Với giải chi tiết Bài 12.15 trang 41 sách bài tập Sinh học 11 trong Bài 12 : Miễn dịch ở động vật và người Sinh học 11 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. a) “Cơn bão cytokine" là gì
Bài 12.15 trang 41 SBT Sinh học 11: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Sau khi vào cơ thể, SARS-CoV-2 xâm nhập vào các đại thực bào, tế bào bạch cầu ở phổi, kích thích các tế bào này giải phóng cytokine là tín hiệu để kích hoạt các tế bào đáp ứng miễn dịch. Cytokine được sản sinh ra nhanh chóng phát tán khắp cơ thể, kích hoạt nhiều tế bào bạch cầu khác tiết một lượng lớn cytokine gây nên “cơn bão cytokine" dẫn đến phản ứng viêm quá mức diễn ra khắp nơi trong cơ thể, kết quả là nhiều cơ quan khác nhau (tim, gan, thận, hệ thần kinh,...) bị tổn thương gây suy đa tạng; các tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương gây rối loạn quá trình đông máu; bệnh chuyển biến ngày càng nặng và cuối cùng là tử vong.
a) “Cơn bão cytokine" là gì?
b) Tại sao người bị nhiễm SARS-CoV-2 lại có nguy cơ tử vong rất cao?
c) Hiện tượng “cơn bão cytokine" ở người mắc Covid-19 có được xem là hiện tượng tự miễn không? Giải thích.
Lời giải:
a) “Cơn bão cytokine" là hiện tượng tăng đột ngột không kiểm soát một lượng lớn các cytokine được tiết ra từ các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch khi bị kích thích bởi nhiều tác nhân khác nhau, đặc biệt là phản ứng của cơ thể chống lại sự tấn công của virus.
b) Người bị nhiễm SARS-CoV-2 lại có nguy cơ tử vong rất cao vì: Virus SARS-CoV-2 gây nên “cơn bão cytokine" dẫn đến phản ứng viêm quá mức diễn ra khắp nơi trong cơ thể, kết quả là nhiều cơ quan khác nhau (tim, gan, thận, hệ thần kinh,...) bị tổn thương gây suy đa tạng; các tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương gây rối loạn quá trình đông máu; bệnh chuyển biến ngày càng nặng và cuối cùng là tử vong.
c) Hiện tượng “cơn bão cytokine" ở người mắc Covid-19 là hiện tượng tự miễn. Giải thích: Virus khi xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn chức năng miễn dịch, một số thành phần cấu trúc của virus tương tự như thành phần cấu trúc ở người, khi virus phá huỷ tế bào làm giải phóng các thành phần chưa được nhận biết bởi hệ miễn dịch từ trước, virus biến chủng bằng cách thay đổi các protein kháng nguyên,... → các kháng thể tự miễn được sản sinh và tăng lên nhanh chóng và tiêu diệt chính các tế bào khoẻ mạnh của cơ thể.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 12.1 trang 39 SBT Sinh học 11: Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi nào?
Bài 12.3 trang 39 SBT Sinh học 11: Dị ứng là gì?
Bài 12.4 trang 39 SBT Sinh học 11: Chất nào sau đây có tác dụng gây phản ứng dị ứng?
Bài 12.5 trang 39 SBT Sinh học 11: Cho các phản ứng sau đây: (1) Tế bào lympho B tiết kháng thể.
Bài 12.6 trang 39 SBT Sinh học 11: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?
Bài 12.8 trang 40 SBT Sinh học 11: Có bao nhiêu trường hợp sau đây được gọi là bệnh tự miễn?
Bài 12.12 trang 40 SBT Sinh học 11: Trả lời các câu hỏi sau: a) Kháng nguyên, kháng thể là gì?
Bài 12.15 trang 41 SBT Sinh học 11: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn
Bài 13 : Bài tiết và cân bằng nội môi
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.