Phần thứ nhất: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 5)

503

Với giải Phần thứ nhất: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 5) chuyên đề học tập Ngữ văn 11 chi tiết trong Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập chuyên đề 1. Mời các bạn đón xem:

Phần thứ nhất: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 5)

Hãy nhớ lại các bài nghiên cứu về văn học dân gian như Về đặc điểm của tục ngữ Việt Nam hay Tìm hiểu phương thức biểu đạt trong câu đố và hút để dân gian về tự nhiên của các dân tộc miền núi phía Bắc (Chuyên đề học tập Ngữ văn 10), đồng thời đọc văn bản dưới đây và trả lời một số câu hỏi.

I. Đọc ngữ liệu tham khảo

Văn bản: Truyện Lục Vân Tiên và lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân.

Soạn bài Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

(Theo Lê Trí Viễn)

Câu hỏi giữa bài

1. Suy luận: Nhận định về thời điểm ra đời của Lục Vân Tiên dựa trên cơ sở nào và có gì đáng chú ý? Cước chú 3 trong trường hợp này có tác dụng gì?

- Thời điểm ra đời của Lục Vân Tiên: viết vào những năm 1850, sau khi tác giả lấy vợ và trước khi Gia Định thất thủ.

- Căn cứ vào nội dung, đối chiếu với thời đại, với cuộc đời của tác giả và việc tác phẩm được in ra năm 1864.

- Cước chú cho ta biết được các thông tin chính về tác giả.

2. Suy luận: Mục đích và cách thức so sánh ở đoạn này có gì giống và khác với đoạn trước? Bạn học được gì từ cách so sánh của tác giả bài viết?

- Mục đích: Chỉ ra được cái hay và cái đặc sắc của truyện Lục Vân Tiên.

- Cách thức so sánh: So sánh giữa các tác phẩm với nhau để thấy được cái hay và cái đặc sắc.

- Em học được từ cách so sánh trên:

+ Việc lựa chọn các tác phẩm so sánh.

+ Sử dụng các chi tiết, yếu tố so sánh.

+ …

3. Suy luận: Việc lật đi lật lại vấn đề như trong đoạn này có tác dụng gì?

- Nhấn mạnh nội dung mà tác giả muốn khẳng định: “không phải tác phẩm không có chất chữ tình thấm thía”.

4. Suy luận: Tác giả gợi ra những vấn đề nào cần được tiếp tục nghiên cứu?

Gợi ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: tính quần chúng, tính miền Nam trong ngôn ngữ và nhân vật, mức độ tự truyện của tác phẩm….

Câu hỏi cuối bài

Câu hỏi 1 (trang 10 Chuyên đề Ngữ văn 11): Bài nghiên cứu được viết với mục đích gì? Mục đích ấy đã được thực hiện qua nội dung, hình thức của bài nghiên cứu như thế nào?

Trả lời:

- Mục đích của bài nghiên cứu là: Phân tích cái hay cái đặc sắc của lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân thông qua truyện Lục Vân Tiên.

-  Mục đích ấy được thực hiện qua:

+ Nội dung:

• Vấn đề chính tà, thiện ác trừu tượng, vấn đề đạo đức.

• Quan điểm nghiên cứu phong kiến, tư sản nêu cao đạo đức trung hiếu tiết nghĩa trong Lục Vân Tiên.

• …

+ Hình thức: Thông qua việc so sánh các đối tượng có cùng vấn đề trong các tác phẩm khác.

Câu hỏi 2 (trang 10 Chuyên đề Ngữ văn 11): Xác định vấn đề, câu hỏi, phương pháp/ thao tác nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản trên. Từ bài nghiên cứu, hãy chỉ ra một số yêu cầu cần đáp ứng khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

Trả lời:

- Vấn đề: Phân tích cái hay cái đặc sắc của lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân thông qua truyện Lục Vân Tiên.

- Câu hỏi nghiên cứu:

+ Lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu đề cao trong truyện thơ Lục Vân Tiên là gì? Lí tưởng ấy có gì khác vói lí tưởng được đề cao trong văn học trung đại Việt Nam.

