích hoạt các tế bào đáp ứng miễn dịch. Cytokine được sản sinh ra nhanh chóng phát tán khắp cơ thể, kích hoạt nhiều tế bào bạch cầu khác tiết một lượng lớn cytokine gây nên “cơn bão cytokine" dẫn đến phản ứng viêm quá mức diễn ra khắp nơi trong cơ thể, kết quả là nhiều cơ quan khác nhau (tim, gan, thận, hệ thần kinh,...) bị tổn thương gây suy đa tạng; các tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương gây rối loạn quá trình đông máu; bệnh chuyển biến ngày càng nặng và cuối cùng là tử vong.
a) “Cơn bão cytokine" là gì?
b) Tại sao người bị nhiễm SARS-CoV-2 lại có nguy cơ tử vong rất cao?
c) Hiện tượng “cơn bão cytokine" ở người mắc Covid-19 có được xem là hiện tượng tự miễn không? Giải thích.
Lời giải:
a) “Cơn bão cytokine" là hiện tượng tăng đột ngột không kiểm soát một lượng lớn các cytokine được tiết ra từ các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch khi bị kích thích bởi nhiều tác nhân khác nhau, đặc biệt là phản ứng của cơ thể chống lại sự tấn công của virus.
b) Người bị nhiễm SARS-CoV-2 lại có nguy cơ tử vong rất cao vì: Virus SARS-CoV-2 gây nên “cơn bão cytokine" dẫn đến phản ứng viêm quá mức diễn ra khắp nơi trong cơ thể, kết quả là nhiều cơ quan khác nhau (tim, gan, thận, hệ thần kinh,...) bị tổn thương gây suy đa tạng; các tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương gây rối loạn quá trình đông máu; bệnh chuyển biến ngày càng nặng và cuối cùng là tử vong.
c) Hiện tượng “cơn bão cytokine" ở người mắc Covid-19 là hiện tượng tự miễn. Giải thích: Virus khi xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn chức năng miễn dịch, một số thành phần cấu trúc của virus tương tự như thành phần cấu trúc ở người, khi virus phá huỷ tế bào làm giải phóng các thành phần chưa được nhận biết bởi hệ miễn dịch từ trước, virus biến chủng bằng cách thay đổi các protein kháng nguyên,... → các kháng thể tự miễn được sản sinh và tăng lên nhanh chóng và tiêu diệt chính các tế bào khoẻ mạnh của cơ thể.
a) Hãy hoàn thành các chú thích trong Hình 12.1.
b) Cho biết sự khác nhau giữa hai cơ chế (A) và (B).
Lời giải:
a) Hoàn thành các chú thích trong Hình 12.1: (A) Miễn dịch dịch thể; (B) Miễn dịch qua trung gian tế bào; (1) Tế bào trình diện kháng nguyên; (2) Tế bào T hỗ trợ; (3) Các tế bào T nhớ; (4) Tế bào B; (5) Tế bào T độc; (6) Các tương bào; (7) Các tế bào B nhớ; (8) Các tế bào T độc nhớ; (9) Các tế bào T độc hoạt hoá; (10) Kháng thể.
b)
Sự khác nhau giữa miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào:
- Miễn dịch dịch thể có sự tham gia của các kháng thể do tế bào lympho B tiết ra.
- Miễn dịch tế bào có sự tham gia của tế bào lympho T độc.
Lời giải:
Những khác biệt trong hai loại đáp ứng trên:
- Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể, kháng nguyên hoạt hoá tế bào B tạo ra tương bào và tế bào nhớ. Tương bào sản xuất ra kháng thể. Kháng thể lưu hành trong máu và gắn với kháng nguyên làm bất hoạt kháng nguyên qua phản ứng trung hoà, hoạt hoá bổ thể,... Tế bào nhớ tạo ra trí nhớ miễn dịch.
- Trong phản ứng dị ứng, dị nguyên (kháng nguyên) hoạt hoá tế bào B tạo ra tương bào. Tương bào sản xuất ra kháng thể. Kháng thể gắn vào thụ thể trên các dưỡng bào. Nếu gặp lại dị nguyên đó, kháng thể IgE trên dưỡng bào nhận diện và gắn với dị ứng nguyên, từ đó kích hoạt dưỡng bào giải phóng ra histamine và các chất khác gây ra các phản ứng dị ứng.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn
Bài 13 : Bài tiết và cân bằng nội môi
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.