VBT Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9

788

Toptailieu.vn giới thiệu Giải vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái trang 84, 85, 86 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Vật lí lớp 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
Phần A, Bài 1 Trang 84,85 VBT Vật lí 9:

a)

- Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều từ A đến B (theo quy tắc nắm bàn tay phải).

- Đầu B của ống dây là cực Bắc.

- Do vậy, khi đóng mạch điện, thanh nam châm sẽ hút cực nam S của nam châm bên ngoài.

b) Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây:

– Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều từ B đến A (theo quy tắc nắm bàn tay phải).

- Đầu B của ống dây là cực Nam.

- Hiện tượng sẽ xảy ra như sau: Đầu B của ống dây cùng cực với nam châm ngoài nên sẽ đẩy ra xa, sau đó nam châm bên ngoài bị xoay đi và cực Bắc của nam châm ngoài sẽ gần đầu B (cực Nam) của ống dây nên bị hút vào.

c. Thí nghiệm kiểm tra cho thấy: hiện tượng xảy ra đúng như trên.

Phần A, Bài 2 Trang 84,85 VBT Vật lí 9:
Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 1)
Phần A, Bài 3 Trang 84,85 VBT Vật lí 9:

a) Biểu diễn lực  và  trên hình 30.2 

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 2)

b) Cặp lực  làm cho khung dây quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

c) Để cho khung dây ABCD quay theo chiều ngược lại thì hai lực  phhải có chiều ngược lại. Do vậy phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường. 

Câu 30.1 bài tập SBT, Trang 85,86 VBT Vật lí 9: Một đoạn dây dẫn thẳng AB được đặt ở gần đầu M của một cuộn dây có dòng điện chạy qua như hình 30.1. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn AB theo chiều từ A đến B thì lực điện từ tác dụng lên AB có:

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 3)

A. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

C. phương song song với trục cuộn dây, chiều hướng ra xa đầu M của cuộn dây.

D. phương song song với trục của cuộn dây, chiều hướng tới đầu M của cuộn dây.

Phương pháp giải:

+ Xác định chiều véc-tơ cảm ứng qua cuộn dây có dòng điện

+ Áp dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ

Lời giải:

Chọn B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 30.2 bài tập SBT, Trang 85,86 VBT Vật lí 9: Một đoạn dây dẫn thẳng AB được đặt ở gần đầu của thanh nam châm thẳng (hình 30.2). Hãy biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dây dẫn, biết rằng dòng điện chạy qua dây có chiều từ B đến A.

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc bàn tay trái.

Lời giải:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái, lực điện từ tác dụng lên AB sẽ có chiều như biểu diễn trên hình dưới.

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 5)

Câu 30.3 bài tập SBT, Trang 85,86 VBT Vật lí 9: Khung dây dẫn ABCD được móc vào một lực kế nhạy và được đặt sao cho đoạn BC nằm lọt vào khoảng giữa hai cực của một nam châm hình chữ U (hình 30.3). Số chỉ của lực kế sẽ thay đổi như thế nào khi cho dòng điện chạy qua khung dây theo chiều ABCD?

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 6)

Phương pháp giải:

+ Xác định chiều véc-tơ cảm ứng từ B trong nam châm chữ U

+ Áp dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực từ tác dụng lên khung

Lời giải:

Khi cho dòng điện chạy qua khung dây theo chiều A → B → C →D

Khi đó, xuất hiện lực từ tác dụng lên đoạn BC có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống

=> Số chỉ của lực kế sẽ tăng

Câu 30.4 bài tập SBT, Trang 85,86 VBT Vật lí 9: Một nam châm hình chữ U và một dây dẫn thẳng được bố trí như hình 30.4.a, b, c và d. Dòng điện trong dây dẫn có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều đi từ phía trước ra phía sau trang giấy. Hỏi trường hợp nào lực điện từ tác dụng vào dây dẫn hướng thẳng đứng lên trên?

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 7)

Lời giải: Chọn B

Câu 30.5 bài tập SBT, Trang 85,86 VBT Vật lí 9: Hãy biểu diễn lực điện tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua, được đặt trong từ trường của một nam châm điện (hình 30.5). Dòng điện chạy qua dây dẫn có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều đi từ phía sau ra phía trước trang giấy.

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 8)

Lời giải:

Vận dụng quy tắc bàn tay phải, xác định các tên cực của nam châm điện, sau đó vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực điện từ. Kết quả được biếu diễn tại hình dưới:

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 10)

Câu 30.a bài tập bổ sung, Trang 86 VBT Vật lí 9: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng ?

Một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường. Quy tắc nắm bàn tay trái cho phép:

A. Xác định chiều của đường sức từ khi biết chiều của lực điện từ và chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.

B. Xác định chiều của lực điện từ khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện chạy qua dây dẫn.

C. Xác định chiều dòng điện chạy qua dây dẫn khi biết chiều đường sức từ và chiều của lực điện từ.

D. Xác định chiều lực điện từ và chiều dòng điện chạy qua dây dẫn khi biết chiều đường sức từ.

Phương pháp giải:

Vận dụng quy tắc bàn tay trái

Lời giải: Chọn D: Quy tắc nắm bàn tay trái cho phép xác định chiều lực điện từ và chiều dòng điện chạy qua dây dẫn khi biết chiều đường sức từ.

Câu 30.b bài tập bổ sung, Trang 86 VBT Vật lí 9: Hai ống dây có dòng điện chạy qua đặt gần nhau như hình 30.5, hãy biểu diễn các trường hợp có thể có của chiều dòng điện chạy qua các vòng của mỗi ống dây để hai ống dây đẩy nhau.

Lời giải:

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 11)

Để hai ống dây đẩy nhau thì hai đầu gần nhau của hai ống phải cùng từ cực với nhau. Do đó áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều dòng điện trong hai ống dây là ngược nhau. Các trường hợp có thể có về chiều dòng điện trong hai ống được biểu diễn như hình vẽ.

Đánh giá

0

0 đánh giá