SBT Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài Ôn tập học kì 1

394

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

SBT Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài Ôn tập học kì 1

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt

Bài tập 1 trang 44 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

TỰ TÌNH

(II)

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trợ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn!

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.

(Hồ Xuân Hương, dẫn theo Lê Trí Viễn – Lê Xuân Lít – Nguyễn Đức Quyền, Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, NXB Giáo dục, 1999, tr. 4)

Câu 1 trang 44 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng nào sau đây KHÔNG có tác dụng giúp em xác định thể thơ của bài thơ Tự tình (II)?

A. Số câu trong bài thơ và số chữ trong từng câu thơ

B. Cách hiệp vẫn theo quy định mà bài thơ đã thể hiện

C. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của bài thơ

D. Quy định về thanh điệu của một số tiếng trong các câu thơ

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 44 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phép đối được sử dụng ở những câu thơ nào của bài thơ?

A. Câu 1 – 2 và câu 3 – 4

B. Câu 3 – 4 và câu 5 – 6

C. Câu 5 – 6 và câu 7 – 8

D. Câu 4 – 5 và câu 6 – 7

Trả lời:

Đáp án B

Câu 1 trang 44 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy.

Trả lời:

Nỗi cô đơn, sự bẽ bàng về duyên phận hẩm hiu khi tuổi xuân thể dựa vào một số yếu tố sau: đang qua – đó là cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Để xác định điều này, ta có

– Thời gian: đêm khuya; tiếng trống sang canh như thể hiện sự hối thúc của thời gian; xuân qua rồi xuân lại tới như một sự trêu ngươi.

– Thiên nhiên: trăng khuyết chưa tròn như biểu tượng về sự không viên mãn của số phận; những hình ảnh gây cảm giác bất an (rêu thì xiên ngang mặt đất, đá thì đâm toạc chân mây).

– Ý thức về bản thân: trợ cái hồng nhan, ngán cho số phận, cho tình duyên bèo bọt (Mảnh tình san sẻ tí con con).

Câu 2 trang 44 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ và nét độc đáo của hình ảnh thơ được sử dụng ở hai câu thơ:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đảm,

Đâm toạc chân mây đả mấy hòn.

Trả lời:

Ở hai câu luận, tác giả sử dụng rất đắt biện pháp tu từ đảo ngữ. Theo cấu trúc thông thường, chủ ngữ đứng trước vị ngữ: Từng đám rêu xiên ngang mặt đất; Mấy hòn đá đâm toạc chân mây. Ở đây, do yêu cầu về ngữ âm của thơ Đường luật và yêu cầu biểu đạt, tác giả đã đảo vị trí hai thành phần câu (vị ngữ đứng trước chủ ngữ). Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong câu thơ có tác dụng nhấn mạnh cái ngang ngạnh, phá phách, gây sự của rêu, của đá, gây bất thường, bất an. Những hình ảnh thiên nhiên có tính chất đặc biệt như thế là kết quả của cái nhìn đầy chủ quan, với một tâm trạng ngổn ngang trăm nỗi của chủ thể trữ tình.

Câu 3 trang 45 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu cách hiểu của em về từ tự tình được tác giả dùng làm nhan đề bài thơ. Tính chất tự tình thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Trả lời:

Tự tình có nghĩa là giãi bày, bộc lộ tâm sự, tình cảm. Từ này được dùng làm nhan đề rất phù hợp với nội dung của bài thơ. Đọc lên, ta cảm nhận rất rõ những nỗi niềm u uất, buồn chán của chủ thể trữ tình. Nó thấm vào âm điệu và từng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ.

Bài tập 2 trang 45 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Trước khi Thừa chỉ Nguyễn Trãi trở về Lệ Chi Viên, lều Ngộ Vân vốn đã là kiểng chùa nhỏ hoang tàn từ lâu.

Cuộc chiến chống giặc Minh ngày ấy khiến ngôi chùa làng vô danh này bị thiêu rụi gần hết. Kiến trúc chỉ còn lại khoảng hậu liêu trơ trọi giữa trời xanh. Cảnh vật đồ nát, tàn xiêu không được ai tu tổ, cỏ mọc xanh rì. Đã qua rồi, thời cực thịnh Phật đạo của nhà Trần... Nay chỉ còn lại hai thầy trò sư Ngộ Vân nương náu nơi đây.

