Đọc trước truyện Một người Hà Nội, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Khải và bối cảnh diễn ra các sự kiện trong truyện

238

Với Soạn bài Một người Hà Nội Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Đọc trước truyện Một người Hà Nội, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Khải và bối cảnh diễn ra các sự kiện trong truyện

Yêu cầu (trang 11 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)

- Đọc trước truyện Một người Hà Nội, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Khải và bối cảnh diễn ra các sự kiện trong truyện.

- Suy nghĩ về vai trò của mỗi cá nhân trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

- Tìm thêm về tính cách người Hà Nội qua báo chí, thơ văn....

Trả lời:

- Tác giả Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ra tại Hà Nội.

+ Trong kháng chiến chống Pháp ông gia nhập quân đội.

+ Năm 1950 ông bắt đầu viết văn.

- Hoàn cảnh ra đời: 19 – 1 – 1990, khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thồng cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

- Vai trò của mỗi cá nhân trong giữ gìn văn hóa dân tộc

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

- Tính cách của người Hà Nội

 + Thanh lịch, nho nhã: Nội dung bài viết không đi về tâm lý, tính cách của mỗi con người. Nó chỉ phân tích những đặc trưng cơ bản của người Hà Nội. Chắc hẳn bạn đã nghe qua câu nói: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Người Tràng An ở đây ám chỉ người Hà Nội.

+ Không màu mè, phô trương, người Hà Nội chọn cho mình lối sống giản đơn, bình dị. Họ từ tốn, chậm rãi trong giao tiếp và hành xử. Không hấp tấp, vội vàng khi quyết định mọi thứ.

+ Không quá lời khi nói: người Hà Nội ứng xử văn minh, nho nhã. Họ thể hiện tính thanh lịch trong lời ăn tiếng nói. Nhiều người cho rằng: liệu xã hội có đề cao thái tính cách người Hà Nội. Không đâu, đấy hoàn toàn là sự thật.

+ Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn: Phải trải nghiệm nhiều năm ở Hà Nội, bạn mới thấu hiểu tính cách người Hà Nội. Những gia đình lâu đời ở Hà nội (từ 5 thế hệ trở lên), họ có nếp sống điển hình. Từ sinh hoạt gia đình, cư xử giữa các thành viên, cho đến nuôi dạy con cái. Cuộc sống người Hà Nội có phần bình an và chân thành. Họ không thích ganh đua, hay đấu tranh thiệt hơn. Dễ dàng cho qua những mâu thuẫn vụn vặt. Biết cách chấp nhận cuộc sống, mà không tìm cách luồn cúi.

+ Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm. Giải quyết công việc có tình có lý. Họ không có thói quen đố kỵ, hay chèn ép người khác. Đây chính là yếu tố làm nên tính cách thanh lịch cho người Hà Nội. Người Hà Nội không quyết liệt trong công việc. Họ không cố đạt được chức tước, quyền lợi bằng mọi cách.

+ Khiêm tốn, khoan nhượng: Người Hà Nội không phô trương, hào nhoáng. Họ vẫn giữ nếp sống khiêm tốn, khoan nhường. Không thể hiện thái quá năng lực, hay trình độ bản thân. Lúc nào ở người Hà Nội cũng toát lên vẻ chậm rãi, nhẹ nhàng. Trong mọi hoạt động, họ cho mình cách hành xử đơn giản nhất. Không làm lớn chuyện, nếu thấy không cần thiết.

Đánh giá

0

0 đánh giá