Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Để chứng minh tính tự động của tim ếch, người ta dùng chỉ thắt ba nút ở các vị trí khác nhau của tim như Hình 11.1

230

Với giải chi tiết Bài 11.7 trang 38 sách bài tập Sinh học 11 trong Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn Sinh học 11 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Để chứng minh tính tự động của tim ếch, người ta dùng chỉ thắt ba nút ở các vị trí khác nhau của tim như Hình 11.1

Bài 11.7 trang 38 SBT Sinh học 11Để chứng minh tính tự động của tim ếch, người ta dùng chỉ thắt ba nút ở các vị trí khác nhau của tim như Hình 11.1.

SBT Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn (ảnh 2)

 


Có một số dự đoán sau đây về kết quả của thí nghiệm trên:

a) Khi thắt nút (1), tâm thất đập chậm và yếu hơn so với xoang tĩnh mạch.

b) Khi thắt nút (2), tâm thất đập nhanh hơn bình thường.

c) Khi thắt nút (3), chỉ có mỏm tim đập bình thường, các phần còn lại của tim không đập.

Các dự đoán trên đúng hay sai? Giải thích.

Lời giải:

a) Đúng. Vì khi thắt nút (1) thì xung điện phát ra từ nút xoang nhĩ không truyền được đến các phần còn lại của tim → tim không co hoặc co rất yếu.

b) Sai. Vì khi thắt nút (2) thì xung điện từ nút nhĩ thất không truyền được đến tâm thất → tâm thất ngừng đập một khoảng thời gian. Do ở thành tim có hạch tự động phụ Ludwig – Bidder nên sau đó tâm thất có thể đập trở lại nhưng chậm hơn.

c) Sai. Vì ở mỏm tim không có hạch để truyền xung điện nên khi thắt nút (3) thì mỏm tim sẽ không đập, các phần còn lại của tim vẫn đập bình thường.

Đánh giá

0

0 đánh giá