- Phương pháp/ thao tác nghiên cứu: phân tích – so sánh….

- Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Lục Vân Tiên và một số các tác phẩm văn học trung đại khi cần liên hệ.

- Các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản trên: tính quần chúng, tính miền Nam trong ngôn ngữ và nhân vật, mức độ tự truyện của tác phẩm….

- Một số yêu cầu cần đáp ứng khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam:

+ Chọn được vấn đề phù hợp.

+ Căn cứ chủ yếu để tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề về văn học trung đại là ngữ liệu, dẫn liệu từ tác phẩm.

+ Với mỗi dạng vấn đề nghiên cứu cần sử dụng tri thức nền và cách thức, thao tác thực hiện phù hợp.

+ Kết quả tìm hiểu về vấn đề cần được tổng hợp, khái quát và ghi chép mộ cách có hệ thống.

Câu hỏi 3 (trang 10 Chuyên đề Ngữ văn 11): Bài nghiên cứu trên đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về tác phẩm Lục Vân Tiên và sáng tác văn học của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

Trả lời:

- Bài nghiên cứu trên mang lại cho em kiến thức mới về thông tin, nhận thức như sau:

+ Lầm lạc thay việc đem so Lục Vân Tiên với Truyện Kiều trên những tiêu chuẩn đồng nhất! truyện Kiều là một tiểu thuyết bằng thơ. Lục Vân Tiên là một truyện kể, chưa xa lắm với truyện dân gian.

+ Lục Vân Tiên có chất trữ tình thấm thía.

+ Vấn đề chính tà thiện ác trong truyện thơ dân gian rất gần với cổ tích.

+ …

Câu hỏi 4 (trang 10 Chuyên đề Ngữ văn 11): Bạn học hỏi được điều gì trong cách thực hiện công việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại qua bài viết về truyện thơ Lục Vân Tiên?

Trả lời:

Trong cách thực hiện công việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại qua bài viết về truyện thơ Lục Vân Tiên em đã học hỏi được những điều sau:

- Khi bắt đầu nghiên cứu cần phải lựa chọn được vấn đề phù hợp vừa có sức hút vừa có ý nghĩa và cung cấp thông tin mới mẻ cho người đọc.

- Khi chứng minh vấn đề cần đưa rõ các dẫn chứng và lí lẽ hợp lí để chứng minh và thuyết phục người đọc.

- …

II. Tìm hiểu yêu cầu của việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

1. Văn học trung đại Việt Nam

- Trong dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam từ khi có văn học viết đến nay, văn học trung đại là khái niệm chỉ một thời kì văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ xã hội phong kiến quân chủ Việt Nam – một xã hội dựa trên nền tảng kinh tế tiểu nông. Văn học trung đại Việt Nam cũng được hiểu là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm hình thành và phát triển trong hơn 10 thế kỉ, từ trước thế

kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

- Có thể nói đến nhiều đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam, song “đặc điểm có tính quy luật” của văn học Việt Nam trong hơn 10 thế kỉ ấy là: 1) tuỳ thuộc bối cảnh lịch sử có sự luân phiên và kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn; và 2) xu hướng tiếp thu các yếu tố văn học, văn hoá nước ngoài trên tinh thần Việt hoá để vừa tự làm giàu, làm mới, vừa bảo lưu bản sắc của

văn học dân tộc.

- Dựa theo quá trình hình thành và phát triển, có thể phân kì văn học trung đại Việt Nam theo nhiều cách, tuỳ thuộc vào góc nhìn, nhưng phổ biến hơn là cách phân kì thành 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV (tiêu biểu là sáng tác thơ văn thời Lý Trần, thơ văn thời Lê với Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông...); giai đoạn thứ hai: từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII (tiêu biểu là các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ,...); giai đoạn thứ ba: từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (tiêu biểu là sáng tác của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,...); giai đoạn thứ tư: nửa cuối thế kỉ XIX (tiêu biểu là sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương...).

2. Một số yêu cầu cụ thể của việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

     Khi tìm hiểu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam, bạn cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Chọn được vấn đề phù hợp, vừa sức, có ý nghĩa, cung cấp thêm thông tin hay nhận thức mới mẻ cho người đọc.

- Căn cứ chủ yếu để tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề về văn học trung đại là ngữ liệu, dẫn liệu từ tác phẩm. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề một cách thuyết phục, bạn cần tìm hiểu và huy động nhiều tri thức liên quan, chẳng hạn: tri thức về thể loại, ngôn ngữ, lịch sử văn học, về tác giả và thời đại, về truyền thống và cách tân văn học, về tiếp nhận ảnh hưởng văn hoá, văn học....

– Với mỗi dạng vấn đề nghiên cứu, cần sử dụng tri thức nền và cách thức, thao tác thực hiện phù hợp. Ví dụ, với dạng vấn đề liên quan đến tác giả, thời đại, phong cách tác giả phong cách thời đại... cần huy động kiến thức về tác giả, thời đại, phong cách nghệ thuật, lịch sử văn học.... và cần sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, thao tác nghiên cứu với dạng vấn đề liên quan đến quá trình tiếp thu ảnh hưởng của văn học nước ngoài và xu hướng Việt hoá các yếu tố ngoại lai trong văn học trung đại Việt Nam, cần sử dụng không chỉ kiến thức về văn học trung đại Việt Nam mà còn cả hiểu biết về văn học nước ngoài và phương pháp, thao tác chủ đạo là so sánh văn học.

– Kết quả tìm hiểu về vấn đề cần được tổng hợp, khái quát và ghi chép một cách có hệ thống dưới dạng dàn ý, sơ đồ tư duy, đồ hoạ thông tin - infographic (in pho-gra phúc) ...

III. Tìm hiểu cách thức, quy trình thực hiện nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

1. Đọc ngữ liệu tham khảo

Văn bản: Độc thoại nội tâm trong truyện Kiều (theo Trần Đình Sửu)

Soạn bài Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi cuối bài

Câu hỏi 1 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 11):  Để làm cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề, tác giả đã đề cập đến những khái niệm gì? Những khái niệm ấy có tác dụng thế nào đối với việc triển khai nội dung, kết quả nghiên cứu?

Trả lời:

- Để làm cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề, tác giả đã đề cập đến những khái niệm sau:

+ Đọc thoại nội tâm.

+ Độc thoại

+ Độc thoại hóa đối thoại

- Những khái niệm ấy có tác dụng đối với việc triển khai nội dung, kết quả nghiên cứu như sau:

+ Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung ra được vấn đề nghiên cứu.

+ Hiểu hơn về ý nghĩa của các khái niệm và tiếp cận sâu hơn với vấn đề.

+ …

Câu hỏi 2 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 11):  Qua văn bản, bạn hiểu thế nào là độc thoại nội tâm, “độc thoại hoá” đối thoại? Dựa vào đâu để phân biệt độc thoại nội tâm với đối thoại, độc thoại? Bạn học hỏi được gì qua cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề ở nửa đầu văn bản nghiên cứu này (các đoạn 1, 2a, 2b)?

Trả lời:

- Độc thoại nội tâm là: nhân vật tự nói lời của mình một cách trực tiếp, nguyên vẹn, thoát khỏi sự rằng buộc lời gián tiếp của người người kể chuyện.

- Độc thoại hóa đối thoại là: vừa như nói với người khác lại vừa như nói một mình.

- Dựa vào nội dung và ngữ cảnh của văn bản để phân biệt độc thoại nội tâm với đối thoại và độc thoại.

- Qua cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề ở nửa đầu văn bản nghiên cứu này (các đoạn 1, 2a, 2b) em đã rút ra cho mình những bài học như sau:

+ Cần phải xác lập cơ sở lí thuyết phù hợp cho bài nghiên cứu tránh gây dễ hiểu, gây nhầm lẫn.

+ Đưa ra các dẫn chứng và số liệu thống kê đầy đủ giúp vấn đề dễ hiểu hơn.

+ …

Câu hỏi 3 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 11): Nhận xét về cách tác giả thực hiện việc khảo sát, phân tích ngữ liệu đối thoại – độc thoại nội tâm của nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều (đoạn 2d) và cách phân tích, so sánh lời thoại của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và trong Kim Vân Kiều truyện (đoạn 2e). Bạn học hỏi được gì ở cách thực hiện các thao tác phân tích, so sánh ngữ liệu nghiên cứu đỏ của tác giả?

