Phần thứ ba: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp (trang 48)

528

Với soạn bài Phần thứ ba: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp (trang 48) Chuyên đề 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Phần thứ ba: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp (trang 48)

Câu hỏi giữa bài:

1. Suy luận: Bạn đồng ý với nhóm ý kiến nào trong ba nhóm ý kiến được đề cập trong văn bản? Vì sao?

- Em đồng ý với nhóm ý kiến: Nhóm nhìn nhận và có thái độ dung hòa.

- Vì đó có thể coi là một phần của sự đa dạng ngôn ngữ, chỉ cần giới trẻ không quá lạm dụng, sử dụng không phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp thì không có gì đáng chê trách.

2. Suy luận: Những con số trong văn bản (81,8% giới trẻ sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” với bạn bè, 3,9% sử dụng với người lớn tuổi hơn…) nói lên điều gì?

- Điều đó nói lên là thế hệ trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ tuổi teen đúng phạm vi giao tiếp.

3. Suy luận: Tại sao không được sử dụng ngôn ngữ giới trẻ trong các bài kiểm tra, bài thi, giấy xin phép, bản kiểm điểm…?

- Vì như vậy là vi phạm sự chuẩn mực của môi trường quy thức và nếu sử dụng sẽ làm mất đi sự trang trọng và lịch sự của các văn bản.

4. Suy luận: Bạn suy nghĩ thế nào về nhận định: Thời gian sẽ quyết định sự tồn tại của ngôn ngữ “tuổi teen”?

- Vì thứ ngôn ngữ này chỉ xuất hiện theo từng giai đoạn, nó tự xuất hiện và cũng tự mất đi theo quy luật của nó.

* Câu hỏi cuối bài:

Bài tập 1 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 11): Có những quan điểm nào xung quanh sự phổ biến của ngôn ngữ giới trẻ? Bạn ủng hộ quan điểm nào? Vì sao?

Trả lời:

Nhóm ý kiến

Quan điểm

Nhóm tán đồng

Ngôn ngữ giới trẻ độc đáo, mới lạ, sáng tạo, đa dạng, dễ thương, đáng yêu, gần gũi... Loại ngôn ngữ này thể hiện sự trẻ trung, năng động, nhí nhảnh, vui tươi, phong cách, cá tính... Nó có thể giúp xả stress, tiết kiệm kí tự, thời gian.

Nhóm lên án

Đó là thứ ngôn ngữ kì dị, biến dạng, méo mó, lai căng hỗn tạp, vô nguyên tắc, không phù hợp với sắc thái tiếng Việt... Ngôn ngữ sẽ bị rối loạn, tiếng Việt bị thoái hoá...

Điều này thể hiện thói quen xấu, là sự “bạo hành” đối với tiếng Việt, thậm chí còn cho đó là biểu hiện của sự sa sút về nhân cách, có thể làm mất giá trị văn hoá Việt.

Nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa

Nếu không lạm dụng thì việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ cũng không ảnh hưởng gì nhiều, quan trọng là phải biết dùng đúng nơi, đúng lúc.

Ngôn ngữ giới trẻ cũng chỉ là một dạng tiếng lóng, nó xuất hiện theo từng giai đoạn, nó tự xuất hiện và cũng sẽ tự mất đi theo quy luật của nó. Việc sử dụng loại ngôn ngữ này chưa hẳn là một điều đáng chê trách.

Bài tập 2 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 11): Lập bảng mô tả thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ theo mẫu sau (làm vào vở):

Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ

Mô tả chi tiết

Dạng biểu hiện phổ biến

 

Phạm vi sử dụng

 

Đối tượng sử dụng

 

Mức độ sử dụng

 

Trả lời:

Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ

Mô tả chi tiết

Dạng biểu hiện phổ biến

Sử dụng những kết hợp kỳ lạ, sử dụng biến âm, sử dụng tiếng Anh chen tiếng Việt, viết tắt, sử dụng tiếng lóng...

