Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện

518

Với soạn bài Chí Phèo trang 23 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện

Câu 2 trang 35 Ngữ văn 11 Tập 1: Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, dân làng Vũ Đại); điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Nhận xét về tương quan và sự dịch chuyển giữa các điểm nhìn này, qua đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách Nam Cao mở đầu câu chuyện.

Trả lời:

* Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, dân làng Vũ Đại); điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong:

- Điểm nhìn bên ngoài (điểm nhìn kể chuyện): được hiểu là lời kể của tác giả với vai trò là người chứng kiến, hiểu rõ toàn bộ câu chuyện dưới cái nhìn trực diện, khách quan, diễn tả sự việc diễn ra một cách chân thực, giúp người đọc hiểu được diễn biến của câu chuyện.

- Điểm nhìn bên trong (điểm nhìn của nhân vật): tác giả đóng vai thành các nhân vật trong truyện, đưa ra quan điểm, phán xét của mình về mỗi sự việc trong truyện qua những câu cảm thán, những lời bàn tán, bình phẩm. Từ đó làm nổi bật lên góc nhìn đa chiều, đa dạng bởi đan xen những cung bậc cảm xúc khác nhau của những người trong cuộc và giúp người đọc hiểu hơn về tuyến tính của mỗi nhân vật. 

* Nhận xét về tương quan và sự dịch chuyển giữa các điểm nhìn này

Tác giả sử dụng lối kể chuyện rất độc đáo bằng việc dịch chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn, từ người kể chuyện chuyển sang lời kể của nhân vật một cách độc đáo, tài tình.  Với nhân vật Chí Phèo, mở đầu truyện ngắn là cái nhìn trần thuật của người kể chuyện. Sau đó, với hình thức lời nửa trực tiếp, điểm nhìn của chủ thể trần thuật lại hóa thân vào điểm nhìn của Chí Phèo: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…” Trong phần đầu của “Chí Phèo” cũng xuất hiện dày đặc kiểu lời nói nửa trực tiếp như thế. Hình thức này cho phép chủ thể trần thuật di chuyển điểm nhìn rất linh hoạt, đồng thời với kiểu độc thoại nội tâm, chủ thể trần thuật có điều kiện soi chiếu vào những mảng tâm trạng sâu kín nhất của nhân vật. Để từ đó, giúp người đọc hiểu rõ hơn về từng nhân vật trong tác phẩm. 

Đánh giá

0

0 đánh giá