Họ vẫn an bần cùng cảnh sống đạm bạc qua ngày. Không khách thập phương nào lai vãng tới đây. Thỉnh thoảng một đôi kẻ bẫy chim, say theo con mồi lạc bước, băng qua. Nếu không lưu ý, người ta cứ tưởng như đây là nơi không người. Ngộ Vân trạc tuổi thất tuần, đôi mắt tinh anh như điện chớp. Chú tiểu lên chín, lên mười, nét mặt hồn nhiên đôn hậu. Hai thầy trò ít có thời gian để chuyên miệt mài kinh kệ. Một vài sào đất quanh ngọn đồi, chừng ấy đủ cho họ tự túc mưu sinh, chưa tính chuyện rời đi nơi khác. Không biết đã bao lâu, tiếng chuông chẳng còn gióng lên vào những sáng tinh sương. Tài sản đáng quý nhất còn sót lại ở đây là chiếc tiểu Hồng Chung đã khuyết bể, nằm nghiêng kê một bên chái hè mặc cho mưa nắng phôi pha...

Đường đi vào lều Ngộ Vân khuất lấp, bờ bụi um tùm và xa cách đường cái nhiều dặm quanh co. Vào những buổi tối trời, đôi lúc người ta nhìn thấy đôi vệt khói lam chiều nhẹ toả lên từ mái lều lạc lõng ấy. Dân cư quanh vùng chỉ quen gọi đây là lều Ngộ Vân...

Sau khi Thừa chỉ Nguyễn Trãi về lại Lệ Chi Viên, ông thường mặc áo vải thô, đi giầy cỏ tìm hiểu dân tình. Lều Ngộ Vân chỉ cách Lệ Chi Viên chừng mười mấy dặm đường nên ông cũng đã từng ghé qua nơi ấy. Dân dân giữa sư và người khách đặc biệt kia, thành một mối giao du tương đắc.

Ngay buổi đầu gặp mặt, sự buông cuốc cung kính vái chào rồi cúi xuống tiếp tục lượm cỏ. Thừa chỉ Nguyễn Trãi ướm thử một câu:

- Không màng đến chúng sinh, sao gọi là tâm Phật?

Ngộ Vân vẫn lượm cỏ, từ tốn đáp:

- Một tấc đất hoàng triều không dám để hoang. Bần tăng suốt ngày lo cày cuốc khác gì chúng sinh? Chúng sinh lại không màng đến chính mình ư? Xin hãy hỏi ng

những người chưa từng cày cuốc. Miễn chấp... miễn chấp.

Nguyễn Trãi vuốt râu cả cười, lí thú:

- Chỉ lo nhổ cỏ, chẳng lí đến người. Ngài có cho là làm lành lánh dữ đấy không Ngộ Vân với một vái ngẩng đầu lên nhìn khách mới đến:

– Không dám... Tôn ông dạy quá lời. Ngài biết chăng? Bước qua chỉ vài bước, cỏ đã mọc lại sau lưng... Suốt đời bần tăng chỉ lo nhổ cỏ ngay dưới chân mình, e chưa kịp, nói gì đến đại ngôn? Ai là người nhổ hết... sạch chăng?

Nguyễn Trãi giật mình giữ tay áo nghiêm chỉnh vái chào:

– Thực cao minh chí lí. Xin tuỳ duyên chỉ giáo cho kẻ tục khách đến quấy nhiễu đại sư.

Ngộ Vân buông cuốc, đáp lễ sát đất, giây lâu chợt nói:

Chỉ bàn Nhân pháp, không hỏi Phật pháp. Không lí gì cảnh, chỉ lí tới tình. Chẳng để ý tài vật, lại xét tới thiện tâm... Có người như thế đấy ư? Dưới gầm trời nước Nam đời nay, được mấy ai vượt lên trên cả sách vở như Hầu gia họ Nguyễn ở Lệ Chi Viên trong vùng? Xin mạo muội hỏi ngài... có quan hệ thế nào với bậc đại thần, đại nghĩa ấy? Bần tăng cam thất lễ...

– Đa tạ đại sư... Muôn ngàn lần chẳng dám. Trãi này đã không che được pháp nhãn tinh vi của bậc đắc đạo nơi đây. Xin ngài hãy thông qua cái danh hư ảo ngoài đời ấy, để không thấy sai biệt gì giữa chúng sinh... Mong lắm thay!