Phạm vi sử dụng

Đa phần giới trẻ đều ít sử dụng trong giao tiếp gia đình, trường học; phần lớn sử dụng trong các môi | trường khác; số người trả lời sử dụng ở mọi nơi hay không sử dụng ở nơi nào chiếm tỉ lệ ít hơn hẳn.

Đối tượng sử dụng

Đa phần giới trẻ chỉ sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” với bạn bè (81,8%), tiếp đến là sử dụng với người ít tuổi hơn và anh chị (14,3%), ít người sử dụng với người lớn tuổi hơn thuộc thế hệ trên mình: ông bà, bố, mẹ (3,9%).

Mức độ sử dụng

Số người trẻ trả lời thỉnh thoảng mới sử dụng ngôn ngữ riêng của mình chiếm tỉ lệ cao (khoảng 40 đến 50%), số người thường xuyên sử dụng chiếm tỉ lệ thấp hơn (khoảng 20 đến 40%), tiếp đến là những người cho rằng họ hiếm khi sử dụng (khoảng 10 đến 20%) và chỉ có một số ít cho rằng họ chưa bao giờ sử dụng (khoảng 5 đến 8%).

Bài tập 3 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 11): Theo tác giả, có những nguyên nhân nào khiến giới trẻ thích sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” như vậy? Ban có sử dụng loại ngôn ngữ này không? Nếu có, bạn sử dụng vì (những) lí do nào?

Trả lời:

Những nguyên nhân khiến giới trẻ thích sử dụng ngôn ngữ "tuổi teen”:

1) Về mặt tâm lí, ở lứa tuổi này, giới trẻ thường thích chứng tỏ bản thân, muốn được khẳng định sự độc đáo cá nhân bằng những điều mới lạ. Ngoài việc thể hiện bằng cách ăn mặc, kiểu tóc, các trò giải trí... thì ngôn ngữ cũng là một trong số những cách để giới trẻ khẳng định đẳng cấp và cá tính của mình. Cũng ở giai đoạn này, do đặc điểm tâm sinh lí, giới trẻ cũng dễ bị cuốn theo trào lưu mới, nhất là những trào lưu mang đặc trưng phong cách lứa tuổi. Thông thường, việc theo trào lưu được giới trẻ xem là phù hợp, không lạc hậu hay dị biệt.

2) Ngôn ngữ giới trẻ thể hiện được sự vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh, sự sáng tạo... với mục đích tạo sự vui vẻ, gần gũi, thu hẹp khoảng cách trong giao tiếp. Hơn nữa, với những kí tự sáng tạo này, giới trẻ có thể dễ dàng biểu lộ cảm xúc của mình. Trong nhiều trường hợp, nó làm giảm bớt sự nghiêm túc, khô khan, nhàm chán so với ngôn ngữ bình thường.

3) Bảng việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ, có thể giảm bớt số lẫn đánh kí tự. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức.

4) Giới trẻ coi ngôn ngữ “tuổi teen” là những “phát minh ngôn ngữ” giúp họ trao đổi, chia sẻ “nội bộ” với nhau mà người lớn khó có thể hiểu và kiểm soát được.

Bài tập 4 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 11)Liệt kê những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ mà bạn biết.

Trả lời:

Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ mà em biết: trứng ngỗng, trúng tủ, ảo tưởng sức mạnh, anh hùng bàn phím…

Bài tập 5 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 11): Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ có phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng hay không? Bạn cần lưu ý những gì để sử dụng ngôn ngữ giới trẻ một cách hợp lí?

Trả lời:

- Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ không phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng.

- Khi sử dụng ngôn ngữ giới trẻ cần:

+ Sử dụng đúng hoàn cảnh.

+ Dùng giao tiếp với đúng đối tượng

+ …

Văn bản 2: Những kết hợp “lạ hóa” trong thơ ca (theo Hoàng Kim Ngọc)

* Câu hỏi giữa bài:

1. Suy luận: Chỉ ra tác dụng của việc đảo trật tự trong những câu thơ này.

- Việc đảo trật tự từ làm cho cách diễn đạt mới mẻ, gợi cảm hơn và tạo được ấn tượng về mặt âm thanh cho người đọc.

2. Suy luận: Cách diễn đạt “múc ánh trăng vàng đổ đi” có gì đặc biệt?

- Ánh trăng được hình dung như một loại chất lỏng, một dòng chảy huyền ảo nên có thể “múc” được. Cách diễn đạt vì thế trở nên vô cùng mới lạ, giàu sức gợi tả.

* Câu hỏi cuối bài:

Bài tập 1 (trang 56 Chuyên đề Ngữ văn 11): Theo tác giả, các nhà thơ thường dùng những thủ pháp nào để tạo ra những kết hợp “lạ hoá” trong thơ ca? Lập bảng mô tả các thủ pháp “lạ hoá” trong thơ ca theo mẫu sau (làm vào vở):

Thủ pháp “lạ hóa”

Ví dụ

 

 

Trả lời:

Thủ pháp “lạ hóa”

Ví dụ

Đảo trật tự từ

– Nhìn càng lã chã giọt hồng (Nguyễn Du)

– Thật lòng mình cũng nao nao lòng người (Nguyễn Du) – Nàng rằng “Lồng lộng trời cao” (Nguyễn Du)

– Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai (Nguyễn Du) – Bạc phơ mái tóc người Cha (Tố Hữu)

– Thuyền về nước lại sầu trăm ngả (Huy Cận)

– Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa (Phan Thị Thanh Nhàn)

Chuyển (từ) loại

Thu rất em và xanh rất cao (Lê Đạt)

Mở rộng phổ kết hợp

Chiều xô bóng ngã vào đêm

Chị ngồi không gió ngoài thêm lặng trôi (Trần Anh Thái)

Bài tập 2 (trang 56 Chuyên đề Ngữ văn 11)Theo bạn, những kết hợp “lạ hoá” được đề cập đến trong văn bản có phải là cách diễn đạt mới của cả cộng đồng không? Dựa vào đâu bạn kết luận như vậy?

Trả lời:

- Những cách diễn đạt mới này là của cá nhân, không phải là cách diễn đạt mới của cả cộng đồng. Vì trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, người Việt sẽ không dùng những cách diễn đạt như vậy.

- Vẫn có những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới ban đầu là của một cá nhân – một tác giả, sau đó được cộng đồng chấp nhận và trở thành từ ngữ, cách diễn đạt của cả cộng đồng. Những từ ngữ mới này có thể được ghi vào từ điển, trở thành vốn từ vựng của dân tộc. Đây chính là vai trò vô cùng quan trọng của các nhà văn, nhà thơ trong quá trình phát triển ngôn ngữ của dân tộc.

Bài tập 3 (trang 56 Chuyên đề Ngữ văn 11): Phân tích hiệu quả biểu đạt của các kết hợp từ được in đậm dưới đây:

a.

Đường trong làng: hoa đại với mùi rơm...

Người cùng tôi đi đạo giữa đường thơm

Lòng giặt sẵn ít hương hoa tưởng tượng

Đất thêm nắng, bóng tre rồi bóng phượng.

(Huy Cận, Đi giữa đường thơm)

b.

Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa

Bàn chân lùa bàn chân thêm bỏng rút

(Xuân Quỳnh, Gió Lào cát trắng)

Trả lời:

a. Cách kết hợp “đất thêu nắng” rất đặc biệt. Thông thường, “đất” và “nắng” không phải là những đối tượng những chất liệu có thể kết hợp được với động từ “thêu”. Tuy nhiên, trong bài thơ Đi giữa đường thơm, Huy Cận đã sử dụng cách kết hợp “đất thêu nắng”. Cách diễn đạt tưởng chừng như vô lí này đặt trong ngữ cảnh của bài thơ (ánh nắng rọi qua những tán lá tạo nên những hình ảnh đẹp trên nền đất của con đường làng) lại trở nên có lí. Các từ ngữ được mở rộng khả năng kết hợp đến mức tối đa. Và “đất”, “nắng” bỗng chốc thành chất liệu có thể “thêu” được. Cách diễn đạt có sức gọi tả cao và gây ấn tượng đặc biệt cho người đọc.

Đường trong làng: hoa đại với mùi rơm... Người cùng tôi đi đạo giữa đường thơm Lòng giải sẵn ít hương hoa tưởng tượng Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng.

(Huy Cận, Đi giữa đường thơm)

b.  Cách kết hợp “đọng nắng” cũng rất đặc biệt. “Đọng” vốn có nghĩa gốc chỉ “(chất lỏng) dồn lại ở một chỗ, do không chảy, không thoát đi được”. Khi chuyển nghĩa, “đọng” dùng để chỉ ý “dồn lại một chỗ do không lưu thông không chuyển đi được” nhưng cũng chỉ dùng cho các vật thể (hàng còn đọng lại). “Đọng” còn có một nghĩa chuyển nữa, được dùng để chỉ ý “được giữ lại, chưa mất đi (nụ cười còn đọng trên môi, đọng lại nhiều kỉ niệm). Tuy nhiên, cách kết hợp “đọng + nắng” thật sự mới lạ và sáng tạo. Trong trường hợp này, người ta hình dung “nắng” cũng giống như một loại chất lỏng nhất là khi đặt trong ngữ cảnh “cát chẳng đọng mưa” ở vế sau. Kết hợp từ “đọng nắng” mới mẻ, giàu sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho độc giả.

Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa

Bàn chân lừa bàn chân thêm bỏng rát!

(Xuân Quỳnh, Gió Lào cát trắng)

Bài tập 4 (trang 57 Chuyên đề Ngữ văn 11): Sưu tầm ít nhất ba câu thơ/câu văn có sử dụng những kết hợp “lạ hoá” và phân tích hiệu quả biểu đạt của những kết hợp này.

Trả lời:

-

Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng
Hoa nở hoa tàn thảy vô tình.
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình.

-

... Ngày mềm nhũn đang chảy từ chiếc đồng hồ cát đến con lợn đất/ Bụi trên bàn chờ hóa kiếp trần gian/ Thời gian ơi cho tôi quá giang một đoạn. 

(Thi Nguyên - Trên bàn viết)

-

...Em cởi bỏ mọi trang phục pha lê nứt vỡ/ cởi bỏ mọi tư duy hình thức đã khô đình nát bến cạn/ hòa nhập vào cơ thể ta đang tốc hành về phía ánh sáng/ hay đóng cửa/ tự huyễn hoặc mình/ và chờ chết?

 (Phan Hoàng - Em nóng dần lên - Vannghesaigon.com).

- …

II. Khái quát một số yêu cầu, cách thức vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp

1. Yêu cầu

Khi vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương dại trong giao tiếp, chúng ta cần lưu ý một số yêu cầu sau

1) Phải đánh giá được yếu tố mới này đã được cộng đồng chấp nhận (được ghi vào trong từ điển, được sử dụng phổ biến trên những tờ báo uy tín,...) hay chỉ là những yếu tố mới được sử dụng trong một nhóm người (biệt ngữ xã hội).

2) Cản sử dụng các yếu tố mới phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và với các kiểu, thể loại văn bản.

2. Cách thức vận dụng

a. Sử dụng những từ ngữ mới để biểu thị các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới

(đồng hồ thông minh, nhà thông minh, lớp học đó, du lịch bụi…)

b. Sử dụng những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới để biểu thị các sự vật, hiện tượng khái niệm đã có tên gọi với mục dịch tạo ra giá trị biểu cảm (thừa thầy thiếu thợ, viền đá bóng chưa thổi còi...).

c. Sử dụng những từ ngữ quen thuộc với nghĩa mới. Chẳng hạn, “chữa cháy vốn có nghĩa “dập tắt lửa của đám cháy" nhưng nay được dùng để chỉ ý “giải quyết cấp bách, cốt để tạm thời đối phó, chưa giải quyết căn bản, lâu dài” (Nó trót làm sai nên bây giờ phải chữa cháy).

III. Thực hành

Bài tập 1 (trang 57 Chuyên đề Ngữ văn 11): Nối những từ ngữ ở cột A với phần giải thích nghĩa ở cột B sao cho phù hợp (làm vào vở):

A

 

B

1. du lịch bụi

 

a. mô hình có trình tự giảng dạy dào ngược so với mô hình giảng dạy truyền thống, trong đó người học phải xem các bài giảng trực tuyến trước khi đến lớp, giờ học trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giúp người học nâng cao các kĩ năng.

2. lớp học đảo ngược

 

b. rừng được dùng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn sóng, phòng chống các diễn biến có hại của tự nhiên nói chung.

3. bọc lót

 

c. còn được gọi là trí thông minh nhân tạo, thường được sử dụng để mô tả các máy móc (hoặc máy tinh) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức của con người.

4. rừng phòng hộ

 

d. (khẩu ngữ sẵn sàng làm những việc (thường tổn nhiều sức lực, tiền của) mà người khác hay ngại làm hoặc không dám làm.

5. sến

 

e. (khẩu ngữ hai người hoặc hai sự việc, hai hiện tượng (thưởng cùng loại) luôn đi đôi với nhau và có sự ăn ý, hỗ trợ lẫn nhau một cách mặt thiết.

6. chịu chơi

 

g. (các cầu thủ) phối hợp với nhau cùng che chắn và bảo vệ khung thành.

7. chịu trận

 

h. (khẩu ngữ) chịu đựng, chấp nhận điều không hay về mình mà không hoặc không thể né tránh.

8. gato

 

i. (từ ngữ của giới trẻ) người yêu.

9. trí tuệ nhân tạo

 

k. (khẩu ngữ bộc lộ tình cảm yếu đuối đến mức uỷ mị, sướt mướt.

10. chạy sô

 

l. (từ ngữ của giới trẻ) ghen tị, viết tắt của cụm từ "ghen ăn tức ở.

11. cặp bài trùng

 

m. (khẩu ngữ) tham gia nhiều số diễn trong cùng một buổi ở những địa điểm khác nhau.

12. gấu

 

n. loại hình du lịch mà chuyến đi do chính bản thân mình tự lên kế hoạch và tự thực hiện.

Trả lời:

1n

4b

7h

10m

2a

5k

8l

11e

3g

6d

9c

12i

Bài tập 2 (trang 58 Chuyên đề Ngữ văn 11)Trong số các từ ngữ trên, từ ngữ nào đã được cộng đồng chấp nhận, từ ngữ nào chỉ được sử dụng trong một nhóm người? Dựa vào đâu bạn biết điều đó?

Trả lời:

- Từ ngữ đã được cộng đồng chấp nhận: du lịch bụi, lớp học đảo ngược, bọc lót, rừng phòng hộ, sến, chịu chơi, chịu trận, trí tuệ nhân tạo, chạy số, cặp bài trùng.

- Từ ngữ chỉ được sử dụng trong một nhóm người: gato, gấu.

Bài tập 3 (trang 59 Chuyên đề Ngữ văn 11): Những từ ngữ nào ở bài tập 1 không nên sử dụng trong văn bản đơn từ, văn bản thông tin? Vì sao?

Trả lời:

- Không nên sử dụng biệt ngữ xã hội, khẩu ngữ trong văn bản đơn từ, văn bản thông tin. Vì thế, chúng ta không nên sử dụng những từ ngữ như gato, gấu (biệt ngữ xã hội), sến, chịu chơi, chịu trận, chạy sô, cặp bài trùng (khẩu ngữ) khi viết các kiểu văn bản này.

Bài tập 4 (trang 59 Chuyên đề Ngữ văn 11): Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng một (một vài) từ ngữ đã cho ở bài tập 1. Sau đó, viết một đoạn văn hoặc một đoạn hội thoại khoảng 150 chữ về tình huống giao tiếp này.

Trả lời:

Tham khảo

            Chắc hẳn chúng ta ít nhiều đều đã được nghe qua về công cụ gần đây mới được ra mắt: Chat GPT - một công cụ được xem là toàn năng khi có thể giải đáp tất cả mọi thứ, kể cả viết một bài văn hoàn chỉnh. Sự ra đời, phát triển và thông dụng của Chat GPT đặt ra cho con người những suy ngẫm về sự phát triển của nó nói riêng, và trí tuệ nhân tạo nói chung. Liệu rằng trong tương lai, trí tuệ nhân tạo có hoàn toàn thay thế được con người? Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của trí tuệ nhân tạo như tiết kiệm sức lao động của con người, giúp phát hiện và hạn chế những rủi ro, xóa bỏ những khoảng cách,... Thế giới ngày càng phát triển hiện đại hơn, thông minh hơn, sự ra đời của những thiết bị công nghệ cao ngày càng nhiều, tỉ lệ người thất nghiệp do trí tuệ nhân tạo thay thế cũng ngày càng gia tăng,... Song, trí tuệ nhân tạo sẽ không thể thay thế được con người, vì đó là những sản phẩm do con người sáng tạo, chỉ có thể hoạt động với dữ liệu được cung cấp, khả năng sáng tạo hạn chế lại không có kỹ năng mềm,... Điều quan trọng nhất, trí tuệ nhân tạo không có trái tim, không có cảm xúc giống như con người. AI có thể truyền đạt tri thức cho học sinh lĩnh hội, nhưng sẽ không thể dạy cho các em cách để sống, để làm người với nhân cách cao đẹp. AI cũng có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc cải thiện tình trạng sức khẻ bệnh nhân, nhưng sẽ không bao giờ có được sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với người bệnh... Sống chung với trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ cao là điều chắc chắn. Để sống chung thoải mái và nhàn nhã với nó, con người phải không ngừng học, nâng cấp bản thân. “Giống như thời xưa, người cưỡi ngựa luôn thắng người đi bộ, nhưng phải học cưỡi nó, ai càng giỏi chế ngự thì chạy càng nhanh” (trích bình luận của một độc giả báo VnExpress). Trí tuệ nhân tạo cũng là con ngựa mà mọi người phải học cách để chế ngự nó.

Bài tập 5 (trang 59 Chuyên đề Ngữ văn 11): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một luồng đèn pha xe máy từ đầu phố quét tới, đủ cho anh nhận ra họ có vẻ là một cặp vợ chồng. Một cao gầy xiêu vẹo, một nhỏ bé tả tươi và cái tã tượi đó có lẽ lại đang bế một đứa bé ngủ im lịm như bế một xác chết trên tay thì phải?

(Chu Lai, Phố)

a. Giải thích nghĩa của các từ “tã tượi”, “im lịm” trong đoạn trích trên. Dựa vào đầu bạn nhận ra nghĩa ấy của từ?

b. Thử thay các từ trên bằng các từ đồng nghĩa và so sánh hiệu quả biểu đạt giữa các trường hợp.

c. Từ “tã tượi” được xem là từ mới (theo Từ điển từ mới tiếng Việt, Chu Bích Thu (Chủ biên), NXB Phương Đông, 2008) và tác giả Từ điển từ mới tiếng Việt có dẫn ngữ liệu trên của Chu Lai trong công trình của mình. Bạn có nhận xét gì về vai trò của các nhà văn, nhà thơ trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc?

Trả lời:

a.

Dựa vào ngữ cảnh để nhận ra ý nghĩa của từ.

