Có 5 bình (1) (2) (3) (4) và (5) có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất

347

Với giải Bài 4.9 trang 15 Sách bài tập KHTN 8 chi tiết trong Bài 4 (Cánh diều): Mol và tỉ khối của chất khí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Có 5 bình (1) (2) (3) (4) và (5) có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất

Bài 4.9 trang 15 Sách bài tập KHTN 8: Có 5 bình (1) (2) (3) (4) và (5) có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mỗi bình chứa đầy một trong các khí sau: oxygen, nitrogen, hydrogen, carbondioxide (CO2), carbon monoxide (CO).

a) Số mol chất và số phân tử mỗi chất khí có trong mỗi bình có bằng nhau không? Vì sao?

b) Xác định khí có trong mỗi bình, biết bình (1) có khối lượng khí nhỏ nhất, bình (3) có khối lượng khí lớn nhất, khối lượng khí trong bình (2) và (5) bằng nhau.

Lời giải:

a) Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì các chất khí có thể tích bằng nhau sẽ có cùng số mol chất và số phân tử khí.

Do đó, số mol chất và số phân tử mỗi chất khí có trong mỗi bình là bằng nhau.

b) Bình (1) có khối lượng khí nhỏ nhất nên chứa khí hydrogen (do MH2=2gam/mol), bình (3) có khối lượng khí lớn nhất nên chứa khí carbon dioxide (do MCO2 = 44 gam/mol), khối lượng khí trong bình (1) và (5) bằng nhau nên bình (2) và (5) chứa khí carbon monoxide hoặc nitrogen (do MN2=MCO=28gam/mol), bình còn lại (bình 4) chứa khí oxygen.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá