Toptailieu.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên. Mời các bạn đón xem:
15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên
Câu 1. Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp
A. nhiệt đới.
B. xích đạo.
C. cận nhiệt.
D. ôn đới.
Đáp án đúng là: A
Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.
Câu 2. Cây công nghiệp lâu năm nào sau đây phát triển mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Cao su.
B. Điều.
C. Cà phê.
D. Chè.
Đáp án đúng là: D
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh có diện tích cây chè lớn nhất ở nước ta, tiếp đến là vùng Tây Nguyên.
Câu 3. Ở nước ta hiện nay, vùng nào chuyên canh cây lúa?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ.
Đáp án đúng là: C
Ở nước ta, cây lúa được trồng chủ yếu ở các vùng đồng bằng, các cánh đồng giữa núi và ven biển. Đặc biệt, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng chuyên canh cây lúa lớn nhất nước ta.
Câu 4. Cây ăn quả nào sau đây phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc?
A. Đào, sầu riêng.
B. Chôm chôm, lúa.
C. Xoài, mac-ca.
D. Lê, mận, hồng.
Đáp án đúng là: D
Miền khí hậu phía Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh và các vùng núi cao mát mẻ quanh năm thuận lợi phát triển các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới. Một số loại cây ăn quả cận nhiệt đới như lê, mận, hồng, đào,…
Câu 5. Cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới phổ biến ở
A. ven biển.
B. vùng núi.
C. trung du.
D. đồng bằng.
Đáp án đúng là: B
Ở vùng núi nước ta có nền nhiệt thấp, khí hậu lạnh nên thích hợp phát triển các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như chè, rau ưa lạnh (su su, su hào, bắp cải, súp lơ, cà rốt...), cây ăn quả cận nhiệt đới (lê, mận, hồng,...),…
Câu 6. Khí hậu không có tác động trực tiếp đến sự hình thành
A. loại hình du lịch.
B. các điểm du lịch.
C. mùa vụ du lịch.
D. cơ cấu du khách.
Đáp án đúng là: D
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch,...
Câu 7. Điểm du lịch Sa Pa thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Điện Biên.
B. Lào Cai.
C. Lai Châu.
D. Hà Giang.
Đáp án đúng là: B
Sa Pa (Lào Cai) nằm ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển, trên sườn đông của dây Hoàng Liên Sơn - thuộc vùng núi cao Tây Bắc. Tài nguyên khí hậu Sa Pa ôn hoà, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 15,3°C, số giờ nắng > 1400 giờ/năm. Mùa hè mát mẻ, mùa đông có nhiều ngày rét đậm, có thể có tuyết rơi.
Câu 8. Điểm du lịch Tam Đảo thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Hải Dương.
B. Phú Thọ.
C. Bắc Giang.
D. Vĩnh Phúc.
Đáp án đúng là: D
Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nằm ở độ cao khoảng 1000m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Tam Đảo. Tài nguyên khí hậu: khí hậu Tam Đảo trong lành, mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm 18,2°C, số giờ nắng > 1200 giờ/năm. Mùa hạ là mùa du lịch đẹp nhất trong năm, thời tiết thay đổi có thể đem lại cảm giác đủ 4 mùa trong ngày.
Câu 9. Điểm du lịch Đà Lạt thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Lâm Đồng.
B. Khánh Hòa.
C. Đắk Lắk.
D. Kon Tum.
Đáp án đúng là: A
Đà Lạt (Lâm Đồng) nằm ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Lâm Viên. Tài nguyên khí hậu: khí hậu Đà Lạt ôn hoà, dịu mát quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 18°C, số giờ nắng > 2100 giờ/năm.
Câu 10. Các hoạt động du lịch biển ở phía Nam diễn ra quanh năm do
A. miền Nam chỉ có du lịch biển.
B. nền nhiệt độ cao quanh năm.
C. có nhiều loại hình du lịch mới.
D. khí hậu ở miền Nam mát mẻ.
Đáp án đúng là: B
Ở các tỉnh phía Nam có nền nhiệt độ cao quanh năm, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên các hoạt động du lịch biển (tắm biển, tham quan đảo,…) được diễn ra quanh năm.
Câu 11. Điểm du lịch biển nào sau đây nằm ở phía Bắc nước ta?
A. Cửa Lò.
B. Nha Trang.
C. Mũi Né.
D. Vũng Tàu.
Đáp án đúng là: A
Một số điểm du lịch biển ở miền Bắc như Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,…; một số điểm du lịch biển ở miền Nam là Nha Trang, Phú Quốc, Mũi Né, Vũng Tàu,…
Câu 12. Ở nước ta, mùa nào các hoạt động du lịch diễn ra nhộn nhịp và quan trọng nhất?
A. Mùa xuân.
B. Mùa đông.
C. Mùa hè.
D. Mùa thu.
Đáp án đúng là: C
Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất ở nước ta và có thể phát triển du lịch ở nhiều địa phương. Ngoài ra, từng miền khí hậu có sự phân hoá cũng tạo nên nét đặc trưng riêng ở từng địa phương.
Câu 13. Điểm du lịch biển nào sau đây nằm ở phía Nam nước ta?
A. Cửa Lò.
B. Sầm Sơn.
C. Mũi Né.
D. Lăng Cô.
Đáp án đúng là: C
Một số điểm du lịch biển ở miền Bắc như Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,…; một số điểm du lịch biển ở miền Nam là Nha Trang, Phú Quốc, Mũi Né, Vũng Tàu,…
Câu 14. Nước ở các lưu vực sông không được sử dụng để
A. phát triển thủy điện.
B. cung cấp nước sinh hoạt.
C. phát triển du lịch.
D. nuôi trồng hải sản.
Đáp án đúng là: D
Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông: Cung cấp nước sinh hoạt; Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp; Phát triển thuỷ điện; Phát triển giao thông đường thuỷ; Nuôi trồng thuỷ sản (Hải sản sống chủ yếu ở nước mặn, sông là nước ngọt nên rất khó phát triển hải sản); Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; Phát triển du lịch.
Câu 15. Ở một số lưu vực sông của nước ta đang gặp tình trạng nào sau đây?
A. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
B. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước.
C. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãnh phí.
D. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.
Đáp án đúng là: B
Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên ở nước ta, nguồn nước của một số lưu vực sông chưa được sử dụng hiệu quả cho nhiều mục đích dẫn đến lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.
Phần 2. Lý thuyết Địa lí 8 Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên
I. Vai trò của khí hậu
* Thuận lợi
- Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.
- Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, do đó, hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 - 3 vụ/năm) với nhiều hình thức canh tác như: xen canh, luân canh, gối vụ,...
- Khí hậu có sự phân hoá đã:
+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới;
+ Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,...
* Khó khăn:
- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
2. Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch
- Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…
+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…
+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.
* Khó khăn: Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.
II. Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông
- Tài nguyên nước ở các lưu vực sông có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, như:
+ Cung cấp nước sinh hoạt.
+ Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
+ Phát triển các ngành kinh tế, như: thủy điện, giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản và du lịch,…
=> Do đó, việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông để đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng dân cư là rất quan trọng.
- Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông có tầm quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người và phát triển bền vững kinh tế:
+ Đảm bảo sử dụng hợp lí nguồn nước, tránh gây ô nhiễm môi trường nước;
+ Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế;
+ Gắn kết, hợp tác giữa các địa phương trong lưu vực về việc sử dụng nguồn tài nguyên nước.
Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Địa lí 8 (Chân trời sáng tạo) hay, có đáp án chi tiết:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.