Trả lời:

- Nhận xét về cách tác giả thực hiện việc khảo sát, phân tích ngữ liệu đối thoại – độc thoại nội tâm của nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều (đoạn 2d):  Tác giả đã chỉ ra một cách sáng rõ, thuyết phục sự đan xen tự nhiên giữa lời thuật của nhân vật, lời kể của tác giả, lời độc thoại nội tâm và lời độc thoại hóa đội thoại của nhân vật Hoạn Thư. Đồng thời cũng nêu rõ tác dụng của các lời thoại nêu trên, nhất là tác dụng của lời độc thoại hóa đối thoại: “Độc thoại hóa làm cho tâm tình, dục vọng của nhân vật nổi lên rõ lồ lộ”.

- Nhận xét cách phân tích so sánh lời thoại của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và trong Kim Vân Kiều truyện (đoạn 2e):  Đoạn so sánh, đánh giá về hình tượng Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân và Từ Hải của Nguyễn Du là một phát hiện đặc sắc là thú vị, giúp người đọc hiểu sâu và rõ hơn các vấn đề được trình bày trong tác phẩm.

- Học hỏi của bản thân ở cách thực hiện các thao tác phân tích, so sánh ngữ liệu nghiên cứu đỏ của tác giả là:

+ Cần đưa ra các bằng chứng, dẫn chứng và phân tích một cách chi tiết cụ thể.

+ Khẳng định và tóm lại vấn đề vừa phân tích.

+ ….

Câu hỏi 4 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 11): Vận dụng cách khảo sát, phân tích ngữ liệu của tác giả trong đoạn 2c, thực hiện khảo sát, phân tích một đoạn khác trong Truyện Kiều (ví dụ: đoạn cuối trong Trao duyên, đoạn cuối trong Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh,...).

Trả lời:

- Đoạn cuối tác phẩm Trao duyên:

+ Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

= > Thuật lại sự việc

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

= > Độc thoại

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

= > Là lời nói của Thúy Kiều nói với Kim Trọng, nhưng nghe như độc thoại.

= > Độc thoại hóa khiến cho tâm tình và nỗi đau của Thúy Kiều càng trở nên dằng xé, ai oán…

Câu hỏi 5 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 11): Văn bản trên đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về độc thoại nội tâm trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?

Trả lời:

- Em biết thêm nhận thức mới:

+ Về độc thoại hóa đối thoại: vừa như nói với người khác lại vừa như nói một mình.

+ Tỉ lệ câu thơ độc thoại nội tâm: có khoảng 50 lần độc thoại nội tâm ngắn dài khoảng 400 câu thơ… 

Câu hỏi 6 (trang 15 Chuyên đề Ngữ văn 11): Nêu tóm tắt công việc, thao tác mà theo bạn là không thể thiếu khi thực hiện nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại.

Trả lời:

- Theo em, thao tác không thể thiếu khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại là: + Xác lập cơ sở lí thuyết. Việc xác lập cơ sở lí thuyết giúp cho người đọc người nghe dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt hơn nội dung vấn đề nghiên cứu.

+ Xác định được đề tài, vấn đề và phạm vi nghiên cứu đối tượng

+ …

2. Quy trình nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại

Quy trình nghiên cứu một vấn đề văn học nói chung thường được thực hiện qua nhiều bước, có tính linh hoạt, tuy nhiên các bước cơ bản là:

1) Tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề, gồm:

– Xác định để tài, vấn đề cần nghiên cứu – Thu thập, đọc – xử lí tài liệu

– Xác lập câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu - Lập hồ sơ nghiên cứu.

2) Viết báo cáo nghiên cứu; chỉnh sửa, hoàn thiện.

3) Thuyết trình báo cáo.

Ở đây, chỉ xin đề cập đến bước 1); các bước 2), 3) sẽ đề cập ở các phần tiếp theo của chuyên đề.

