Phần thứ nhất: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (trang 34)

377

Với soạn bài Phần thứ nhất: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (trang 34) Chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Phần thứ nhất: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (trang 34)

Văn bản 1: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội 

Soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

(Theo Mai Ngọc Chừ)

* Câu hỏi giữa bài:

1. Suy luận: Câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng nói lên điều gì?

- Khi bị tách khỏi xã hội loài người, hai bé chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ. Điều ấy chứng tỏ rằng ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên thần túy mà nó chỉ có thể phát sinh và tồn tại phát triển bên ngoài xã hội loài người.

2. Suy luậnVì sao nói ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần túy như sóng thần, bão gió…?

- Vì ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người.

* Câu hỏi cuối bài:

Câu hỏi 1 (trang 37 Chuyên đề Ngữ văn 11): Chi tiết nào trong văn bản cho thấy khi tách khỏi xã hội loài người, những đứa trẻ chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ.

Trả lời:

- Chi tiết trong văn bản cho thấy khi tách khỏi xã hội loài người, những đứa trẻ chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ là: “Trong các sách ngôn ngữ, người ta thường dẫn ra câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng, vẫn sống bình thường cùng với bầy sói con nhưng tuyệt nhiên không biết nói, suốt ngày chỉ phát ra những tiếng kêu như động vật hoang đã. Rõ ràng, tách khỏi xã hội loài người, các bé chỉ có bản năng sinh vật thuần tuý, không có ngôn ngữ".

Câu hỏi 2 (trang 37 Chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm ít nhất một hiện tượng ngôn ngữ thể hiện “sự quy ước của từng xã hội”.

Trả lời:

- Một hiện tượng ngôn ngữ thể hiện “sự quy ước của từng xã hội” là: Đối với xã hội Việt, người ta quy ước gọi con vật có tiếng sửa gắn giàu là “chở”, con vật có tiếng kêu meo meo là “mèo”, còn con vật có tiếng kêu ủn ỉn hay eng éc là “lợn”. Đối với xã hội Anh, người ta lại quy ước khác: con sủa gâu gâu được gọi là “dog", con kêu meo meo là “cất”, còn con kêu in in, eng éc là “pig”. Đối với xã hội Nhật Bản, một cách tương ứng, ba từ được người Nhật sử dụng là “thu”, “neko” và “buta”.

Câu hỏi 3 (trang 37 Chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản cho thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội (làm vào vở):

Luận điểm

Lí lẽ và dẫn chứng

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Luận điểm

Lí lẽ và dẫn chứng

Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật: nó không mang tính di truyền.

Lí lẽ: Ngôn ngữ không thể tách rời xã hội, trong khi các hiện tượng thuộc về bản năng sinh vật hoàn toàn có thể tồn tại và phát triển bên ngoài

xã hội.

Bằng chứng 1: Câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng, vẫn sống bình thường cùng với bầy sói con nhưng tuyệt nhiên không biết nói, suốt ngày chỉ phát ra những tiếng kêu như động vật hoang dã.

 

Ngôn ngữ tồn tại và phát triển nhưng nó không giống như một cơ thể sống vốn tuân theo quy luật của tự nhiên, cũng không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý, tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

Lí lẽ 1: Ngôn ngữ tồn tại và phát triển nhưng nó không giống như một cơ thể sống vốn tuân theo quy luật của tự nhiên, nghĩa là trải qua các giai đoạn: nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn, diệt vong.

Bằng chứng 1: Sự phát triển của ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa, không có sự huỷ diệt hoàn toàn.

Lí lẽ 2: Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý, tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

Bằng chứng 2: Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý như sóng thần, thuỷ triều, động đất, bão, gió...

Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân.

Lí lẽ: Ngôn ngữ tồn tại không chỉ cho riêng tôi, riêng anh, mà cho “chúng ta”, cho mọi người trong xã hội. Nếu ngôn ngữ là “của riêng” của mỗi cá nhân, do cá nhân tạo ra chỉ cho anh ta thì cũng chỉ anh ta biết, “sản phẩm” cá nhân ấy không thể dùng làm phương tiện giao tiếp chung cho mọi người.

Bằng chứng: Tính chất này được thể hiện rõ ở sự quy ước của từng xã hội. (HS có thể tìm thêm những bằng chứng trong văn bản).

Văn bản 2: Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành, lưu truyền văn hóa

  * Câu hỏi giữa bài:

Suy luận: Vì sao nói trong văn hóa Việt, trí tuệ, ý chí, tình cảm gắn liền với lòng, bụng, dạ, gan, ruột?

- Vì những thứ đó rất quan trọng để duy trì tính mạng của con người, gắn liền tình cảm với nó để trực tiếp thể hiện sự quan trọng không thể thiếu.

* Câu hỏi cuối bài:

Câu hỏi 1 (trang 39 Chuyên đề Ngữ văn 11)Vẽ sơ đồ tóm tắt các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản.

Trả lời:

- Sơ đồ tóm tắt:

Soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 2 (trang 39 Chuyên đề Ngữ văn 11)Tìm thêm một ví dụ ngoài văn bản và phân tích để chứng minh rằng trong các ngôn ngữu khác nhau, có những từ tuy giống nhau về nghĩa định danh sự vật nhưng lại rất khác nhau về sắc thái nghĩa. 

Trả lời:

- Ví dụ trong văn bản để thấy rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, có những từ tuy giống nhau về nghĩa định danh sự vật nhưng lại rất khác nhau về sắc thái nghĩa:

“Ngay cả những từ trong những ngôn ngữ khác nhau tuy có thể tương đương nhau về nghĩa biểu hiện, nghĩa định danh sự vật, nhưng chưa chắc gì có được sự tương đương về những liên tưởng những cảm xúc về mặt văn hoá – xã hội do chúng đem tới cho người sử dụng ngôn ngữ. Từ chợ trong tiếng Việt và nền văn hoá Việt với từ tương đương dog trong tiếng Anh và xã hội Anh, Mỹ... chẳng hạn, là một vi dụ như vậy. Thêm nữa, đối với văn hoá của người Việt, người Trung Quốc, rồng luôn đi kèm với hoặc được liên tưởng với ý niệm về sự thiêng liêng, cao quý, quyền lực, may mắn... nhưng đối với văn hoá của người châu Âu thì ngược lại: rồng (từ tương đương trong tiếng Anh: dragon) được coi là quái vật, thường đem tai hoạ đến cho con người.”

Câu hỏi 3 (trang 39 Chuyên đề Ngữ văn 11): Theo bạn, khi học một ngôn ngữ, người học có cần tìm hiểu văn hóa của dân tộc đã sản sinh ra ngôn ngữ ấy không? Vì sao?

Trả lời:

- Khi học một ngôn ngữ, người học nhất thiết phải tìm hiểu văn hoá của dân tộc đã sản sinh ra ngôn ngữ ấy. Vì ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá nên muốn sử dụng một ngôn ngữ chúng ta không chỉ cần biết ngữ âm, từ vựng ngữ pháp, mà còn phải nắm vững dấu ấn văn hoá được thể hiện trong ngôn ngữ đó nữa.

II. Khái quát về bản chất xã hội – văn hoá của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt và là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá.

1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ

- Ngôn ngữ chỉ được hình thành và phát triển trong xã hội loài người. Không có ngôn ngữ nào tách rời khỏi cộng đồng và không một người nào khi mới sinh ra, sống tách rời khỏi cộng đồng mà vẫn có khả năng ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ngôn ngữ không giống với những hiện tượng có tính chất bản năng ở con người như ăn, uống khóc, cười,...

- Ngôn ngữ không có tính chất di truyền. Đứa trẻ sinh ra mang những đặc điểm di truyền của thế hệ trước như màu da, màu mắt, màu tóc,... nhưng không được di truyền khả năng ngôn ngữ. Đứa trẻ không phải tự nhiên biết nói mà chỉ có thể có được ngôn ngữ trong quá trình học hỏi, tiếp thu từ những người xung quanh.

- Ngôn ngữ được hình thành do quy ước của cả cộng đồng và tồn tại do nhu cầu giao tiếp của con người. Đây là một thiết chế bắt buộc, không ai có thể tuỳ ý thay đổi theo sở thích riêng của mình và bắt mọi người phải tuân theo. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân.

Ngôn ngữ là một hiện tượng đặc biệt. Ngôn ngữ của mỗi cộng đồng dân tộc không phải là của riêng của một nhà nước, đảng phái, thể chế chính trị, tôn giáo, giai cấp nào. Nó ứng xử bình đẳng đối với tất cả mọi người trong xã hội.

2. Bản chất văn hoá của ngôn ngữ

- Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá. Mỗi hệ thống ngôn ngữ đều mang đậm dấu ấn văn hoá của cộng đồng người bản ngữ. Chẳng hạn trong tiếng Việt có hàng loạt từ ngữ thuộc trường từ vựng lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo như: lúa, thóc, gạo nếp, gạo tẻ, tấm, cơm, cơm nếp, xôi, cháo... nhưng trong tiếng Anh, các từ ngữ thuộc trường từ vựng này lại không phong phú như vậy. Đây chính là dấu ấn văn hoá nông nghiệp được phản ánh trong tiếng Việt.

- Vì ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá nên muốn sử dụng một ngôn ngữ, chúng ta không chỉ cần biết ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, mà còn phải nắm vững cái dấu ấn văn hoá được thể hiện trong ngôn ngữ đó nữa. Giữ gìn và phát triển một ngôn ngữ cũng chính là góp phần giữ gìn và phát triển một

nền văn hoá.

Ngôn ngữ

- Là một hiện tượng xã hội

+ Hình thành và phát triển trong xã hội loài người.

+ Không có tính chất di truyền.

+ Hình thành do quy ước của cộng đồng và tồn tại do nhu cầu giao tiếp của con người. 

+ Ứng xử bình đẳng với tất cả mọi người.

- Là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa.

III. Thực hành

Bài tập 1 (trang 40 Chuyên đề Ngữ văn 11):

Cho các từ ngữ sau: lúa, thóc, cm, cơm nếp, xôi, tấm, cúm.

a. Giải thích sự khác biệt về ý nghĩa giữa các từ ngữ trên. Cho ví dụ minh hoạ,

b. Tìm ít nhất năm thành ngữ có chứa các từ ngữ trên và đạt câu có sử dụng các thành ngữ ấy.

c. Thảo luận với bạn trong nhóm về sự phong phú của các từ ngữ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo trong tiếng Việt, sau đó chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.

Trả lời:

a.  

+ “lúa” dùng để chỉ: 1. cây lương thực, thân cỏ rỗng, hoa lưỡng tính, không có bao hoa, quả có vỏ, trấu bao ngoài (gọi là hạt thóc).

+ thóc; trong khi đó “thóc” là “hạt lúa còn nguyên, cả vỏ trấu”.

= > Như vậy, nếu “lúa” có thể dùng để chỉ “cây lúa” hoặc “hạt lúa” thì “thóc” chỉ dùng để chỉ “hạt”; không thể dùng “thóc” để chỉ “cây”. Thóc là từ được dùng ở miền Bắc. Miền Trung và miền Nam sẽ dùng “hạt lúa” thay vì “hạt thóc” như ở miền Bắc.

+ Xôi và cơm nếp đều là những món ăn được nấu từ gạo nếp, nhưng nếu xôi được làm chín bằng hơi nước thì cơm nếp được nấu trực tiếp trong nước.

b. Các thành ngữ có chứa các từ ngữ đã cho là: cơm no áo ấm; cơm tẻ mẹ ruột, cơm áo gạo liền; ăn cháo đái bát; cơm hàng cháo chợ; nên cơm nên cháo; đâm bị thóc chọc bị gạo; ăn mày đòi xôi gấc; no xôi chán chè; chuột sa hũ nếp; có nếp có tẻ;

c. HS thảo luận và chia sẻ các từ ngữ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo: xôi, bánh mì, bánh bao…

Bài tập 2 (trang 40 Chuyên đề Ngữ văn 11):

Tìm thêm những từ ngữ thuộc các trường từ vùng sau:

a. Địa hình sông nước: sông, suối....

b. Phương tiện trên sông nước: thuyền, hồ...

Trả lời:

a. Địa hình sông nước: sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, địa, đầm, phí...

b. Phương tiện trên sông nước: thuyền, bè, tàu, tắc ráng, xuồng ba lá, phù, ghe, đô, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền rồng...

Bài tập 3 (trang 40 Chuyên đề Ngữ văn 11):

Trong tiếng Việt, có nhiều cách diễn đạt mang dấu ấn sông nước như: Mặt Trời lặnchìm đắm trong suy tư, bơi giữa dòng đời... Hãy làm thêm những cách diễn đạt tương tự.