- Tã tượi: ở trạng thái tả tơi và rũ xuống, trông thảm hại.

- Im lịm: giống như im lìm, nhưng nghĩa mạnh hơn (Im lìm; ở trạng thái hoàn toàn không có tiếng động, tựa như không có biểu hiện gì của sự sống).

b.

- Có thể thay từ “tã tượi” bằng từ “tơi tả”. Tuy nhiên, từ “tã tượi” nhấn mạnh vào trạng thái “rũ xuống”, trạng thái “thảm hại” hơn.

- Có thể thay từ “im lịm” bằng từ im lìm”. Tuy nhiên, khi sử dụng từ “im lịm”, tính chất “hoàn toàn không có tiếng động, tựa như không có biểu hiện gì của sự sống” được nhấn mạnh, được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Bởi vì từ “lịm” có nghĩa “ở vào tình trạng toàn thân bất động vì không còn sức lực, tri giác” (người bệnh lịm dần, ngủ lịm đi).

- Trong ngữ cảnh này, việc sử dụng hai từ “tã tươi" và "im lịm” giúp cầu văn giàu sức gợi tả hơn (khi so sánh với việc dùng hai từ “tả tơi”, “im lìm”). Hai từ “tã tượi” và "im lịm" miêu tả các nhân vật chân thật, khiến người đọc bị ám ảnh về số phận con người.

c. Từ “tã tượi” được xem là từ mới (theo Từ điển từ mới tiếng Việt, Chu Bich Thu chủ biên và tác giả Từ điển từ mới tiếng Việt có dẫn ngữ liệu trên của Chu Lai trong công trình của mình

- Vai trò của các nhà văn, nhà thơ trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc: Nhà văn, nhà thơ là những người có vai trò quan trọng trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc. Có nhiều từ ngữ mới ban đầu thuộc về một cá nhân – một tác giả, sau đó dần dần dược cộng đồng chấp nhận và trở thành từ ngữ của cả cộng đồng, được ghi vào trong tử diễn như từ “tã tượi” trong bài tập này.

Bài tập 6 (trang 59 Chuyên đề Ngữ văn 11): Cho các nghĩa của từ “lặn” như sau:

1. Tự làm cho mình chìm sâu xuống nước.

2. Biến đi như lẩn mất vào bên trong

3. (Khẩu ngữ) Trốn biệt đi.

4. Khuất mất đi phía dưới đường chân trời.

a. Theo bạn, trong các nghĩa này, đâu là nghĩa mới của từ? Vì sao bạn nhận xét như vậy?

b. Tìm ví dụ minh họa cho các nghĩa trên.

Trả lời:

a.

- Trong các nghĩa của từ “lặn” đã cho, nghĩa thứ ba “(khẩu ngữ) trốn biệt đi” là nghĩa mới của từ. Chúng ta có thể căn cứ vào các cuốn từ điển: Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Từ điển từ mới tiếng Việt (Chu Bích Thu chủ biên) để đưa ra

kết luận như vậy.

- Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2002), từ “lặn” chỉ có 3 nghĩa (không có nghĩa thứ ba như đề bài đã cho). Trong Từ điển từ mới tiếng Việt (Chu Bích Thu chủ biên, 2008), từ “lặn” có 4 nghĩa như đề bài đã cho, trong đó, nghĩa thứ ba (khẩu ngữ) trốn biệt đi” là nghĩa mới của từ.

b. Ví dụ minh họa:

- Nó lặn xuống đáy hồ để tìm chiếc kính bơi.

-  Các nổi sởi đã lặn.

-  Bỗng nhiên anh ấy lặn mất tăm.

-  Khi Mặt Trời lặn, chàng vội vã trở về nhà.

Xem thêm các bài soạn chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Phần thứ hai: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế

Phần thứ nhất: Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học

Phần thứ hai: Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

Phần thứ ba: Thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học

Đánh giá

0

0 đánh giá