2.1. Xác định đề tài, vấn đề cần nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu một vấn đề văn học, trước hết phải xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu phù hợp, khả thi và có ý nghĩa. Cần phân biệt phạm vi nội dung rộng, bao quát (chưa xác định đề tài/ vấn đề nghiên cứu) với đề tài/ vấn đề nghiên cứu – kết quả của hoạt động tư duy sau quá trình cân nhắc, lựa chọn. Hãy so sánh:

A: Phạm vi nội dung rộng/ bao quát (chưa xác định đề tài/ vấn đề nghiên cứu)

B: Phạm vi nội dung hẹp, cụ thể (đã xác định đề tài/ vấn đề nghiên cứu)

Truyện thơ Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiều trong truyện thơ Lục Vân Tiên.

Nhà thơ Nguyễn Công Trứ

Con người hành động và con người hưởng thụ trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ.

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

Hào khí thời Trần qua Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.

Nhân vật Từ Hải

Từ nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tam Tài Nhân) đến nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao và điển tích, điển cố.

Sự kết hợp giữa thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cố Trung Hoa trong ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du.

- Các nội dung ở cột A là những nội dung rộng, chưa thể là đề tài nghiên cứu có tính vấn đề. Ở cột B, mỗi nội dung là một vấn đề có thể và cần nghiên cứu. Đó là kết quả của những cân nhắc, lựa chọn của người nghiên cứu. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở nào và bằng cách nào để bạn lựa chọn được một đề tài hay vấn đề nghiên cứu phù hợp và có ý nghĩa? Điều này phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu của bạn mà những hiểu biết về các dạng vấn đề có thể giúp ích đáng kể.

- Văn học trung đại Việt Nam phát triển trong khoảng thời gian dài hơn 10 thế kỉ. Đó là một thực tiễn văn học phong phú, đa dạng và không kém phần phức tạp, đặt ra và gọi mở rất nhiều hướng, nhiều đề tài, vấn đề nghiên cứu khác nhau. Ở dảy chỉ gọi ra một số nhóm vấn đề nghiên cứu thông thường đối với học sinh trung học phổ thông.

* Ghi nhớ:

Các dạng vấn đề thường gặp:

a) Tìm hiểu tác phẩm: chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, những nét đặc sắc về hình thức

nghệ thuật...

b) Tìm hiểu thể loại: đặc điểm của thể loại qua các yếu tố cơ bản: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời kể, lời thoại (truyện trung đại); chủ thể trữ tình, vẫn, nhịp, từ ngữ, hình ảnh (thơ trung đại); tích truyện, hành động, mâu thuẫn – xung đột, đối thoại, độc thoại, bàng thoại (tuồng pho); tư tưởng, lập luận (văn nghị luận trung đại) ...

c) Tìm hiểu tác giả, thời đại, văn hoá ... cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học, tư tưởng, phong cách nghệ thuật, sự kế thừa truyền thống và cách tân...

Từ các nhóm đề tài, vấn đề bao quát trên đây, lại có thể xác định đề tài, vấn đề cụ thể hơn, chẳng hạn:

2.1.1. Tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề về tác phẩm

Với đối tượng tác phẩm là Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, nếu muốn tìm hiểu, đánh giá về giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm, có thể chọn một trong các đề tài: – Vấn đề quyền sống của con người trong Truyện Kiều

– Giấc mơ công lí trong Truyện Kiều;

– Nghệ thuật kể chuyện trong Lục Vân Tiên.

Cũng với hai tác phẩm trên, nếu muốn tìm hiểu, xác định độ tin cậy hay giá trị lịch sử của văn bản, đối chiếu, so sánh các văn bản, đối chiếu nguyên tác với bản dịch, có thể chọn để tài: “Các bản in chữ quốc ngữ Truyện Kiều, Lục Vân Tiên và cách đánh dấu lời đối thoại, độc thoại của nhân vật trong truyện thơ Nôm”.

2.1.2. Tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề về thể loại

Với nhóm thể loại truyện, có thể chọn đề tài: “Những nét khác biệt về mặt thể loại giữa Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và Truyện Kiều (Nguyễn Du)”. Với nhóm thể loại thơ, có thể chọn đề tài:

– Nhận xét về bố cục, niêm, luật, đối trong một số bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường của Bà Huyện Thanh Quan.