Thế là từ đó, họ biết nhau, thường lui tới giao du nơi lều Ngộ Vân ngày càng thân thiết. Hai người, kẻ mặc áo nâu sồng, người quyền quý cao sang khác hẳn nhau sự nghiệp ngoài đời... Nhưng để thù tiếp nhau khi cuộc cờ, khi luận bàn kim cổ, cả hai vị đều coi thường chấp nhất của hạng phàm phu, vượt lên trên thói tục hủ nho. Họ kính phục vì kiến thức là tri kỉ, xứng tay địch thủ hiếm gặp trong đời. Những lúc cao hứng nhất, cuộc cờ đều bất phân thắng bại, mãi cho tới khi mặt trời gác núi chưa thôi.

 (Trần Hạ Tháp, Cuộc cờ lều Ngộ Vân, in trong Truyện ngắn đặc sắc Việt Nam về lịch sử từ 1986 đến nay, Đoàn Ánh Dương giới thiệu và tuyển chọn NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2016, tr. 216 – 218)

Câu 1 trang 47 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những yếu tố nào sau đây giúp em xác định đoạn trên được trích từ một truyện lịch sử?

A. Xuất hiện nhân vật có thật trong lịch sử

B. Có lời kể và lời đối thoại của nhân vật

C. Có thời điểm lịch sử cụ thể được nhắc đến

D. Có những từ ngữ phù hợp với cuộc sống thời xưa

Trả lời:

Đáp án A, C, D

Câu 2 trang 47 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng nào sau đây khái quát đúng nội dung của đoạn trích?

A. Thái độ cung kính của Ngộ Vân khi gặp Nguyễn Trãi – một người lừng lẫy trong đời

B. Sự nể phục của Nguyễn Trãi trước Ngộ Vân – một nhà sư có kiến thức hơn người

C. Ca ngợi sư Ngộ Vân và Nguyễn Trãi – hai con người tài đức hiếm có một thời

D. Cơ duyên gặp gỡ và trở thành tri kỉ của nhau giữa sư Ngộ Vân và Nguyễn Trãi

Trả lời:

Đáp án D

Câu 1 trang 47 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

Trả lời:

Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Có hai dấu hiệu cơ bản giúp ta nhận biết điều đó. Thứ nhất, đoạn văn mở đầu có tính chất giới thiệu về nói dung sẽ triển khai ở các phần sau. Thứ hai, con số 1 đánh dấu phần đầu tiên của văn bản.

Câu 2 trang 47 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chỉ ra các từ ngữ xưng hô được sư Ngộ Vân và Nguyễn Trãi sử dụng khi đối thoại với nhau. Qua lời kể chuyện và cách xưng hô của hai nhân vật, em hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa họ?

Trả lời:

Khi đối thoại với nhau, sư Ngộ Vân tự xưng là bần tăng, gọi Nguyễn Trãi là tôn ông, ngài; Nguyễn Trãi tự xưng là Trãi này, tục khách, gọi Ngộ Vân là đại sư, ngài. Qua nội dung thể hiện ở lời kể chuyện và cách xưng hô của các nhân vật, ta biết rằng, quan hệ giữa sư Ngộ Vân và Nguyễn Trãi là quan hệ có tính chất xã giao ban đầu, cung kính tôn trọng nhau, nhưng qua lời đối thoại, sư Ngộ Văn biết được người đối thoại với mình chính là Nguyễn Trãi – một bậc đại thần có công với đất nước mà ông từng nghe tiếng tăm lừng lẫy. Nguyễn Trãi thì nhận thấy sư Ngộ Vân là một bậc cao minh đắc đạo, có “pháp nhãn tinh vi, nhìn thấu bản chất con người. Nhờ đó, dần dần họ trở thành tri kỉ của nhau.

Câu 3 trang 47 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về phẩm chất, nhân cách của nhân vật Nguyễn Trãi qua đoạn trích.

Trả lời:

Lai lịch, phẩm chất và nhân cách của Nguyễn Trãi khi thì được miêu tả trực tiếp qua lời người kể chuyện (về Lệ Chi Viên, ông mặc áo vải thô, đi giầy có tìm hiểu dân tình); qua những lời đối thoại với sư Ngộ Vân (thái độ khiêm tốn, tôn trọng, cung kính). Đặc biệt, qua thái độ và cái nhìn của sư Ngộ Vận đối với Nguyễn Trãi, ta hiểu Nguyễn Trãi là người quyền quý cao sang nhưng hết sức giản dị và gần gũi, coi trọng tình người, đề cao thiện tâm, vượt lên trên mọi thứ sách vở. Đó là một con người vĩ đại.

