Phần thứ hai: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế (trang 41)

231

Với soạn bài Phần thứ hai: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế (trang 41) Chuyên đề 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Phần thứ hai: Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế (trang 41)

Văn bản: Thế nào là từ mới tiếng Việt?

Soạn bài Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

(Theo Phạm Văn Tình)

* Câu hỏi giữa bài:

1. Theo dõi: Lí do nào khiến một số từ ngữ như tít, sa-pô… được dùng phổ biến dù vẫn có từ ngữ tiếng Việt tương đương?

- Vì những từ đó chưa chắc đã khả khi và phù hợp, nhất là nhiều từ thông dụng được quốc tế hóa.

2. Suy luận: Theo bạn, vì sao các từ ngữ địa phương trở nên phổ biến và lấn át từ ngữ toàn dân?

- Vì từ ngữ địa phương được coi là hợp lí hơn nên có thể nhanh chóng được chấp nhận và thành biến thể chính.

* Câu hỏi cuối bài:

Bài tập 1 (trang 45 Chuyên đề Ngữ văn 11): Dựa vào văn bản, hãy liệt kê và phân loại các từ ngữ vay mượn theo bảng sau (làm vào vở):

Từ vay mượn

Trường hợp không có từ

tương đương trong tiếng Việt

Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Việt

Ví dụ: ghi đông…

Ví dụ: album…

Trả lời:

Từ vay mượn

Trường hợp không có từ

tương đương trong tiếng Việt

Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Việt

Ví dụ: ghi đông, phanh (frein), săm (chambre a air), com lê (complet), ca vát (cra- vate), lắc lê (la clé), lập là (le plat), bốt (botte), măng tô (manteau),...

Ví dụ: toillette (nhà vệ sinh), lavabo (chậu rửa), album (tập ảnh), xà phòng bột (bột giặt), sếp cẩm (viên cai đội), ma lanh – malin (khôn ranh),...

Bài tập 2 (trang 45 Chuyên đề Ngữ văn 11): Có mấy tiêu chí để các soạn giả từ điển xác định từ mới tiếng Việt trong những năm vừa qua? Đó là những tiêu chí nào?

Trả lời:

Tiêu chí

Nội dung

Ví dụ

1

những từ biểu thị các khái niệm, sự vật hoàn toàn mới (đó có thể là những sự vật, hiện tượng chưa từng xuất hiện trong xã hội người Việt, nhưng cũng có thể xuất hiện với nội hàm ngữ nghĩa mới)

con chip, siêu thị, bao liêu, hầm chui, không tặc, tin tặc, hooligan, hat-trick, massage, tuổi teen, bê tông fun, chữ ký tươi, tiền tươi (thóc thật), bản cứng bản mềm, photocopy, scanner, file, báo in, bắc nói, báo hình, báo điện tử báo mạng, thế giới ảo, sống ảo....

2

nhiều từ được coi là mới, xuất hiện và được bổ sung do nhu cầu cần diễn đạt những sắc thái ngữ nghĩa, biểu thị tư tưởng, tình cảm, hành động... của con người một cách chính xác, tinh tế hơn.

gạo cội f. 1. gạo tốt, còn nguyên hạt sau khi xay giã. 2. Người có tài năng, có trình độ cao, thuộc loại chủ chốt (thường nói về diễn viên hay vận động viên thể thao). Đó là một diễn viên gạo cội trong làng chèo (Như vậy, nghĩa cũ của “gạo cội” gần như đã mất và thay thế bằng nghĩa mới)

3

một số từ thuộc phương ngữ, trước đây chỉ dùng hạn hẹp trong một số địa phương, vùng miền, bây giờ được sử dụng rộng rãi trong toàn quốc, thậm chí lấn át biến thể chính trong ngôn ngữ toàn dân.

gạch bông (gạch hoa), quậy (phá quấy), bột giặt (xà phòng bột), máy lạnh (máy điều hoà nhiệt độ), chích (tiêm), ngừa (phòng)....

4

nhiều từ cổ, từ cũ gần như chỉ xuất hiện trong văn bản ngày trước, bây giờ được dùng trở lại.

cử nhân (hiện tại dùng chỉ “người tốt nghiệp đại học các ngành không phải khoa học ứng dụng hoặc kĩ thuật", trước kia dùng chỉ “học vị của người đỗ khoa thi Hương trên tú tài”); công chứng (sự chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận về mặt pháp lí các văn bản, hoặc bản sao từ bản gốc, bản chính; trước đây dùng để chỉ “sự xác nhận của đại diện cơ quan công quyền về một sự kiện nào đó”).

Hoặc, một số từ ngữ cũ được dùng với sắc thái nghĩa mới. Chẳng hạn: cập nhật, khiêm tốn.

5

các từ mới xuất hiện, được dùng nhờ phương thức ẩn dụ, hoán dụ, dùng với nghĩa bóng hoặc chuyển nghĩa.

chợ cóc ở chợ nhỏ, chợ tạm, thường hợp một cách tự phát, không cố định một chỗ, trong thời gian ngắn cơm bụi d. cơm bình dân, thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bọ, sơ sài; xe bãi đ. xe cũ ở các bãi thải công nghiệp được nhập về để sử dụng lại...

Bài tập 3 (trang 45 Chuyên đề Ngữ văn 11): Có một số từ ngữ thuộc phương ngữ, trước đây chỉ dùng hạn hẹp trong một số địa phương, bây giờ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, thậm chí lấn át biến thể chính trong ngôn ngữ toàn dân như gạch bông (gạch hoa), máy lạnh (máy điều hòa nhiệt độ), chích (tiêm), ngừa (phòng)… Tìm thêm một số trường hợp tương tự. 

Trả lời:

- Có một số từ ngữ thuộc phương ngữ, trước đây chỉ dùng hạn hẹp trong một số địa phương, bây giờ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, thậm chí lấn át biến thể chính trong ngôn ngữ toàn dân như gạch bông (gạch hoa), máy lạnh (máy điều hoà nhiệt độ), chích (tiêm), ngừa (phòng)...

Bài tập 4 (trang 45 Chuyên đề Ngữ văn 11): Liệt kê các từ ngữ mới xuất hiện trong đại dịch Covid-19.  

Trả lời:          

Các từ ngữ mới xuất hiện trong đại dịch Covid -19 là: coronavirus, Covid-19, F0, F1, F2, F3,5K, giọt bắn, thu dung...

II. Khái quát về các yếu tố mới của ngôn ngữ và những điểm tích cực, hạn chế

1. Yếu tố mới của ngôn ngữ

- Ngôn ngữ luôn biến đổi không ngừng, đặc biệt là ở địa hạt từ vụng. Sự phát triển của từ vựng thể hiện ở các xu hưởng sau: 1. Xuất hiện từ ngữ mới; 2. Mở rộng và thu hẹp ý nghĩa của từ 3. Rơi rụng bớt từ ngữ.

- Yếu tố mới trong tiếng Việt xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt ở lĩnh vực văn học, báo chí. Đó là những từ ngữ mới, những ý nghĩa mới. Chúng góp phần làm cho ngôn ngữ tiếng Việt trở nên đa dạng phong phú và nhiều màu sắc.

- Những từ ngữ mới thường xuất hiện để biểu đạt những khái niệm mới, chẳng hạn những từ ngữ như Internet, marketing, trí tuệ nhân tạo, truyền hình số,... Đôi khi, chúng xuất hiện để biểu đạt cả những khái niệm đã có tên gọi trước đó với mục đích làm mới cách diễn đạt, tạo ra hiệu quả giao tiếp nhất định. Trong hai lí do xuất hiện này, lí do thứ nhất là lí do chủ yếu.

- Từ ngữ mới thường được tạo ra theo hai cách: 1. Cấu tạo từ những yếu tố, chất liệu và quy tắc đã có sẵn trong hệ thống ngôn ngữ (điện thoại thông minh, lớp học ảo,...); 2. Vay mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài (Internet, marketing, AIDS,...). Muốn xem xét một từ ngữ có phải là “từ mới” hay không, chúng ta luôn phải xem xét nó ở hai khía cạnh: mới so với thời điểm nào và mới so với cái gì.

- Những ý nghĩa mới thường được tạo ra nhờ các phương thức mở rộng nghĩa của từ như: ẩn dụ, hoán dụ,... Ví dụ: hàng chợ, xe bãi, cơm bụi, chữa cháy, lên ngôi,...

Soạn bài Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Khi một từ ngữ mới, một ý nghĩa mới vừa xuất hiện, đầu tiên, nó sẽ xuất hiện ở một cá nhân, một nhóm người, rồi lâu dần có thể phổ biến trong toàn xã hội. Những từ ngữ, những cách nói không phù hợp với xã hội sẽ mãi mãi chỉ là từ ngữ, cách nói của một cá nhân, một nhóm người và rồi có thể bị tiêu biến theo thời gian.

2. Những điểm tích cực và hạn chế

* Những điểm tích cực

- Như đã nói ở trên, những yếu tố mới góp phần làm cho ngôn ngữ tiếng Việt trở nên đa dạng, phong phú và nhiều màu sắc.

- Những từ ngữ mới xuất hiện với các chức năng sau: 1. Biểu thị những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới chưa có tên gọi trong tiếng Việt; 2. Biểu thị cả những sự vật, hiện tượng, khái niệm đã có tên gọi trước đó với mục đích làm mới cách diễn đạt, tạo ra giá trị biểu cảm.

* Những điểm hạn chế

- Bên cạnh những điểm tích cực, các yếu tố mới của ngôn ngữ có thể có những điểm hạn chế sau:

1) Trong số các yếu tố mới, có những từ ngữ quá xa lạ với quy tắc cấu tạo từ của tiếng Việt, có những cách diễn đạt không phù hợp với chuẩn mực của xã hội hoặc không tạo ra được những giá trị biểu cảm như mong đợi.

2) Việc sử dụng những từ ngữ, những cách diễn đạt này không phù hợp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả giao tiếp.

III. Thực hành

Bài tập 1 (trang 47 Chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm những từ ngữ mới xuất hiện gần đây được cấu tạo trên cơ sở các từ ngữ sau: trí tuệ, tri thức, kinh tế, đặc khu, nhân tạo, thông minh, truyền hình, hút bụi, đồng hồ, rô-bốt, trực tuyến, dạy học, điện thoại. Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ vừa tìm được.

Trả lời:

- Các từ ngữ được cấu tạo trên cơ sở các từ trên là:  đặc khu kinh tế, trí tuệ nhân tạo, kinh tế tri thức, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, rô bốt hút bụi, dạy học trực tuyến, truyền hình trực tuyến....

+ đặc khu kinh tế: mô hình phát triển kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng. Đây được xem như một chiến lược, sự đầu tư nhằm xây dựng sự phồn vinh trên đấu trường quốc tế.

+ trí tuệ nhân tạo: là một lĩnh vực của khoa học máy tính, tập trung vào việc tạo ra những cỗ máy thông minh, có thể hoạt động và phản ứng như con người. 

+ kinh tế tri thức: nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ điện thoại thông minh:  là khái niệm để chỉ các loại thiết bị di động kết hợp điện thoại di động các chức năng điện toán di động vào một thiết bị.

+ đồng hồ thông minh: là đồng hồ đeo tay vi tính hóa với chức năng như tăng cường thời gian duy trì và thường được so sánh với thiết bị kỹ thuật số cá nhân

+ rô bốt hút bụi là một robot hút bụi với lập trình thông minh giúp tự động hóa việc hút bụi. 

+ dạy học trực tuyến: là hình thức giáo dục online, giúp chúng ta có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng, với các phương tiện như: điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng có kết nối Internet.

+ truyền hình trực tuyến: là một sản phẩm truyền hình phát sóng trong thời gian thực, tức là chương trình được sản xuất và phát sóng trực tiếp khi sự kiện đang diễn ra.

Bài tập 2 (trang 47 Chuyên đề Ngữ văn 11): Trong tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình: X + điện tử (như báo điện tử, thư điện tử...). Hãy tìm thêm những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình này.

Trả lời:

- Những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình trên là: cân điện tử, giáo án điện tử, nhạc cụ điện tử, nhạc điện tử, thương mại điện tử, hoá đơn điện tử...

Bài tập 3 (trang 47 Chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm thêm ít nhất một mô hình cấu tạo các từ ngữ mới tương tự mô hình ở bài tập 2. Liệt kê những từ ngữ mới được cấu tạo từ (các) mô hình này.

Trả lời:

- X + trực tuyến (dạy học trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến...)