– Yếu tố dân gian trong một số bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

– Thể hát nói trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ hoặc Tản Đà...

Với nhóm thể loại kịch, có thể chọn đề tài: “Một số điểm khác biệt giữa tuồng pho và tuồng đồ qua Sơn Hậu và Nghêu, Sò, Ốc, Hến”.

2.1.3. Tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề về tác giả, thời đại, văn hoá ...

Về tác giả, có thể chọn đề tài:

– Nguyễn Du – “những điều trông thấy mà đau đón lòng" trong Văn tế thập loại chúng sinh;

– Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.

Về bối cảnh văn hoá, phong cách thời đại, có thể chọn đề tài:

- Hào khí thời Trần trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của

Phạm Ngũ Lão;

– Điểm khác biệt giữa câu thơ 7 chữ trong khúc ngâm và câu thơ 7 chữ trong thơ

luật Đường...

2.2. Thu thập, đọc – xử lí tài liệu

2.2.1. Thu thập tài liệu

Sau khi đã xác định được đề tài, vấn đề, bạn tiến hành thu thập tài liệu. Có hai nhóm tài liệu bạn cần thu thập và xử lí:

1) Các tài liệu viết về tác phẩm, thể loại, tác giả, thời đại, bối cảnh văn hóa – xã hội… liên quan đến đề tài. Đó có thể là tài liệu thu thập từ sách/ luận văn, luận án/ báo cáo tại hội nghị, hội thảo; từ các bài báo trong tạp chí khoa học/ báo in; hay từ nguồn trực tuyến (các trang web uy tín)…

Tài liệu thu thập được bước đầu có thể ghi lại theo mẫu sau:

Bảng tổng hợp tài liệu từ các bài viết, công trình nghiên cứu liên quan

STT

Tên tài liệu

Tác giả, năm xuất bản, đơn vị xuất bản

Thông tin đáng lưu ý liên quan đến đề tài

Thông tin khác (nếu có)

1

2

2) Các tác phẩm tiêu biểu của tác giả hay thể loại, thời đại, giai đoạn văn học cần tìm hiểu: Bạn cần lên danh mục các tác phẩm tiêu biểu theo trình tự năm sáng tác để tìm đọc vào thời điểm thích hợp. Có thể lên danh mục tác phẩm theo mẫu sau (làm vào vở):

STT

Tên tác phẩm, tác giả

Thời điểm sáng tác

Đặc điểm nội dung, hình thức đáng lưu ý của

tác phẩm

Thông tin khác (nếu có)

1

2

Đây chính là nguồn dữ liệu để sau này lựa chọn, sắp xếp thành danh mục Tài liệu tham khảo trước khi thực hiện viết báo cáo nghiên cứu.

2.2.2 Đọc – xử lí tài liệu.

Các tài liệu đã thu thập, xử lí, ghi chép cần được sơ bộ phân loại và sắp xếp, lưu trữ một cách hợp lí để tiện sử dụng vào việc viết báo cáo nghiên cứu (tham khảo cách thức lập hồ sơ nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian, Chuyên đề học tập Ngữ văn 10)

          Muốn xử lí tài liệu tốt, tiện lợi cho việc lựa chọn viết báo cáo về sau, ngay trong bước này, bạn cần xác định rõ đề tài, vấn đề mình tìm hiểu, nghiên cứu thuộc nhóm nào trong ba nhóm đề tài (a, b, c) nêu trên. Bởi vì cách đọc và xử lí tài liệu có những khác biệt nhất định đối với việc thực hiện đề tài theo mỗi nhóm như đã nêu.

2.3 Xác lập câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu.

          Câu hỏi nghiên cứu là một câu hỏi lớn được người nghiên cứu đặt ra nhằm hướng việc nghiên cứu tới cái đích nhất định: kết quả nghiên cứu được đưa ra nhằm trả lời cho câu hỏi ấy. Câu hỏi nghiên cứu có thể được phát biểu hiển ngôn, cũng có thể hàm ẩn trong văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu.  Chẳng hạn, khi đặt các tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?” Đó là câu hỏi nghiên cứu.

Giả thuyết nghiên cứu được hiểu như là một giả định mang tính suy lí, được người nghiên cứu đặt ra khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu một đề tài, giải quyết một vấn đề hay cách trả lời câu hỏi nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu là quá trình kiểm tra, kiểm chứng về mức độ tin cậy, phù hợp của giả định ấy. Cũng với ấn tượng về sự tương đồng nêu trên, bạn xác định một giả thuyết nghiên cứu: “Tinh thần yêu nước gắn với lí tưởng anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người và văn học, khiến các tác phẩm khác nhau (về thể loại chẳng hạn) mang âm hưởng, giọng nói giống nhau”. Giả thuyết này đúng hay chưa đúng, đúng đến mức độ nào thì cần phải khảo sát một cách hệ thống và chứng minh (hay phản chứng) một cách thuyết phục. Nghiên cứu được hiểu như là quá trình kiểm tra giả thuyết là vì vậy.

2.4. Lập hồ sơ nghiên cứu

Lập hồ sơ nghiên cứu bằng cách tập hợp các tài liệu tìm hiểu được về vấn đề. Hồ sơ thường bao gồm:

– Kế hoạch nghiên cứu – để cương nghiên cứu

- Các phiếu ghi chép tổng hợp tài liệu. Chẳng hạn

a) Kế hoạch – đề cương nghiên cứu:

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Đề tài: ……………………………………………………………………………..

Mục đích nghiên cứu: …………………………………………………………….

Câu hỏi nghiên cứu: ………………………………………………………………

Giả thuyết nghiên cứu: ……………………………………………………………

Đề cương

Mở đầu: …………………………………………………………………………..

Phần chính:

1……………………………………………………………………………………

2……………………………………………………………………………………

v.v

Kết luận: …………………………………………………………………………..

Thời gian

Công việc

Người thực hiện

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

b, Một số mẫu phiếu ghi chép tổng hợp tài liệu:

Mẫu ghi chép tài liệu tìm hiểu vấn đề trong một tác phẩm

Phiếu tìm hiểu vấn đề trong một tác phẩm

Khía cạnh cần tìm hiểu: …

STT

Tên chương/ đoạn

Chi tiết liên quan (soi sáng cho khía cạnh/ vấn đề)

Dẫn liệu (trang)

1

2

 

Mẫu ghi chép tài liệu tìm vấn đề trong nhiều tác phẩm

Phiếu tìm hiểu vấn đề trong một tác phẩm

Khía cạnh cần tìm hiểu: …

STT

Tên tác phẩm

Chi tiết, dẫn liệu liên quan

Khía cạnh cần diễn giải, minh chứng

Ghi chú

1

2

 

 

2.5 Viết báo cáo nghiên cứu; chỉnh sửa, hoàn thiện (xem Phần thứ hai)

2.6 Thuyết trình báo cáo (xem Phần thứ ba)

IV. Thực hành

Bài tập 1 (trang 21 Chuyên đề Ngữ văn 11): Đọc kĩ nội dung thông tin trong bảng sau:

Đề tài/ vấn đề

nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Giải thuyết nghiên cứu

Hào khí thời Trần trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.

Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?

Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người và văn học.

Dựa vào tên đề tài/ vấn đề ở cột bên trái, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu có thể xác định như ở các cột bên phải hãy xác định câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cho các đề tài/ vấn đề:

- Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên;

- Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cổ Trung Hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao duyên, Thuỷ Kiểu hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

Trả lời:

Đề tài/ vấn đề

nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Giải thuyết nghiên cứu

Hào khí thời Trần trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.

Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?

Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người và văn học.

Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.

Có hay không yếu tố tự truyện trong thơ Lục Vân Tiên?

Nguyễn Đình Chiểu đã dùng những trải nghiệm và lẽ sống của bản thân để xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên và viết truyện thơ Lục Vân Tiên.

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cổ Trung Hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thành ngữ, tục ngữ, cao dao Việt nam và điển tích, điển cố Trung Hoa được sử dụng và có tác dụng thế nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cố Trung Hoa đã được sử dụng một cách hiệu quả trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao duyên, Thuỷ Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du có những đặc điểm và tác dụng thế nào trong các đoạn trích Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.?

 

Bài tập 2 (trang 22 Chuyên đề Ngữ văn 11): Dựa vào mẫu ở trang 20, hãy lập kế hoạch đề cương nghiên cứu cho một trong những đề tài/ vấn đề ở bài tập 1.

Trả lời:

- HS xây dựng kế hoạch theo đề tài đã lựa chọn ở bài tập 1.

- Dựa vào mẫu gợi ý mẫu trong SGV.20.

- Tham khảo:

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Đề tài: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao duyên, Thuỷ Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, đánh giá đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều.

Câu hỏi nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du có những đặc điểm và tác dụng thế nào trong các đoạn trích Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh?

Giả thuyết nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các đoạn trích Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh là một trong những tác phẩm thành công đặc sắc của Nguyễn Du.

Đề cương

Mở đầu: Nêu tên đề tài/ vấn đề và mục đích nghiên cứu (tìm hiểu, đánh giá đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều: Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh). Phần chính: Có thể triển khai theo tình huống sự việc (tình huống trao duyên; tình huống hầu rượu...) hoặc theo các khía cạnh vấn đề (các thủ pháp/ đặc điểm, tác dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua các văn bản). Kết luận: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh có thể xem là một trong những đóng góp xuất sắc của Nguyễn Du đối với nghệ thuật truyện thơ Nôm. Chẳng hạn, phần chính có thể triển khai các nội dung sau:

1. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Trao duyên.

2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

3. Nhìn chung về đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong hai văn bản và trong Truyện Kiều.

Phần chính:

1. Sự đa dạng trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các văn bản Trao duyên và Thụy Kiều hầu rượu Hoạn Thư Thác Sinh:

a) dùng lời miêu tả của người kể chuyện;

b) cho nhân vật tự giải bày qua đối thoại;

c) sử dụng lời “độc thoại hoá đối thoại”;

d) sử dụng độc thoại nội tâm;

e) sử dụng các phương tiện khác như từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu,...

2. Sự biến hoá linh hoạt trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua Trao duyên và Thúy Kiểu hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

3. Sự vượt trội trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Truyện Kiều so với Quan Âm Thị Kính, Bích câu kì ngộ và Kim Vân Kiều truyện.

Thời gian

(18 ngày)

Công việc

(Đọc, viết, trình bày)

Người thực hiện

(Nhóm học tập

gồm 5 người)

Sản phẩm

(Theo quy trình)

2 ngày

Lập kế hoạch/ đề cương, phân công nhiệm vụ.

Trường nhóm kiêm thư kí.

Bản kế hoạch – đề cương kèm phân công nhiệm vụ.

5 ngày

- Đọc tài liệu liên quan nội dung 1,2 trong đề cương.

- Đọc tài liệu liên quan nội dung 3 trong đề cương.

- Lập danh mục tài liệu tham khảo.

- 2 bạn trong nhóm.

- 2 bạn trong nhóm.

- Trưởng nhóm kiêm thư kí.

- Các phiếu đọc sách, ghi chép, các sơ đồ tư duy…

 

- Danh mục tài liệu tham khảo.

5 ngay

Viết báo cáo

- 2 bạn nội dung 1,2.

- 2 bạn nội dung 3.

- Trưởng nhóm kiêm thư kí + 4 bạn chỉnh sửa, hoàn chỉnh

Văn bản báo cáo nghiên cứu.

3 ngày

 Lập hồ sơ

Trưởng nhóm kiêm thư kí.

Tập hồ sơ

3 ngày

- Phân công trình bày thử.

- Phối hợp trình bày kết quả.

- 2 bạn nội dung 1,2.

- 2 bạn nội dung 3.

- Cả nhóm 5 người.

- Bài thuyết trình thử.

- Bài thuyết trình chính thức

Xem thêm các bài soạn chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Phần thứ hai: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Phần thứ ba: Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Phần thứ nhất: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ

Đánh giá

0

0 đánh giá