Trả lời:

Trong tiếng Việt có nhiều cách diễn đạt mang dấu ấn sông nước như: nói năng trôi chảy, làn sóng nhập cư, ánh nhìn đắm đuốingụp lặn trong mở hồ sơ, đắm chìm trong tiếng nhạc, Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo; Chết trong còn hơn sống đục…

Bài tập 4 (trang 40 Chuyên đề Ngữ văn 11): Theo bạn, những ngữ liệu đã tìm được ở bài tập 2 và 3 có điểm gì chung? Những từ ngữ, cách diễn đạt này có mối liên hệ gì với văn hóa Việt?

Trả lời:

- Những ngữ liệu này đều có điểm chung là mang dấu ấn sông nước. Những từ ngữ, cách diễn đạt này có mối liên hệ chặt chẽ với văn hoá Việt. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước, lại có đường bờ biển dài nên văn hoá Việt mang đậm dấu ấn sông nước. Điều này phản ánh rất rõ trong ngôn ngữ qua nhóm từ ngữ chỉ địa hình sông nước, phương tiện trên sông nước, cách diễn đạt mang dấu ấn sông nước trong các bài tập 2 và 3.

Bài tập 5 (trang 40 Chuyên đề Ngữ văn 11): Hoàn thành bảng sau để biết được ý nghĩa của các con vật trong văn hóa Việt qua một số thành ngữ (làm vào vở):

Thành ngữ tiếng Việt

Ý nghĩa thành ngữ

Con vật

Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt

Miệng hùm gan thỏ

Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém

Hùm, thỏ

- hùm: mạnh bạo, hùng hổ

- thở: nhút nhát

To như voi

 

 

 

Làm thân trâu ngựa

 

 

 

Mèo khen mèo dài đuôi

 

 

 

Ngựa non háu đá

 

 

 

Khẩu Phật tâm xà

 

 

 

Cú đội lốt công

 

 

 

Gan thỏ đế

 

 

 

Cháy nhà ra mặt chuột

 

 

 

Rồng đến nhà tôm

 

 

 

Trả lời:

Thành ngữ tiếng Việt

Ý nghĩa thành ngữ

Con vật

Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt

Miệng hùm gan thỏ

Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém

Hùm, thỏ

- hùm: mạnh bạo, hùng hổ

- thở: nhút nhát

To như voi

Có vóc người rất to lớn

voi

Voi: to lớn

Làm thân trâu ngựa

Phải quỵ lụy, hầu hạ, cung phụng, làm nô lệ cho người khác.

Trâu, ngựa

Trâu – ngựa; thân phận thấp hèn.

Mèo khen mèo dài đuôi

Tự mình khen mình, tự đề cao mình

mèo

Mèo: kẻ tự khen mình, tự đề cao mình.

Ngựa non háu đá

Trẻ tuổi, thường ngạo mạn, kiêu căng, hung hăng và bất chấp, thích đối đầu mà không biết lượng sức mình.

Ngựa (non)

Ngựa (non): người trẻ tuổi, ngạo mạn, kiêu căng.

Khẩu Phật tâm xà

Miệng nói lời từ bi, ra vẻ là đức độ, thương người như Phật mà trong lòng thì nham hiểm.

Rắn (xà: rắn)

Rắn: nham hiểm, độc ác

Cú đội lốt công

Mượn cái vẻ đẹp bề ngoại để che giấu bản chất xấu xí bên trong, nhằm bịp bợm, lừa dối người khác, ví như chim cú xấu xí mượn hình thức của chim công để người ta lầm tưởng về vẻ đẹp của nó.

Cú, công

- cú: xấu

- công: đẹp

Gan thỏ đế

Nhút nhát, luôn run sợ, hãi hùng, ví như tính nhát gan của loài thỏ đế

Thỏ đế

Thỏ đế: nhút nhát

Cháy nhà ra mặt chuột

Do có sự biến, sự việc xảy ra mà phơi bày, lộ tẩy sự thật vốn có, không còn che đậy, giấu giếm được nữa.

Chuột

Chuột: bản chất xấu xa

Rồng đến nhà tôm

Người cao quý, sang trọng đến thăm kẻ hèn mọn (cách nói khiêm nhường để tỏ thái độ tôn trọng hiếu khách)

Rồng, tôm

- rồng: người cao quý

- tôm: kẻ hèn mòn

Xem thêm các bài soạn chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Phần thứ ba: Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Phần thứ hai: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế

Phần thứ ba: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp

Phần thứ nhất: Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học

Phần thứ hai: Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

Đánh giá

0

0 đánh giá