- X + nhân tạo (trí thông minh nhân tạo, trí tuệ nhân tạo, nước mắt nhân tạo, biển nhân tạo, cỏ nhân tạo...)

- X + thông minh (đồng hồ thông minh, giàn phơi thông minh, bút thông minh, bàn học thông minh...)

Bài tập 4 (trang 47 Chuyên đề Ngữ văn 11): Các từ ngữ sau có sự biến đổi ý nghĩa. Hãy điền thông tin nghĩa cũ và nghĩa mới vào bảng sau (làm vào vở):

Từ ngữ

(Các) nghĩa cũ

(Các) nghĩa mới

Chữa cháy

Dập tắt lửa của đám cháy để ngăn hỏa hoạn.

Giải quyết việc cấp bách, cốt để tạm thời đối phó, chưa giải quyết vấn đề một cách căn bản.

Ví dụ: Nó trót làm sai nên bây giờ phải tìm cách chữa cháy.

Lên ngôi

 

 

Gối đầu

 

 

Gặt hái

 

 

Chát

 

 

Sốt

 

 

Trả lời:

Từ ngữ

(Các) nghĩa cũ

(Các) nghĩa mới

Chữa cháy

Dập tắt lửa của đám cháy để ngăn hỏa hoạn.

Giải quyết việc cấp bách, cốt để tạm thời đối phó, chưa giải quyết vấn đề một cách căn bản.

Ví dụ: Nó trót làm sai nên bây giờ phải tìm cách chữa cháy.

Lên ngôi

lên làm vua

chiếm vị trí hàng đầu, được ham chuộng ưa thích.

Ví dụ: Kiểu tóc này đang lên ngôi.

Gối đầu

gác một đầu lên chỗ khác, vật khác

chồng lên, làm tiếp thêm một việc chưa kết thúc, để có sự kế tiếp, không đứt đoạn, không ngắt quãng

Ví dụ: Anh ấy trồng gối đầu các loại cây ngày.

Gặt hái

gặt và thu hoạch mùa màng (nói khái quát)

đạt được, thu được kết quả tốt đẹp (sau một thời gian lao động, hoạt động nói khái quát)

Ví dụ: Sau những nỗ lực không mệt mỏi, cô ấy đã gặt hái được thành công.

Chát

có vị như vị của chuối xanh xít vào họng rất khó nuốt

(nói về giá phải trả) quá đắt, khó chấp nhận.

Ví dụ: Cái áo này giả chút quả

Sốt

tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh

ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh.

Ví dụ: Sau những cơn sốt, thị trường bất động sản có đấu hiệu hạ nhiệt.

Bài tập 5 (trang 47 Chuyên đề Ngữ văn 11): Tìm từ ngữ tương ứng với các nghĩa sau:

a. hệ thống gồm các mạng máy tính được nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin

b. hội chứng bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong

c. lối hát hoà theo nhạc đệm, dựa vào thiết bị nghe nhìn vừa nghe được nhạc vừa có thể xem phụ đề ghi lời của bài hát trên màn hình (một hình thức giải trí)

d. thể loại nhạc dân gian hiện đại, có nguồn gốc từ phương Tây, chuyên sử dụng dàn trống và guitar điện, có tiết tấu mạnh mẽ

e. máy thường có hình dạng giống người, có thể làm thay cho con người một số việc, thực hiện một số thao tác kĩ thuật phức tạp

Trả lời:

Từ ngữ

Nghĩa

Internet

hệ thống gồm các mạng máy tính được nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin

AIDS

hội chứng bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong

Karaoke

lối hát hoà theo nhạc đệm, dựa vào thiết bị nghe nhìn vừa nghe được nhạc vừa có thể xem phụ đề ghi lời của bài hát trên màn hình (một hình thức giải trí)

Rock

thể loại nhạc hiện đại, có nguồn gốc từ phương Tây, chuyên sử dụng dàn trống và guitar điện, có tiết tấu mạnh mẽ

Robot

máy thường có hình dạng giống người, có thể làm thay cho con người một số việc, thực hiện một số thao tác kĩ thuật phức tạp

Xem thêm các bài soạn chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Phần thứ nhất: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ

Phần thứ ba: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp

Phần thứ nhất: Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học

Phần thứ hai: Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

Phần thứ ba: Thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học

Đánh giá

0

0 đánh giá