Viết

Đề bài trang 47 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) thể hiện quan điểm của em về ý kiến: Nhiều vấn đề của cha ông trong quá khứ vẫn rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta hôm nay.

Trả lời:

Để viết đoạn văn theo yêu cầu, em cần lưu ý mấy điểm sau:

– Xác định được các ý nhỏ cần triển khai bằng việc trả lời một số câu hỏi: Những vấn đề nào của cha ông trong quá khứ vẫn gần gũi với chúng ta hôm nay (Chẳng hạn: xây dựng và giữ gìn nền độc lập dân tộc; khát vọng hoà bình, hạnh phúc; cách trọng dụng nhân tài,...)? Cần có quan điểm như thế nào đối với những vấn đề như vậy? Có thể vận dụng được gì từ những bài học của quá khứ cho cuộc sống hôm nay?

- Mỗi ý nhỏ có thể diễn đạt trong một, hai hoặc ba câu (chú ý số lượng câu của đoạn không vượt quá quy định).

- Lưu ý việc đặt câu chủ đề ở vị trí phù hợp để có đoạn văn diễn dịch, quy nạp hay

phối hợp theo dụng ý.

- Dùng phương tiện để liên kết các câu trong đoạn cho chặt chẽ.

Đây là đoạn văn nghị luận, vì vậy, cần sử dụng lí lẽ, bằng chứng phù hợp để chứng minh cho quan điểm của em.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Nhiều vấn đề của cha ông trong quá khứ vẫn rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta hôm nay. Quả đúng như vậy, những nét đẹp đặc trưng trong quá khứ trải qua hàng ngàn năm đến nay vẫn còn hiện diện trong cuộc sống đời thường. Có thể kể đến như ý thức xây dựng và giữ gìn nền độc lập dân tộc hay khát vọng hòa bình, hạnh phúc, hoặc cũng có thể là cách trọng dụng nhân tài,... Lòng yêu nước từ bao đời nay vẫn luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua bao thời gian, bao thế hệ, trải qua bao thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước, đến ngày độc lập hòa bình như hôm nay, tinh thần ấy vẫn luôn hiện diện trong trái tim của bao người con đất Việt. Khát vọng hòa bình hạnh phúc vẫn luôn là ước mơ của bao lớp người,... Những gì mang giá trị đích thực sẽ vẫn luôn được trường tồn mãi. Lớp hệ hôm nay hãy biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy của cha ông để lại. Đồng thời không ngừng vươn lên, học tập, sáng tạo để phát triển hơn trong thời đại mới.

Nói và Nghe

Đề bài trang 47 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Có người đề xuất quy định cả nam và nữ đều phải mặc áo dài truyền thống nơi công sở. Hãy trình bày quan điểm của em về đề xuất trên.

Trả lời:

- Trước hết, cần xác định quan điểm của bản thân (tán thành hay phản đối đề xuất quy định cả nam và nữ đều phải mặc áo dài truyền thống nơi công sở).

+ Nếu tán thành, cần đặt các câu hỏi và trả lời để tìm ý, lập dàn ý, chẳng hạn: Áo dài truyền thống có những nét đẹp nào? Những nét đẹp đó cần duy trì ở những phạm vi nào? Vì sao quy định cả nam và nữ đều phải mặc áo dài truyền thống nơi công sở là hợp lí?

+ Nếu phản bác, cần đặt một số câu hỏi có tính chất phản biện và trả lời để tìm ý, lập dàn ý, ví dụ: Những nét đẹp của áo dài truyền thống cần duy trì ở những phạm vi nào thì hợp lí? Nét đẹp của áo dài truyền thống có hoàn toàn ưu trội so với các loại trang phục khác không? Quy định cả nam và nữ đều phải mặc áo dài truyền thống nơi công sở bất hợp lí ở chỗ nào?

– Từ dàn ý đã lập, tiến hành tập luyện trình bày ý kiến của mình trong nhóm, nhận xét và góp ý cho nhau trong tư cách người nói và người nghe.

Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Những câu chuyện hài

Đọc mở rộng trang 43 Tập 1

Bài 6: Chân dung cuộc sống

Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Đọc mở rộng trang 19 Tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá