Với giải Câu 10 trang 54 Kinh tế và Pháp luật 10 trong Bài 8: Tín dụng Sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10.
Từ khi triển khai chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đến nay
Bài tập 10 trang 54 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Đọc thông tin
Từ khi triển khai chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm huy động đủ nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách. Với mục tiêu không để một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội đã chuyển tại vốn vay đến đúng đối tượng hưởng lợi và được sử dụng có hiệu qua.
Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đã rút ngắn chênh lệch giữa các vùng miền. Bất kể học sinh, sinh viên ở nông thôn hay vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi thuộc đối tượng vay vốn chính sách tín dụng học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung, khi thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn theo quy định sẽ được vay vốn để học tập, có cơ hội thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Việc cho vay theo chính sách tín dụng học sinh, sinh viên diễn ra trong một quá trình dài, tuy nhiên, chi phí vận hành của chính sách tín dụng này được tiết giảm tối đa. Điều đó là nhờ việc trực tiếp cho vay hộ gia đình học sinh, sinh viên thông qua ủy thác một số nhiệm vụ đối với tổ chức chính trị - xã hội đã chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng.
Bên cạnh đó, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được vận hành bởi bộ máy gọn nhẹ và có thể cho vay được nhiều đối tượng: học sinh, sinh viên mồ côi, học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, học sinh, sinh viên thuộc bởi gia đình cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, hộ vay vốn lao động nông thôn học nghề, hộ vay vốn bộ đội xuất ngũ học nghề với dư nợ tập trung chủ yếu ở đối tượng hộ cận nghèo, hộ có khó khăn đột xuất, hộ nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội kết hợp các tổ chức chính trị xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên đến từng thôn, xóm, trong gia đình ở khắp mọi miền Tổ quốc để tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách tín dụng học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Có thể thấy, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên đã mang một ý nghĩa lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo ra sự gắn kết giữa kinh tế và xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Em hãy cho biết vai trò của tín dụng được thể hiện như thế nào ở thông tin trên và nêu ý nghĩa của tín dụng đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta.
Lời giải:
- Tín dụng có vai trò giúp cho học sinh, sinh viên... có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học.
- Đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta, tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc xóa nạn mù chữ, không để một học sinh, sinh viên... nào bị thôi học.
Xem thêm lời giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập 2 trang 51 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? A. Người vay chỉ cần hoàn trả đủ số tiền gốc cho người cho vay.
Bài tập 3 trang 52 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ giữa các chủ thể nào dưới đây (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) A. Người cho vay và người sở hữu.
Bài tập 4 trang 52 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của tín dụng? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) A. Người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Bài tập 5 trang 52 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của tín dụng? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) A. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lượng tiền mặt trong lưu thông.
Bài tập 6 trang 52 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về sử dụng tiền mặt và sử dụng dịch vụ tín dụng? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) A. Sử dụng dịch vụ tín dụng giúp chúng ta có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn số tiền thanh toán.
Bài tập 7 trang 53 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Đọc trường hợp Vào mỗi dịp Tết, Hưng thường nhận được một khoản tiền mừng tuổi. Ngoài số tiền này, Hưng còn có thêm một khoản tiết kiệm nhỏ.
Bài tập 8 trang 53 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy làm rõ vai trò của tín dụng trong các trường hợp sau. Trường hợp 1. Anh Trung muốn thành lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn đầu tư. Được sự hỗ trợ của ngân hàng, anh Trung đã tiếp cận được vốn vay để sản xuất kinh doanh.
Bài tập 10 trang 54 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Đọc thông tin
Xem thêm lời giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.